Thực hành kỹ năng sống
Bài 10: KHI EM CÓ LỖI (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết chủ động nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi.
- Hình thành thói quen chủ động nhận lỗi khi mắc lỗi.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: SGV thực hành kỹ năng sống.
- HS: SGK thực hành kỹ năng sống.
III/ Tiến trình dạy:
I/ Ổn định
II/ Kiểm tra bài cũ: “Giúp em tự tin”
- Em hãy nêu những cách giúp em thêm tự tin.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
III/ Bài mới:
a) Khám phá:
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ mắc lỗi chưa?
+ Em đã làm gì khi mắc lỗi?
- Khi mắc lỗi, chúng ta cần mạnh dạn nhận và sửa lỗi, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách nhận và sửa lỗi. Đó là bài: Khi em có lỗi (tiết 1)
Thực hành kỹ năng sống Bài 10: KHI EM CÓ LỖI (Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết chủ động nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi. - Hình thành thói quen chủ động nhận lỗi khi mắc lỗi. II/ Phương tiện dạy học: - GV: SGV thực hành kỹ năng sống. - HS: SGK thực hành kỹ năng sống. III/ Tiến trình dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I/ Ổn định II/ Kiểm tra bài cũ: “Giúp em tự tin” - Em hãy nêu những cách giúp em thêm tự tin. - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét III/ Bài mới: a) Khám phá: - GV nêu câu hỏi? + Em đã bao giờ mắc lỗi chưa? + Em đã làm gì khi mắc lỗi? - Khi mắc lỗi, chúng ta cần mạnh dạn nhận và sửa lỗi, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách nhận và sửa lỗi. Đó là bài: Khi em có lỗi (tiết 1) b) Kết nối: *Hoạt động 1: Nhóm đôi Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc nhận lỗi. - GV cho HS đọc truyện: Bạn Hùng dũng cảm GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 1) Vì sao Hùng không dám nhận lỗi 2) Theo em cô giáo có tha lỗi cho Hùng không? Vì sao? - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét và kết luận: Người dũng cảm là người dám nhận lỗi khi làm sai. *Hoạt động 2: Nêu miệng Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi đúng/sai sau khi mắc lỗi. - GV cho HS đọc đề: - GV cho HS quan sát ảnh - GV cho HS trình bày: - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét và kết luận: Những việc các em nên làm sau khi mắc lỗi: + Xin lỗi + Rút kinh nghiệm để không mắc phải + Nhận và sửa lỗi c/ Thực hành: *Hoạt động 3: Cá nhân Mục tiêu: HS biết cách ứng xử hợp lý khi mắc lỗi. - GV cho HS đọc đề: - GV hỏi: + Em làm bạn bị ngã + Em đi chơi về muộn + Em bị điểm kém + Em làm mất đồ của bạn. + Em chưa học bài - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét và kết luận: Các em đã biết cách ứng xử khi mắc lỗi. Các em cần duy trì và phát huy. *Hoạt động 4: Cá nhân Mục tiêu: HS kể lại được hành vi sau khi mắc lỗi. - GV cho HS đọc đề: - GV cho HS làm - GV nhận xét và kết luận: Các em đã biết cách ứng xử tốt khi mắc lỗi. d/ Vận dụng: 4. Củng cố: - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Em hãy nêu những việc các em nên làm sau khi mắc lỗi. 5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Khi em có lỗi (Tiết 2) - HS hát. - Những cách giúp em thêm tự tin là: { Biết được điểm mạnh của bản thân { Dùng ngôn từ tích cực: em làm được, em tin chắc, { Quyết tâm làm những việc mà em thấy khó khăn { Tham gia hoạt động tập thể. { Mạnh dạn trình bày quan điểm riêng. { Có mục tiêu học tập rõ ràng - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS trả lời câu hỏi. + Dạ rồi. + Em xin lỗi, sửa lỗi - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài: Khi em có lỗi (tiết 1) - HS đọc truyện: Bạn Hùng dũng cảm HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời: 1) Vì Hùng sợ hãi, sợ bị cô khiển trách. 2) Cô sẽ tha lỗi vì Hùng đã biết nhận lỗi của mình. - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc: Em hãy vẽ J vào những hành vi đúng và L vào những hành vi sai khi mắc lỗi. - HS quan sát ảnh - HS trình bày: Hình 1: L Hình 2: L Hình 3: J Hình 4: J Hình 5: J Hình 6: L - HS nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS đọc đề: Em sẽ nói và làm gì trong các trường hợp sau: - HS trả lời: + Em sẽ đỡ bạn dậy và xin lỗi + Em xin lỗi và hứa sẽ không đi về trễ nữa + Em sẽ xin lỗi ba, mẹ, thầy, cô và hứa sẽ cố gắng học tập. + Em sẽ xin lỗi và mua đồ đền cho bạn. + Em sẽ học bài và hứa lần sau sẽ học bài - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc đề: Em hãy kể về lần mắc lỗi với bố mẹ gần đây nhất và hành động của em sau khi mắc lỗi. - HS làm - HS nhận xét - HS lắng nghe - Hôm nay, chúng ta học bài: Khi em có lỗi. - Những việc các em nên làm sau khi mắc lỗi: + Xin lỗi + Rút kinh nghiệm để không mắc phải + Nhận và sửa lỗi - HS lắng nghe An Tây, ngày tháng năm GV soạn giảng An Tây, ngày tháng năm Khối trưởng Trịnh Thị Hoàng Loan
Tài liệu đính kèm: