Giáo án Tin Học 10 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học ở chương I.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để viết thuật toán cho một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ SĐK của bài toán ở phiếu học tập số 3.

2. Học sinh: Vớ bài tập.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở.

IV. Tiến trình bài học:

1. Ổn định lớp: (1')

2. Bài mới: (44')

Hoạt động 1: Phát phiếu học tập số 3. Kiểm tra, đánh giá phần lý thuyết.

 

doc 32 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin Học 10 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động 3: Dặn dò: (1')
Xem trước bài 12
Nhận xét – rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
-------------------------------------?&@-------------------------------------
Ngày soạn: 15/11/2010
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết 25
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành
2. Kĩ năng:
- Biết thao tác nạp hệ điều hành.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh: SGK, vở
III. Phương pháp giảng dạy: hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết giảng.
IV. Tiến trình bài học:
1. ổn định lớp (1')
2. Kiểm tra bài cũ (8')
Câu 1: Nêu khái niệm và đặc trưng của hệ thống quản lý tệp
Câu 2. Cho cây thư mục như sau. Hãy viết đường dẫn tới các tệp.
C:\
Nhạc
Phim
HCCC.avi
HCCC.avi
Tinhco.avi
Nhạc ngoai
Uoc gi.mp3
Fullhouse.mp3
Forever.mp3
Hoạt động 1: Dẫn dắt vấn đề: (1')
ở các tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm hệ điều hành, chức năng và các thành phần của hệ điều hành. Nhưng để làm việc với hệ điều hành, chúng ta phải làm như thế nào, Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
21'
6'
6'
6'
- Phải có đĩa khởi động.
- Lắng nghe, hiểu bài
- Bật nút nguồn
- Khi máy đang ở trạng thái tắt.
- Nút power.
- Nạp vào bộ nhớ trong
- HS trả lời
- khi máy bị treo
- HS trả lời
- Nghĩa là hệ thống vẫn nhận được tín hiệu từ bàn phím
- HS suy nghĩ và trả lời
Muốn giao tiếp với hệ điều hành, trước hết chung ta phải nạp hệ điều hành cho máy tính. Vậy nap hệ điều hành như thế nào, chúng ta qua phần 1. Nap hệ điều hành 
- Để nạp hệ điều hành, trước hết phải có gì?
- Đúng vậy, để nap hệ điều hành cần phải có đĩa khởi động, nó chứa các chương trình phục vụ cho việc nạp hệ điều hành. Đĩa khới động có thể là đĩa cứng C, đĩa CD hoặc đĩa mềm A. Thông thường đĩa khởi động là đĩa cứng C. 
- Việc khởi động hệ thống từ dĩa mềm hoặc đĩa CD thường chỉ áp dụng trong trường hợp khi đĩa cứng có sự cố kĩ thuật hay khi cần nạp hệ điều hành khác với hệ điều hành đang cài đặt trong ổ đĩa cứng.
- Để nạp hệ điều hành từ dĩa CD hoặc đĩa mềm A thì phải cho các đĩa đó vào ổ đĩa tương ứng.
- Sau khi có đĩa khởi động, tuỳ theo tình hình và yêu cầu cụ thể, thực hiện một trong các thao tác sau
- Khi bắt đầu làm việc với máy tính, thao tác đầu tiên ta cần phải làm gì?
- Bật nguồn trong trường hợp nào?
- Nút nguồn là nút gì trên CPU?
Khi thực hiện một trong các thao tác đó xong, hệ thống sẽ dò tìm chương trình khởi động trên ổ đĩa theo thứ tự mà người dùng cài đăt. Chẳng hạn nếu cài đặt thứ tự khởi động là đĩa cứng C, đĩa mềm A rồi đến đĩa CD thì. Khi đó hệ thống sẽ kiểm tra trong đĩa cứng có chứa chươngtrình khởi động hay không, nếu có thì nó khởi động ừ đĩa cứng, nếu không thì hệ thống sẽ tìm chương trình khởi động trên ổ đĩa mềm A. Nếu không có đĩa A hay trong đĩa không có chương trình khởi động thi hệ thống sẽ tìm tiếp trên đĩa CD. 
- Để làm việc với máy tính thì hệ điều hành phải được nạp vào đâu?
- Nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn khi nào?
