Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

3.1/ Ổn định lớp:

3.2/ Kiểm tra bài cũ:

+ HS1:

- Bài toán là gì?

- Để giải quyết một bài toán cụ thể, em làm gì?

+ HS2:

- Thuật toán là gì?

- Hãy cho biết quá trình giải bài toán trên máy tính.

* Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.

 + HS1: lần lượt trả lời.

+ HS2: lần lượt trả lời.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 21
Tuần: 11
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:	
+ HS1:
- Bài toán là gì?
- Để giải quyết một bài toán cụ thể, em làm gì?
+ HS2: 
- Thuật toán là gì?
- Hãy cho biết quá trình giải bài toán trên máy tính.
* Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
+ HS1: lần lượt trả lời.
+ HS2: lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thuật toán và mô tả thuật toán.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
* Tìm hiểu khái niệm thuật toán
- Em hãy nêu lại khái niệm thuật toán.
* Tìm hiểu cách mô tả thuật toán.
- Nêu những bước phải làm để nấu cơm.
- Cách liệt kê các bước như trên là một phương pháp thường dùng để mô tả thuật toán.
- Em hãy mô tả thuật toán pha trà mời khách.
- Nếu không có mô tả gì khác trong thuật toán, các bước của thuật toán được thực hiện một cách tuần tự theo trình tự như đã được chỉ ra.
- Ví dụ: Hãy nêu thuật toán để làm món trứng tráng.
* Tóm lại : Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kếtquả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
- Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
- Những bước phải làm để nấu cơm :
+ B1: vo gạo
+ B2: cho gạo vào nồi 
+ B3: Cho nồi vào nấu 
+ B4: Cho cơm vào bát
- Thuật toán pha trà mời khách :
+ INPUT: Trà, nước sôi, ấm và chén.
+ OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
+ B1. Tráng ấm, chén bằng nước sôi.
+ B2. Cho trà vào ấm.
+ B3. Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ B4. Rót trà ra chén để mới khách.
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Thuật toán để làm món trứng tráng:
+ INPUT: Trứng, dầu ăn, muối và hành.
+ OUTPUT: Trứng tráng.
+ B1. Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
+ B2. Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa khuấy mạnh cho đến khi đều.
+ B3. Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đỏ trứng vào đun tiếp trong 3 phút.
+ B4. Lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới.Đun tiếp trong khoảng 1phút.
+ B5. Lấy trứng ra đĩa.
3. Thuật toán và mô tả thuật toán: SGK.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
Bài tập 1 – SGK: Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
a. Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b. Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c. Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
Đáp án:
a. INPUT: Danh sách họ của các học sinh trong lớp.
 OUTPUT: Số học sinh có họ Trần.
b. INPUT: Dãy n số.
 OUTPUT: Tổng của các phần tử lớn hơn 0.
c. INPUT: Dãy n số.
 OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem trước mục 3, 4 – SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu (2).doc