Giáo án Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

1. Viết chương trình Pascal tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài = 4 cm, chiều rộng =3cm.

 Begin

 Write('Dien tich hinh chu nhat la: ', 4*3);

 readln;

 end.

2. Hãy trình bày các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal và kí hiệu của chúng.

3. Em hãy nêu khái niệm từ khóa và tên. Nêu quy tắc đặt tên trong chương trình.

Dẫn dắt vào bài:

Ta có thể viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím chiều dài và chiều rộng tương ứng sau đó tính toán diện tích của hcn cho hiển thị kết quả ra màn hình được hay không?

-> Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. Các em chú ý theo dõi bài.

mục tiêu của việc sử dụng biến không phải là tránh hoặc giảm đơn giản công việc chỉnh sửa chương trình mà mục tiêu hàng đầu là lưu trữ các giá trị trung gian (được nhập vào hay được tính toán) cho các hoạt động xử lí dữ liệu về sau và tên biến giúp chương trình nhận biết chính xác dữ liệu được lưu ở đâu trong bộ nhớ. Nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu không sử dụng biến. SGK đã trình bày rất rõ ý này.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiết 1)
Kiểm tra bài cũ:
Viết chương trình Pascal tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài = 4 cm, chiều rộng =3cm.
	Begin
	Write('Dien tich hinh chu nhat la: ', 4*3);
	readln;
	end.
Hãy trình bày các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal và kí hiệu của chúng.
Em hãy nêu khái niệm từ khóa và tên. Nêu quy tắc đặt tên trong chương trình.
Dẫn dắt vào bài:
Ta có thể viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím chiều dài và chiều rộng tương ứng sau đó tính toán diện tích của hcn cho hiển thị kết quả ra màn hình được hay không?
-> Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. Các em chú ý theo dõi bài.
mục tiêu của việc sử dụng biến không phải là tránh hoặc giảm đơn giản công việc chỉnh sửa chương trình mà mục tiêu hàng đầu là lưu trữ các giá trị trung gian (được nhập vào hay được tính toán) cho các hoạt động xử lí dữ liệu về sau và tên biến giúp chương trình nhận biết chính xác dữ liệu được lưu ở đâu trong bộ nhớ. Nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu không sử dụng biến. SGK đã trình bày rất rõ ý này.
HĐ GV
HĐ HS
ND ghi
- Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là gì?
- Thông tin lưu trữ trong bộ nhớ máy tính được gọi là gì?
- Hoạt động tính toán của máy tính đều được xử lý với các dữ liệu được lấy từ bộ nhớ của máy tính.
VD: Muốn cộng 2 số a và b, trước hết 2 số đó phải được nhập vào trong bộ nhớ máy tính, sau đó mới thực hiện phép cộng.
- Hãy viết lệnh nhập dữ liệu hai số a và b?
- Các số a,b là dữ liệu có kiểu gì?
- Vậy các số a và b được lưu vào vị trí nào trong bộ nhớ, và làm sao để chương trình biết được chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu ở vị trí nào.
-> Các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng, đó là biến nhớ (biến).
Các em liên hệ với khái niệm biến hay ẩn trong môn toán: biến có thể nhận giá trị bất kì.
- Biến dùng để làm gì?
- Vậy em cho biết biến trong ngôn ngữ Pascal là gì?
(Các em nhớ đặc điểm của biến là có thể thay đổi giá trị của biến tại bất kì vị trí nào trong chương trình để so sánh với đại lượng khác mà sau này chúng ta được học, gọi là hằng).
- Giá trị của biến là gì?
- VD: X=8, đâu là biến, giá trị của biến?
- Có thể thay đổi giá trị của biến = 25 được không, vì sao?
VD1(SGK):
? Sự khác nhau giữa hai câu lệnh:
Writeln(15+5);
Writeln(x +y);
VD2: (SGK)
Tính giá trị của biểu thức Y = , Z= 
- Em nêu cách tính 2 biểu thức trên.
- Ngoài ra, các em thấy tử số của 2 biểu thức trên như thế nào?
- Do đó, có thể tính giá trị tử số và lưu tạm thời trong một biến trung gian là X.
- Vậy ta được biểu thức tương đương như thế nào?
- X, Y, Z được gọi là gì?
- Qua 2 ví dụ đơn giản trên để các em hiểu là lưu trữ các giá trị trung gian (được nhập vào hay được tính toán) cho các hoạt động xử lí dữ liệu về sau. Nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu không sử dụng biến.