- Phương pháp này còn gọi là phương pháp nạp nguội. Chỉ trong trường hợp cần thiết mới sử dụng phương pháp này, phải tắt nguồn rồi bật lại.
- Phương pháp này được thực hiện khi nào?
- Cách này được thực hiện trong trường hợp nào?
- Bàn phím chưa bị phong toả có nghĩa là gì?
- Khi đang thực hiện một chương trình nào đó mà bị treo máy, thì ta thực hiện phương pháp nào đầu tiển?
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
1. Nạp hệ điều hành.
- Có đĩa khởi động - đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành.
- Thực hiện một trong các thao tác:
 + Bật nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt)
 + Khi máy đang ở trạng thái hoạt động, có thể thực hiện một trong các thao tác sau:
Nhấn nút Reset
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
a. Nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn:
- Lúc bắt đầu làm việc, khi máy còn chưa bật.
- Máy bị treo trong khi làm việc, hệ thống không nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset.
b. Nạp hệ điều hành bằng cách nhấn nút Reset.
- trường hợp máy bị treo và có nút Reset.
c. Nạp hệ điều hành bắng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt +Delete.
- Khi hệ thống đang thực hiện một chương trình nào đó và bị lỗi, không thoát được nhưng bàn phím chưa bị phong toả.
Hoạt động 3: Củng cố: (3')
Gọi HS nhắc lai các cách nạp hệ điều hành và thực hiện trong trường hợp nào?
Hoạt động 4: Dặn dò: (1')
Phải thực hiện cách nạp hệ điều hành phù hợp với từng trường hợp để máy khỏi bị hư hỏng.
Nhận xét và rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------?&@-------------------------------------
Ngày soạn: 22/11/2010
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tt).
	Tiết 26
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Nắm được cách giao tiếp với hệ điều hành.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện dược một số thao tác cơ bản xử lý tệp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh: SGK.
III. Phương pháp giảng dạy: diễn giảng, hỏi đáp, nên vấn đề.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp (1').
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Trình bày các thao tác nạp hệ điều hành và cho biết trong những trường hợp nào thì áp dụng những cách đó?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Dẫn dắt vấn đề:
 ở tiết trước chúng ta đã biết cách nạp hệ điều hành. Sau khi nạp hệ điều hành, ta sẽ làm việc với nó. Vậy làm việc với hệ điều hành như thế nào, chúng ta qua phần 2. Cách làm việc với hệ điều hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
5'
12'
16
- Có 2 cách: dùng lệnh hoặc bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ.
- Hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
- Phải nhớ cụ thể câu lệnh.
- Chuột hoặc bàn phím
Hệ điều hành và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc. Khi đó hệ thống yêu cầu cung cấp thông tin, thông báo cho người sử dụng biết kết quả thực hiện chương trình hoặc các bước thực hiện các lỗi gặp khi thực hiện chương trình, hướng dẫn các thao tác cần hoặc nên thực hiện trong từng trường hợp cụ thể.
- Có những cách nào để người dùng đưa thông tin và yêu cầu vào cho hệ thống?
Với mỗi cách giao tiếp thì nó đều có ưu điểm riêng. Chúng ta sẽ đi xét rõ hơn từng cách.
Sử dụng cách này thường dùng khi làm việc với hệ điều hành MS- DOS. 
Ví dụ muốn tạo thu mục BAITAP trong thư mục HOCTAP trong ổ đĩa A thì ta gõ lệnh:
MD A:\ HOCTAP\ BAITAP 
Khi gõ xong câu lệnh và nhấn phím Enter thì hệ thống sẽ lập tức thực hiện câu lệnh đó và lúc đó trong thư mục HOCTAP có chứa thư mục BAITAP.
Như vậy ưu điểm của cách này là gì?
Theo em, cách này có nhược điểm gì không?
Để thực hiện được cách này, ta phải nhớ cụ thể các câu lệnh, ví dụ như lệnh tạo thư mục là MD, xoá thư mục là RD, xoá tệp là DEL hơn nữa chúng ta phải tốn thời gian để gõ câu lệnh đó vào máy tính.Thêm vào đó chúng ta phải gõ cho đúng câu lệnh.
- Khi sử dụng cách này, hệ thống sẽ cho người dùng biết những công việc gì có thể làm và những tham số nào có thể được đưa vào và người sử dụng chỉ cần chọn công việc hoặc tham số thích hợp.
