I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Xác định được Output, Input của một bài toán đơn giản.
- Biết chương trình là thể hiện của một thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
2. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
A- Ổn định lớp.
B- Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là bài toán và xác định bài toán ?.
Câu 2: Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm có mấy bước?
Tuần: Ngày soạn: Tiết: BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH. Mục tiêu Kiến thức: Xác định được Output, Input của một bài toán đơn giản. Biết chương trình là thể hiện của một thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Thế nào là bài toán và xác định bài toán ?. Câu 2: Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm có mấy bước? Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuật toán. GV: Cho hs đọc thông tin phần 3. HS: Đọc bài. GV: Trong bài toán “pha trà mời khách” điều kiện cho trước là gì? HS: trà, nước sôi, ấm và chén. GV: Kết quả cần nhận được là gì? HS: chén trà mời khách. GV: Trong ngôn ngữ lập trình người ta gọi điều kiện cho trước là Input và kết quả cần nhận được là Output. Vậy trước khi giải quyết một bài toán chúng ta cần xác định chính xác bài toán, xác định bài toán là xác định những yếu tố nào? HS: Input, Output. GV: Để pha được chén trà, bước đầu tiên chúng ta cần làm là gì? HS: Tráng ấm, chén bằng nước sôi. GV: TIếp theo? HS: CHo trà vào ấm. Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút. Rót trà ra chén để mời khách. Thuật toán và mô tả thuật toán. Bài toán 2: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx+c=0 ; INPUT: các số b và c; OUTPUT: nghiệm của phương trình bậc nhất. Bước 1: Nếu b = 0 chuyển tới bước 3. Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = -c/b và chuyển tới bước 4. Bước 3: Nếu c #0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại c = 0 thông báo phương trình có vô số nghiệm. Bước 4: Kết thúc. è - Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước được gọi là thuật toán. GV: Các bước cần thực hiện tuần tự như trên ta gọi là mô tả thuật toán. Thuật toán phải được mô tả đủ, cụ thể để bất kì đối tượng nào. Với cùng khả năng, điều kiện như nhau khi thực hiện thuật toán cũng đều đạt được kết quả như nhau. GV: Xét ví dụ 2. Gọi HS đọc ví dụ 2. HS: Đọc bài. GV: HS xác định input, output của bài toán. HS: Input: các số b và c. Output: nghiệm của phương trình bậc nhất. GV: HD HS mô tả thuật toán qua các bước. HS: Lắng nghe và quan sát. GV: Chúng ta đã tiến hành mô tả thuật toán của 2 bài toán cụ thể, tập hợp các bước để giải một bài toán như trên người ta gọi đó là thuật toán. Vậy 1 em hãy cho cô biết thuật toán là gì? HS: Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước được gọi là thuật toán. GV: Nhận xét và cho HS ghi bài. Hoạt động 2: Một số ví dụ về thuật toán. GV: Nhằm giúp các em thành thạo hơn trong việc xây dựng thuật toán đồng thời làm quen với một số thuật toán của các bài toán quan trọng trong ngôn ngữ lập trình chúng ta qua phần 4. HS đọc ví dụ 2. HS: Đọc bài. GV: HS xác định Input và Output của bài toán. HS: Xác định. GV: Hãy nêu cho cô cách thực hiện tính diện tích của hình 29. HS: Diện tích của hình 29 là tổng diện tích của hình chữ nhật và hình bán nguyệt. GV: Chúng ta sẽ thực hiện mô tả bài toán này qua các bước. Trong bài toán này chúng ta cần sử dụng bao nhiêu đại lượng? HS: 5 đại lượng: chiều dài b, chiều rộng a, diện tính hình chữ nhật S1, diện tích hình bán nguyệt S2, diện tích hình 29 S. GV: Bước 1 chúng ta cần tính gì? HS: Diện tích hình chữ nhật bằng công thức: 2ab GV: HD HS xác định các bước tiếp theo của thuật toán. HS: Chú ý lắng nghe và góp ý xây dựng bài. GV: Chúng ta tiếp tục sang ví dụ 3/41. GV: Gọi HS đọc ví dụ. Xác định Input và Output. HS: Đọc vd và xác định input, output. GV: Mô tả thuật toán với 10 số tự nhiên đầu tiên. Bước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I<=N Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ S Sum 1 3 6 10 15 21 28 36 45 55 KThuc HS: Quan sát và lắng nghe, góp ý xây dựng bài. Một số ví dụ về thuật toán. - Trong biểu diễn thuật toán người ta thường sử dụng kí hiệu ß để chỉ phép gán giá trị của một biểu thức cho một biến. Ví dụ 2/40 SGK. Ví dụ 3/41 SGK. Củng Cố: Câu 1: Thế nào là thuật toán? Câu 2: Hãy chỉ ra Input, Output của các bài toán sau: Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. Tính tổng các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n cho trước. Tím số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. Hướng dẫn về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ, xem trước các ví dụ còn lại của mục 4 của bài “Từ bài toán đến chương trình”. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: