Giáo án Tin học 3 - Thông tin xung quanh ta

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

 - Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản và lấy được ví dụ cho từng loại.

 - Nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh ảnh, báo chí, hình vẽ, băng ghi hình, ghi tiếng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Thông tin xung quanh ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
 Thứ tư, ngày 10 tháng 09 năm 2014
Tin học
 THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
 - Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản và lấy được ví dụ cho từng loại.
 - Nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh, báo chí, hình vẽ, băng ghi hình, ghi tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên thực hiện cách bật máy tính?
- Trình bày tư thế ngồi đúng?
- HS lên thực hiện cách tắt máy tính?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 - Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau, 3 dạng thường gặp là văn bản, âm thành và hình ảnh.
b. Dạy bài mới:
- Hỏi học sinh “Thông tin là gì?”
 - Gợi ý: 
 + Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bè....thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác.
 + Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo đã truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi... có nghĩa là em đã tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú
Hoạt động 1: Thông tin dạng văn bản: 
- Đưa một số mẫu văn bản: Thời khóa biểu lớp 3, bảng nội quy ở lớp học, trang sách.
- GV: Các em biết được những thông tin gì qua các tài liệu trên?
- GV: Tờ giấy ghi thời khóa biểu, bảng thông báo ở lớp học và trang sách ghi thông tin ở dạng văn bản.
- Vì sao trong các tàu liệu trên người ta sử dụng nhiều cỡ chữ, màu sắc của chữ và kiểu chữ khác nhau?
- Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông tin ở dạng văn bản
- GV chốt lại ý.
Hoạt động 2: Thông tin dạng âm thanh:
- Yêu cầu HS xem Hình 12. 
- Tiếng trống trường cho biết điều gì?
- Tiếng em bé khóc cho biết gì ? 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi lấy ví dụ.
* GV chốt lại ý: Khi nghe một âm thanh, ta nhận biết được điều gì đó, thì đó là thông tin dạng âm thanh. 
Hoạt động 3: Thông tin dạng hình ảnh.
- GV đưa ra vài bức tranh về bãi biển, cảnh về đường phố. 
- Bức tranh cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS xem hình 13, 14, 15, 16. Thảo luận nhóm đôi và cho biết biển báo nói về điều gì ?
-Các hình ảnh cung cấp cho chúng ta một điều gì đó, gọi là thông tin dạng hình ảnh.
- Yêu cầu học sinh cho một vài ví dụ.
- GV nhận xét.
- GV chốt lại ý.
* GV: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được ba dạng thông tin trên.
4. Củng cố:
- Nêu lại 3 dạng thông tin trong bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 4, 5, 6 SGK/15 vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Bàn phím máy tính – Chuột máy tính.
- 1 HS thực hiện.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- 1 HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS: để gây sự chú ý, thích thú cho người đọc, bảng thông báo có chữ to để mọi người ở xa có thể đọc được.
 - HS lấy ví dụ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nêu ví dụ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe, nhận xét.
- Thuyền, biển, cây cối, xe cộ, người qua lại...
- HS trả lời, cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docThong_tin_xung_quanh_ta.doc