- Để sử dụng được biến trong chương trình thì các biến phải được khai báo ở đâu?
- Nghiên cứu SGK và cho cô biết, khai báo biến gồm những gì?
- Đưa ra cú pháp khai báo biến và giải thích ý nghĩa trong cú pháp.
- Lưu ý: Trong trường hợp có nhiều biến cùng kiểu dữ liệu thì các biến được phân cách nhau bởi dấu phẩy, các biến có kiểu dữ liệu khác nhau thì được phân cách nhau bởi dấu hai chấm.
- VD về cách khai báo biến trong Pascal (SGK)
Var m,n: integer;
 Chuvi, dientich: real;
 Thong_bao: string;
- Khai báo trên có bao nhiêu biến, mỗi biến có dữ liệu kiểu gì?
- GV: Lấy ví dụ khai báo biến, cho HS nhận xét đúng hay sai? Nếu sai, giải thích tại sao?
VD: var 3HS: real;
 Var dien tich: integer;
 Var begin: string;
 Var S: real;
 P, S: integer;
 - VD: Khai báo biến A,B có kiểu nguyên, biến C có kiểu xâu kí tự, biến R kiểu số thực sẽ được viết như thế nào?
- Quay trở lại với phần kiểm tra bài cũ, nếu chúng ta muốn nhập chiều dài và chiều rộng của hcn từ bàn phím thì chúng ta phải khai báo các biến là gì và làm như thế nào?
(GV có thể gọi HS lên bảng và sửa bài cho HS).
Và sau đó chúng ta thấy chúng ta có thể nhập giá trị bất kì của biến chiều dài, chiều rộng từ bàn phím.
- Xử lý thông tin.
- Là dữ liệu.
- writeln(‘nhap a=’); readln(a);
writeln(‘nhap b=’); readln(b);
- Kiểu dữ liệu số nguyên hoặc thực.
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu.
HS: TL như SGK.
- Là dữ liệu do biến lưu trữ.
- X: biến, 8: giá trị của biến.
- Được, vì giá trị của biến có thể thay đổi.
- lệnh Writeln(15+5); chương trình lấy trực tiếp hai giá trị 15 và 5 thực hiện phép cộng và in kết quả ra màn hình.
- lệnh Writeln(x +y); chương trình phải gọi giá trị biến x và giá trị biến y, thực hiện phép cộng rồi in kết quả ra màn hình.
- Hai biểu thức của hai biểu thức trên bằng nhau.
- X = 100+50
Y=X/3; Z=X/3.
- Biến nhớ (Biến).
- Khai báo trong phần khai báo chương trình.
- Gồm khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến.
HS: Ghi chép.
- m,n: các biến có kiểu nguyên
Chuvi, dientich: các biến có kiểu thực
Thong_bao: biến có dữ liệu kiểu xâu.
HS: TL, giải thích (nếu sai)
- var A,B: integer;
 C: string;
 R: real;
- var a, b: real;
 Dien_tich: real;
1. Biến là công cụ trong lập trình
- Biến là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu, có thể thay đổi giá trị của biến tại bất kì vị trí nào trong chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ: Giá trị của biến.
2. Khai báo biến.
- Cú pháp:
Var tên_biến: kiểu_dữ_liệu;
Trong đó:
+ var: từ khóa dùng để khai báo biến.
+ Tên_biến: Tuân theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal
+ Kiểu_dữ_liệu: Kiểu nguyên hoặc thực hoặc xâu kí tự. 
(như phần kiểm tra bài cũ).
* CỦNG CỐ
? Qua bài học hôm nay, các em cần nhớ được những kiến thức gì?
HS: Trả lời.
BT1: Đánh dấu X vào lựa chọn đúng hoặc sai.
Khai báo
Đúng
Sai
1. var end: string;
2. var A,B: integer;
 C: real;
3. var 5HS: integer;
4. var chieu dai: real;
5. m,n: integer;
6. var x:char;
BT2: Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dùng để viết chương trình để giải các bài toán dưới đây và cách khai báo các biến đó trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
(Với bài tập 2, GV có thể hỏi yêu cầu của bài toán là gì)
Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (với a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím).
Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b.
Nhập vào bán kính R của hình tròn là một số thực. Tính chu vi và diện tích của hình tròn.
Giờ thể dục, Quang chạy hết quãng đường S(m) mất một khoảng thời gian là t (giây). Viết chương trình để tính vận tốc trung bình v của bạn Quang.
BT3: 	“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn”
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu con?
? Bài toán yêu cầu gì?
? Nếu gọi số gà là x, số chó là y, hãy xác định kiểu dữ liệu của các biến x, y.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Sử dụng biến trong chương trình (2).doc