- Giao tiếp với hệ điều hành bằng cách này thì thao tác bằng gì?
- Cửa sổ có thể là dạng văn bản (gồm các nút lệnh, hộp nhập văn bản, nút quản lý danh sách chọn, nút chọn) hoặc dưới dạng các biểu tượng đặc trưng cho công việc hoặc kết hợp văn bản và dòng chú thích.
- Phần lớn hệ điều hành hiện nay đều sử dụng cách này làm cơ sở giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. Có thể dùng chuột hoặc bàn phím để thao tác nhưng phổ biến hơn cả là chuột vì chuột dễ dàng di chuyển nhanh con trỏ tới mục hoặc biểu tượng cần chọn.
Sử dụng chuột có thể bằng chuột trái hoặc chuột phải. Nhưng khi sử dụng chuột thì kích chuột phải dứt khoát. Ví dụ như muốn mở một thư mục nào đó, nếu nháy đúp chuột vào tên thư mục để mở, nếu nháy không dứt khoát thì hệ thống sẽ hiểu là nháy chuột hai lần rời nhau và có nghĩa là người dùng định đổi tên thư mục.
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tt)
2. Cách làm việc với hệ điều hành.
- Có 2 cách để người dùng đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống:
 + Cách 1: Sử dụng các lệnh (Command)
 + Cách 2: Sử dụng bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ.
* Sử dụng các lệnh:
 - Ưu điểm: làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
 - Nhược điểm: phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.
* Sử dụng bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ.
 - Hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc những tham số có thể đưa vào, người dùngchỉ cần chọn công việc hoặc tham số thích hợp.
- Cửa sổ có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp văn bản và biểu tượng.
Hoạt động 3: Củng cố: ( 4')
	Hệ thống lại bài học và đưa ra một số ví dụ để thấy rõ ưu, nhược điểm của mỗi cách.
Hoạt động 4: Dặn dò: (1')
Xem trước phần còn lại của bài để tiết sau học.
Nhận xét – rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
-------------------------------------?&@-------------------------------------
Ngày soạn: 23/11/2010
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tt).
	Tiết 27.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách ra khỏi hệ thống.
2. Kĩ năng:
- Biết được thao tác ra khỏi hệ thống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh: SGK.
III. Phương pháp giảng dạy: nêu vấn đề, hỏi đáp, diễn giảng.
IV. Nội dung bài học:
1. Ổn định lớp: (1').
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hãy nêu cách làm việc hệ điều hành MS- DOS và Windows?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Dẫn dắt vấn đề: (1')
ở các tiết trước, chúng ta đã biết cách nạp và làm việc với hệ điều hành. Sau khi làm việc xong, chúng ta muốn ra khỏi hệ thống thi phải làm như thế nào, chúng ta qua phần cuối cùng của bài học: Ra khỏi hệ thống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
2'
10'
10'
10'
Chú ý nghe giảng
- HS trả lời.
- Vào Start chon Shut Down hoặc Turn Off computer, khi đó chọn Shut down hoặc Turn off.
- Nằm trên thanh công việc, góc dưới bên trái màn hình.
- Phải lưu tất cả các chương trình lại.
- Để khỏi mất dữ liệu.
- Ta phải nạp lại hệ điều hành bằng cách bật nguồn.
- Vào Start\ Turn off computer\ stand by.
- Khua chuột hoặc nhấn phím bất kỳ.
- Vào Start chọn Turn off computer, nhấn phím Shift và kích chuột vào Stand by.
- Bật lại nguồn.
- Khi khởi động lại, các chương trình chúng ta đang mở được thiết lập lại mà ta không cần phải mở lại.
- còn có Restart.
-Nạp lại hệ điều hành.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện đúng.
Sau khi kết thúc phiên làm việc, người dùng phải xác định mục đích ra khỏi hệ thống, sau đó phải xác lập chế độ đó tương ứng với từng mục đích. Việc xác lập chế độ ra khỏi hệ thống rất quan trọng để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho phiên làm việc tiếp theo được thuận tiện.
- Có mấy chế độ chính ra khỏi hệ thống và đó là những chế độ nào?
- Cách tắt máy được thực hiện như thế nào?
- bảng Start nằm ở đâu?
- Khi tắt máy, trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Vì sao phải lưu các chương trình lại?
