Giáo án Tin học 8 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Đặng Thị Nga - Trường THCS Đặng Dung

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức: - HS hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm thông qua các trò chơi để luyện tập gõ phím nhanh và chính xác.

 - Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.

 2. Kỹ năng: Thông qua các trò chơi HS hiểu và rèn luyện được kỹ năng gõ bàn phím nhanh và chính xác.

 3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, hứng thú, yêu thích và có ý thức tìm hiểu môn học thông qua các trò chơi để luyện gõ.

 4. Năng lực: Thiết đặt được các thông số để chơi luyện gõ và hoàn thành được trò chơi ở mức đầu tiên (Dành cho người mới bắt đầu).

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình, diễn giải tìm hướng giải quyết vấn đề.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Giáo án, SGK tin 8, một máy tính để giới thiệu.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 159 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Đặng Thị Nga - Trường THCS Đặng Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
* HS: Hoạt động nhóm
*GV: Thu bài nhóm sửa, chốt lại
* HS: Ghi bài
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
 Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra, điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đúng sai của điều kiện
?Em sẽ không tập thể dục vào buổi sáng được thực hiện khi nào?
* HS: Khi điều kiện “em bị ốm xảy ra” hay đúng là em bị ốm.
?Hoạt động “Long đi đá bóng” được thực hiện khi nào?
* HS: Khi điều kiện “Trời không mưa vào ngày chủ nhật” là đúng, điều kiện “Trời không mưa vào ngày chủ nhật” là sai thì Lonh sẽ ở nhà
*GV: Mỗi điều kiện nói trên là một phát biểu. Hoạt động tiếp theo xảy ra phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của phát biểu đúng hay sai
* GV: Chiếu kết quả của 2 ví dụ trên (bảng sgk/t47)
* HS: Quan sát
*GV: Chốt lại: Điều kiện thỏa mãn hay không thỏa mãn trong đời sống tương đương với khái niệm điều kiện đúng hay sai trong NNLT
?Cho một số ví dụ về các điều kiện gặp trong lập trình? HS: Trả lời
*GV: Nhận xét
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
 Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh
*GV: - Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, ta sử dụng các kí hiệu toán học.
- Nhắc lại các kí hiệu toán học trong pascal?
* HS: Nêu lại
*GV:Các phép so sánh cho kết quả như thế nào?
* HS: Đúng hoặc sai.
* GV: Các phép so sánh được sử dụng để biểu diễn các điều kiện.
- Phép so sánh đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
* GV: Yêu cầu HS cho ví dụ và giải thích.
* HS: Nêu theo hiểu biết
* GV:Chốt lại-HS ghi bài
*GV: Giá trị của biến a hoặc biến b được in ra màn hình khi nào?
* HS: Phụ thuộc vào điều kiện a>b (a<b hoặc a=b)
*GV: Nhận xét, chốt lại
*GV: Tronng trường hợp trên, ĐK được biểu diễn bởi phép so sánh nào? -HS: phép >
3. Điều kiện và phép so sánh:
* Các phép so sánh được sử dụng để biểu diễn các điều kiện.
* Phép so sánh đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
* VD1: In ra màn hình giá trị lớn hơn trong số 2 giá trị a và b
Nếu a > b, in giá trị a ra màn hình, ngược lại in giá trị b ra màn hình.
IV. CỦNG CỐ:
- GV: Hệ thống nội dung toàn bộ bài giảng.
? Nêu một vài ví dụ hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện.
- Hướng dẫn giải bài 2/SGK trang 50
Đúng.
Đúng.
Sai.
d.Sai.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và làm bài tập 1,3/sgk/t50 đầy đủ. Xem trước hai nội dung còn lại.
Ngày soạn 19/11/2015 
Tiết 30 - Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (t2)
Ngày dạy:.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
	- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
	- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
 2. Kỹ năng: - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ
	- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể
 3. Thái độ: Kiên trì tìm hiểu và xác định dạng câu lệnh điều kiện trong mỗi bài toán, rèn luyện tư duy logic khi phân tích bài toán.
4. Năng lực: - Xác định dạng cấu trúc rẽ nhánh và thể hiện bằng câu lệnh điều kiện cụ thể;
- Biết được các tình huống thực tiễn xảy ra trong bài toán đó.
 - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
 - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
 - Biết cầu trúc rẽ nhánh có 2 dạng thiếu và đủ
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Thuyết trình, hỏi đáp, nhóm tìm hướng giải quyết vấn đề
C. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, máy tính, bài soạn PP, bảng nhóm
- Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước bài mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
