Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Nguyễn Đức Thịnh

I. Mục tiêu:

1. Về tri thức:

- Biết cách giải bài toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.

- Biết cách giải bài toán tính diện tích hình A.

2. Về kỹ năng:

- Mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

3. Về thái độ:

- Hứng thú với cách giải tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.

II. Chuẩn bị cho bài dạy:

 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.

 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.

III. Phương pháp dạy:

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Nguyễn Đức Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CĐSP Nha Trang.
Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Thịnh.
Giáo án môn: Tin học.
Đối tượng dạy học: Lớp 8.
Ngày soạn: 1/10/2014.
Ngày dạy: 9/10/2014
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (TIẾT 3)
Mục tiêu:
Về tri thức:
Biết cách giải bài toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Biết cách giải bài toán tính diện tích hình A.
Về kỹ năng:
- Mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. 
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
Về thái độ: 
- Hứng thú với cách giải tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. 
Chuẩn bị cho bài dạy:
 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
Phương pháp dạy:
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp vấn đáp 
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 
- Thuật toán là gì? 
- Bài tập 3/Sgk: Cho trước 3 số a,b,c hãy mô tả thuật toán cho biết 3 số đó có thể là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác đó hay không?
	B1: Nếu a+bc thì tới bước 5.
B2: Nếu b+ca thì tới bước 5. 
B3: Nếu a+cb thì tới bước 5.
B4: Kết luận 3 cạnh tạo thành tam giác và kết thúc.
B5; Kết luận 3 cạnh không tạo thành tam giác và kết thúc.
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán tính diện tích của một hình.
- Gọi một học sinh đọc ví dụ 2 SGK.
? Các em hãy xác định đâu là Input, Output của bài toán.
Như vậy bài toán có Input: chiều rộng 2a, chiều dài b và bán kính hình bán nguyệt a. Output: Diện tích hình A.
? Em hãy cho biết muốn tính diện tích hình A ta làm như thế nào.
- Muốn tính diện tích của một hình được hai hình nhỏ ghép lại thì ta lấy diện tích hình chữ nhật và diện tích hình bán nguyệt cộng lại với nhau.
? Vậy bạn nào cho biết cách tính diện tích hình chữ nhật.
? Cho biết cách tính diện tích hình tròn.
- Vậy diện tích hình bán nguyệt là một nửa diện tích hình tròn.
? Từ cách tính diện tích hình tròn cho biết cách tính diện tích hình bán nguyệt. 
- Trong bài 4 chúng ta đã học về biến.
- Vậy ta có thể sử dụng S1, S2 và S lần lượt để lưu giá trị của diện tích HCN, diện tích hình bán nguyệt và diện tích hình A.
- Input: Hình chữ nhật có chiều rộng là 2a, chiều dài là b và bán kính hình bán nguyệt là a.
- Output: Diện tích của hình A.
- Ta lấy diện tích HCN cộng cho diện tích hình bán nguyệt.
- Diện tích HCN: 2ab.
- Diện tích hình tròn: πa2

- Diện tích hình bán nguyệt: 
4. Một số ví dụ về thuật toán.
Ví dụ 2: Tính diện tích hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài là b và hình bán nguyệt bán kính a.
Input: Số a là 1/2 chiều rộng của hcn và 
bán kính của hình bán nguyệt, chiều dài b, 
chiều rộng hcn 2a.
Output: Diện tích hình A.
Các bước để tính diện tích hình A:
Bước 1. S1 f 2ab.
Bước 2. S2 f 
Bước 3. S f S1+ S2.
Lưu ý: Trong biểu diễn thuật toán, người ta thường sử dụng kí hiệu f để chỉ phép gán giá trị của một biểu thức cho một biến.
20’
Hoạt động 2: Bài toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên
- Tương tự các bài toán khác, bài này cũng có Input và Output.
? Bạn nào có thể xác định được Input và Output của bài toán.
? Em hãy nêu cách tính của bài toán này.
? Các em đã học qua Excel, vậy nếu muốn tính tổng của 1 cột điểm trung bình thì ta sử dụng hàm gì. 
- Ta sử dụng một biến SUM để lưu giá trị của tổng. Đầu tiên tổng luôn bằng 0, ta gán cho tổng là = 0. Sau đó cộng lần lượt liên tiếp các số lại với nhau.
? Tính như thế thì ta thực hiện tổng cộng là bao nhiêu bước.
- Như vậy thì thuật toán như trên là quá dài dòng. 
? Một bạn cho biết sự giống nhau giữa các bước.
- Để giải quyết vấn đề này thì ta sử dụng 1 biến i và biến I đó dung để cộng vào Sum.
- Thuật toán được mô tả ngắn gọn hơn như sau:
Bước 1. Sum f 0; i f 0.
Bước 2. i f i + 1.
Bước 3. Sum f Sum + i. 
Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
? Nếu cộng như vậy thì thuật toán sẽ dừng lại khi nào.
- Như vậy thì phải có điều kiện i<= 100. Nếu điều kiện đúng thì quay lại bước 2, ngược lại thì chuyển sang bước 4.
- Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Output: Tổng của 100 số tự nhiên.
- Cộng lần lượt các số lại với nhau.
- Ta sử dụng hàm Sum. 
- 101 bước.
- Mỗi bước đều lấy SUM cộng thêm 1 số ở phía sau.
- Thuật toán sẽ không dừng lại.
Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên.
- Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, . 100.
- Output: Giá trị của tổng 1+ 2 +100.
- Các bước để tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên:
Bước 1. Sum f 0.
Bước 2. SumfSum + 1.
Bước 101. Sum f Sum + 100.
Bước 1. Sumf 0; if 0.
Bước 2. if i + 1.
Bước 3. Nếu i<= 100, thì Sum f Sum + i và quay lại bước 2.
Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
Củng cố: (5')
Dựa vào kiến thức vừa học em hãy mô tả thuật toán tính tổng các số từ 20 đến 30 và từ 50 đến 60 sau đó cộng 2 tổng này với nhau.
Bài giải:
B1: S1 ß 0 ; S2ß0 ; i ß 19 ; j ß 49
B2: ißi+1 ; j ß j+1
B3: Nếu i 30 thì S1ßS1+i, nếu j50 thì S2ßS2+j và quay lại bước 2.
B4: SßS1+S2;
Dặn dò: (1’)
Về nhà xem tiếp các ví dụ 4, 5, 6.
Và làm bài tập 5 SGK.
Nhận xét:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình - Nguyễn Đức Thịnh.doc