Khi chọn chế độ này, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và tự động tắt nguồn. Đây là cách tắt máy an toàn.
- Khi tắt máy, muốn sử dụng lại thì làm như thế nào?
- Muốn ra khỏi hệ thống bằng chế độ này thì làm như thế nào?
- Thường chọn chế độ này khi muốn nghỉ một thời gian, sau đó làm việc lại. Khi chọn chế độ này, phải lưu các chương trình lại, nếu không lưu lại, giả sử có xảy ra sự cố mất điện thì các dữ liệu sẽ bị mất đi, ví các dữ liệu đó được lưu trong RAM.
- Khi chọn chế độ này, muốn làm việc lại với HĐH thì ta làm như thế nào?
- Ra khỏi hệ thống khi dùng chế độ này thì làm như thao tác như thế nào?
- Khi muốn làm việc lại với hệ thống thì ta làm như thế nào?
- Như vậy cũng như chế độ Shut down, muốn làm lại với hệ điều hành thì ta phải bật lại nguồn, nhưng khi sử dụng chế độ này có gì khác so với chọn chế độ Shut down?
- Ngoài 3 chế độ stand by, hibernate, shut down, hệ thống còn có chế độ nào nữa?
- Chức năng của nó là gì?
- Khi ra khỏi hệ thống, phải chờ máy tự tắt xong mới được rút nguồn điện.
§12. GIAO TIẾP VỚI 
HỆ ĐIỀU HÀNH (tt).
3. Ra khỏi hệ thống:
- 3 chế độ chính ra khỏi hệ thống:
a. Tắt máy: ( Shut down/ Turn off).
b. Tạm ngừng ( Stand by):
c. Ngủ đông ( Hibernate):
Hoạt động 3: Củng cố: (3')
- Hướng dẫn các thao tác để ra khỏi hệ thống.
- Gọi HS nêu chức năng của từng thao tác
Hoạt động 4: Dặn dò: (2')
- Nhắc HS phải thực hiện đúng các thao tác khi ra khỏi hệ thống.
- Làm các bài tập trong SGK.
- Tiết sau kiểm tra 15'
Nhận xét – rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
-------------------------------------?&@-------------------------------------
Ngày soạn: 25/11/2010
BÀI TẬP
	Tiết 28
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học:
- Khái niệm và chức năng của HĐH.
- Các khái niệm tệp, thư mục và cách đặt tên. Cách quản lý tệp.
2. Kỹ năng: 
- Đặt được đúng tên tệp, thư mục, chỉ ra được đường dẫn đến tệp, thư mục.
- Thực hiện được một số thao tác khi làm việc với HĐH.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, sách bài tập và sơ đồ cây thư mục.
2. Học sinh: SGK, vở bài tập.
III. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, kiểm tra.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: (1')
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm các bài tập 
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
4'
3'
5'
8'
8'
- HS lên bảng trả lời.
- Đứng tại chỗ trả lời.
- HS trả lời
- Nhận xét
- Không, vì 2 tệp cùng tên không lưu được trong cùng một thư mục
- Vì tên tệp không phân biệt chữ hoa, chữ thường
- HS tự ghi vào vở.
- Tên têp hợp lệ là tên tệp ở câu a, c, d, f, còn các tên tệp ở câu b, e sai vì có chứa kí hiệu /, *
- Nhìn vào cây thư mục
- HS1 trả lời
- HS 2 trả lời
- HS lên bảng
- Gọi HS nêu qui tắc đặt tên tệp trong windows. Nêu 3 tên tệp đúng, 3 tên tệp sai trong windows?
- Gọi HS khác nhận xét?
- GV nhận xét lại và sửa chữa nếu có sai sót
- Yêu cầu HS nêu qui tắc đặt tên tệp trong MS- DOS và cho ví dụ 3 tên tệp đúng, 3 tên tệp sai
- Gọi HS khác nhận xét.
- Có thể lưu 2 tệp Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Vì sao?
- Vì sao 2 tệp này cùng tên?
- Tổng quát lại câu trả lời của HS. 
- Trong các tên tệp trong SGK, tên tệp nào không hợp lệ trong hệ điều hành windows?
