Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

I/ Mục đích, yêu cầu:

a. về kiến thức:

- Học sinh biết khái niệm bài toán, thuật toán.

- Xác định được Input, Output của môt bài toán đơn giản.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bứơc

- Hiểu được thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

b. Về kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng xác định Output và Input của một bài toán, trình bày thuật toán bằng cách liệt kê các bước.

II/Chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học.

 + Chuẩn bị của giáo viên.

 - Soạn giáo án tiết 21,22 (bài 5), sách GV, tài liệu liên quan.

 - Phòng máy tính và máy chiếu Projector

 +Chuẩn bị của Học sinh:

 Chuẩn bị bài cũ cho tốt, sách Tin học quyển 3 và vở ghi chép đầy đủ

III/ kiểm tra bài cũ:

1.Thuật toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

2. Hãy chỉ ra Input và Output của bài toán sau:

 - Xác định số học sinh trong lớp cùng mang hộ Trần

 - Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho

 IV/Các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 21,22: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I/ Mục đích, yêu cầu:
về kiến thức: 
Học sinh biết khái niệm bài toán, thuật toán.
Xác định được Input, Output của môt bài toán đơn giản.
Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bứơc
Hiểu được thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số...
Về kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng xác định Output và Input của một bài toán, trình bày thuật toán bằng cách liệt kê các bước.
II/Chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học.
 + Chuẩn bị của giáo viên.
 - Soạn giáo án tiết 21,22 (bài 5), sách GV, tài liệu liên quan.
 - Phòng máy tính và máy chiếu Projector
 +Chuẩn bị của Học sinh:
 Chuẩn bị bài cũ cho tốt, sách Tin học quyển 3 và vở ghi chép đầy đủ
III/ kiểm tra bài cũ: 
1.Thuật toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
2. Hãy chỉ ra Input và Output của bài toán sau:
 - Xác định số học sinh trong lớp cùng mang hộ Trần
 - Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho
 IV/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bài mới: 
Gviên giới thiệu một số thuật toán cơ bảng trong SGK.
Hoạt động 1: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên: 
Gviên yêu cầu Hsinh có thể xác định được Output và Input của bài toán.
 Để mô tả được thuật toán trên ta thực hiện phép toán : cộng thêm vào biến tổng S lần lược các giá trị 1,2,3,..,100 tức là thao tác cộng được lặp đi lặp lại 100 lần và việc cộng thêm số i vào S khi biến i không vượt quá 100.
 Vì vậy thuật toán tìm tổng S được mô tả như sau.
 Gviên nêu và ghi bảng .
Hoạt động2: Đổi giá trị của hai biến x và y.
Gviên: Các em có thể mô tả các bước của thuật toán này như thế nào?
Gviên: Đối với bài này ta không thể thực hiện trực tiếp phép gán x← y; y ←x
vì sau phép gán thứ nhất, giá trị của x thay bằng giá trị y và kết quả của 2 phép gán này là cả 2 biến x và y cùng có giá trị ban đầu của biến y. Vì vậy cần dùng một biến trung gian z nào đó để lưu tạm thời giá trị của biến x.
Gviên nêu thuật toán và ghi bảng.
Hoạt động 3 Tìm số lớn nhất trong dãy số A.
GV: Để tìm phần tử lớn nhất trong dãy A ta dùng biến Max để lưu giá trị lớn nhất của dãy A.
GV: Ta có thể thực hiện như sau:
 + Đầu tiên gán giá trị a1 cho biến Max .
 +Sau đó lần lược so sánh các số a2,...,an của dãy A với Max. Nếu a i > Max thì ta gán a i cho Max.
GViên yêu cầu Hs xác định đâu là Input, đâu là Output
GViên nêu thuật toán và ghi bảng.
Gviên: Để Hsinh hiểu hơn về thuật toán này giáo viên minh hoạ với trường hợp chọn thỏ lớn nhất trong 4 chú thỏ ở SGK trang 44
Hoạt động 4 Tìm giá trị lớn nhất của 3 số a,b,c
GV Hdẫn: Ta gán số a cho biến Max sau đó so sánh lần lược số b và c với Max. Nếu b> Max thì gán b cho max, còn nếu c> Max thì gán c cho max.
GV yêu cầu HS tự mô tả và viết thuật toán cho bài này.
 Gọi một số em lên bảng để viết lại thuật toán trên
Hsinh suy nghĩ và trả lời.
Hsinh chú ý cách thực hiện.
Hsinh ghi vở
Hsinh suy nghĩ và có thể trả lời.
Hsinh chú ý cách sử dụng phép gán
Hsinh ghi vào vở
Hsinh đọc VD và chú ý cách thực hiện.
HSinh xác định.
Hsinh ghi vào vở
Hsinh chú ý, theo dõi trong SGK
HS chú ý.
HS viết thuật toán
HS nhận xét
Một số ví dụ về thuật toán.
Ví dụ1: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
 + Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1,2,..., 100
 + Output: Giá trị tổng 1+2+....+100.
Bước 1. S← 0; i← 0
Bước 2. i← i+1;
Bước 3. Nếu i <=100 thì S←S + i và quay lại bước2
Bước 4. Đưa kết quả ra màn hình và kết thúc thuật toán.
*Chú ý: trong biểu diễn thuật toán, người ta thường dùng kí hiệu ← để gán một biểu thức cho một biến
Ví dụ2: Đổi giá trị của 2 biến x và y.
Xác định:
Input: hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.
Output: hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
Thuật toán:
Bước 1. z ← x
Bước 2 x ←y
Bước 3 y ←z
Ví dụ 3: Tìm số lớn nhất trong dãy A gồm các số a1,a2, ..., an cho trước.
-Input: dãy A các số a1,a2,...,an (n>=0)
-Output: Giá trị Max= Max { a1,a2,...,an}
Bước1. Max← a1; i ← 1.
Bước2. i← i +1
Bước3. Nếu i >n thì chuyển đến bước 5.
Bước4. Nếu a i > Max thì Max ← a i và quay lại bước 2
Bước5 . Kết thúc thuật toán.
SGK
Ví dụ4: Tìm giá trị lớn nhất của 3 số a,b,c
-Input: vào 3 số a,b,c.
-Output: Max của 3 số a,b,c
V/ Củng cố và dăn dò:
HS cần rèn luyện kỹ năng xác đinh bài toán, mô tả các thuật toán qua nhiềi bài toán khác nhau.
Về nhà xem lại thuật toán các ví dụ của bài 5, SGK và làm các bài tập 2,3,4,5,6 ở SGK.
 ----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình (3).doc