- Yêu cầu HS nhìn vào cây thư mục trong SGK và chỉ ra đường dẫn tới tệp happybirthday.mp3 và EmHocToan.zip
- GV hướng dẫn cách tổ chức cây thư mục: Cấu trúc hình cây của các thư mục được hiển thị trên cửa sổ gồm 2 phần: bên trái là cấu trúc tổng thể của các thư mục trên đĩa, bên phải là các thông tin chi tiết về các thành phần trong thư mụcđược chọn ở bên trái. Do đó happybirthday.mp3 nằm ở ngăn bên phải khi thư mục luu được chọn, do đó happybirthday.mp3 là con của thư mục luu.
- Yêu cầu HS đọc đề trong SBT
- Gọi 1HS lên bảng làm
- Các HS còn lại tự làm vào vở
- Nhận xét, cho điểm.
Câu 3: (trang 71)
Câu 4: 
Câu 6:
Tên tệp hợp lệ là
X.Pas.P HUT.TXT-BMP
A.A-C.D H T H.DOC
Câu 7: 
C:\ Downloads\ EmHocToan.zip
C:\ Downloads\ luu\ happybirthday.mp3
Bài 2.20 SBT:
Hoạt động 2: Kiểm tra 15 phút.
Hoạt động 3: Dặn dò (1')
Đọc kĩ nội dung của bài thực hành để tiết sau thực hành
Nhận xét – rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------?&@-------------------------------------
Ngày soạn: 27/11/2010
Bài tập và thực hành 3:
LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
	Tiết 29
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Biết được các thao tác nạp hệ điều hành.
- Phân biệt được các chế độ ra khỏi hệ thống.
- Biết các thao tác cần thiết khi làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được thao tác nạp hệ điều hành.
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím.
- Thực hiện được cách ra khỏi hệ thống chính xác.
3. Thái độ: Làm việc ch ính xác, có khoa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy vi tính.
2. Học sinh: SGK.
III. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: (2')
Cho HS vào phòng máy, phân công vị trí chỗ ngồi.
2. Bài mới: (43')
Hoạt động 1: Vào/ra hệ thống.
Thời gian
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
5'
5'
- Tự thao tác với máy của mình 
- Thực hiện theo và ghi các thao tác đó vào vở.
- Làm theo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Để làm việc được với hệ thống, đầu tiên ta phải biết cách vào, ra hệ thống.
GV thực hiện cho HS thấy (không nhất thiết phải đặt password).
- Hướng dẫn HS thao tác với từng chế độ. 
- Nhắc lại: Muốn chọn chế độ Hibernate thì nhấn phím Shift và kích chuột vào Stand by.
THỰC HÀNH
1. Vào/ra hệ thống:
a1. Đăng nhập hệ thống:
a2. Ra khỏi hệ thống:
Hoạt động 2. Thao tác với chuột, bàn phím, cổng USB.
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi bảng
15'
10'
10'
- Chọn chương trình đó và nhấn phím Enter.
- Lắng nghe và theo dõi trên bàn phím của mình.
- Đĩa mềm, đĩa cưng, đĩa CD
- Kích hoạt My Computer rồi kích hoạt ổ đia cần xem.
- Lắng nghe, làm theo.
Trên màn hình xuất hiện các biểu tượng như My Computer, My DocumentYêu cầu HS thực hiên các thao tác với chuột như nháy chuột vào My Computer, nháy đúp chuột để mở My Computer hoặc nháy chuột phải rồi chọn Open. Chuyển My Computer từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách dùng chuột kéo nó đến vị trí cần đặt và thả chuột.
Để mở một chương trình, thay vì nháy đúp lên chương trình đó, nếu dùng bàn phím ta phải làm như thế nào?
- Giới thiệu một số nhóm phím chính: phím kí tự/số, phím chức năng, phím điều khiển, phím xoá, phim di chuyển.
- Chú ý: Kết hợp cả bàn phím và chuột để nâng cao hiệu quả công việc.
- Các ổ đĩa trên máy thường là ổ đĩa nào?
- Để xem nội dung các ổ đĩa đó, ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát vị trí ổ đĩa mềm, đĩa CD, cổng USB trên CPU.
- Hướng dẫn cách tắt các thiết bị trước khi lấy các thiết bị đó ra khỏi máy.
2. Thao tác với chuột:
3. Bàn phím:
4. Ổ đĩa và cổng USB.
Hoạt động 3: Củng cố (2').
Yêu cầu HS ra khỏi hệ thống bằng cách tắt máy
Nhận xét – rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 sua.doc