Bài 1/SGK/T50: học sinh 1
Bài 2/SGK/T50: học sinh 2
III. BÀI MỚI:
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài 
 Cùng với hoạt động phụ thuộc vào điều kiện nói trên. Để hiểu như thế nào về câu lệnh điều kiện, cách sử dụng chúng trong ngôn ngữ lập trình, tiết học này ta sẽ tìm hiểu về nội dung này.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
*GV: Chiếu VD2 SGK/T48-HS đọc đề
* GV: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách?
* HS: 
b1:Tính tổng số tiền T khách đã mua sách
b2: Nếu T>=100000 thì số tiền phải trả là 70%*T
b3: In hóa đơn
* GV: Chốt lại
?Em hãy chỉ ra điều kiện và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong VD trên?
* HS: : Nếu T>=100000 thì số tiền phải trả là 70%*T
- T>=100000àđiều kiện
- Số tiền phải trả là 70%*T
* GV: Trong trường hợp đó ĐK được biểu diễn bởi phép toán so sánh nào?
* HS: >
* GV:Cách thể hiện HĐ phụ thuộc vào điều kiện:
- Nếu thì HĐ àgọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
*GV: Chiếu VD3/ SGK/T48-HS đọc đề
*GV: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách?
* HS: 
b1:Tính tổng số tiền T khách đã mua sách
b2: Nếu T >=100000 thì số tiền phải trả là 70% * T
Ngược lại thì số tiền phải trả là 90% * T
b3: In hóa đơn
*GV: Chốt lại
?Em hãy chỉ ra điều kiện và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong VD trên?
* HS: : 
Nếu T >= 100000 thì số tiền phải trả là 70%*T
Nếu T<100000 thì số tiền phải trả là 90%*T
- T >=100000 à điều kiện
- Số tiền phải trả là 70%*T
- T <100000 àđiều kiện
- Số tiền phải trả là 90%*T
*GV: Trong trường hợp đó ĐK được biểu diễn bởi phép toán so sánh nào?
* HS: >=,<
* GV:Cách thể hiện HĐ phụ thuộc vào điều kiện:
Nếu thì HĐ1
Ngược lại thì HĐ2 àgọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
4. Cấu trúc rẽ nhánh:
 * Ví dụ 2: SGK trang 48
B1:Tính tổng số tiền T khách đã mua sách
B2: Nếu T >= 100000 thì số tiền phải trả là 70% * T
B3: In hóa đơn
*Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu.thì
 * Ví dụ 3: SGK trang 48
B1:Tính tổng số tiền T khách đã mua sách
B2: Nếu T >=100000 thì số tiền phải trả là 70% * T
Ngược lại thì số tiền phải trả là 90% * T
B3: In hóa đơn
*Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: 
Nếu.thìngược lại thì
* Mọi NNLT đều có câu lệnh để thực hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh điều kiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
*GV: Giới thiệu:
- Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
*GV: Giới thiệu nếu (if) thì (then)
*GV: Chiếu sơ đồ minh họa câu lệnh điều kiện dạng thiếu, mô tả hoạt động
* HS: Quan sát
* GV: Hãy viết VD4 bằng NNLT Pascal
 If a > b then write(a);
* GV: Hãy mô tả thuật toán ở VD5:
* HS : Thảo luận nhóm
B1: Nhập số a
B2: Nếu a<5 thì in ra a không hợp lệ
B3: Kết thúc
* GV: Sử dụng câu lệnh điều kiện dạng thiếu để mô tả cấu trúc nếuthì trong vd5
* HS: IF a<5 then write(‘so da nhap khong hop le’);
* GV: Sửa bài nhóm, chốt lại
* GV: Chiếu đề bài 6
* HS: Đọc đề, xác định yêu cầu
* GV: Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán của bài toán trên (GV hướng dẫn vận dạng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ)
* HS : 
Nếu b 0 thì thực hiện phép chia a cho b
Nếu b = 0 thì thông báo lỗi
Hay
Nếu b0 thì thực hiện phép chia a cho b
Ngược lại thì thông báo lỗi
* GV: Dẫn nhập câu lệnh điều kiện dạng đủ qua ví dụ 6:
IF b0 THEN x := a / b
ELSE writeln(‘khong chia duoc’);
* GV: tương tự HĐ của câu lệnh điều kiện dạng thiếu, em hãy mô tả hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ
* HS: nêu
* GV: Chốt lại hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ bằng mô hình
5. Câu lệnh điều kiện:
* Câu lệnh điều kiện trong NNLT Pascal:
a. Dạng thiếu:
if then ;
* HĐ: 
B1:Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện 
B2: Nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
* VD4: Nếu a > b thì in ra màn hình giá trị của a:
 If a > b then write(a);
* VD5: Nhập từ bàn phím số a, nếu a <5 thì in ra màn hình số đã nhập không hợp lệ
Readln(a);
If a <5 then write(‘so da nhap khong hop le’);
* VD6: Cần viết chương trình tính kết quả của a chia cho b, với 2 số a và b là 2 số bất kì, phép tính chỉ thực hiện được khi b0. Chương trình kiểm tra giá trị của b, nếu b0 thì thực hiện phép chia, nếu b=0 thì thông báo lỗi
Nếu b0 thì thực hiện phép chia a cho b
Ngược lại thì thông báo lỗi
b. Dạng đủ:
if then Else 
;
* HĐ:
B1: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện 
B2: Nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
* VD 2:
IF b 0 THEN x := a / b
ELSE writeln(‘khong chia duoc’);
IV. CỦNG CỐ: 
1.Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ
2.Câu lệnh điều kiện IF..THENELSE hoặc IF..THEN
V. DẶN DÒ:
- Nắm nội dung tiết 29-30
- Làm bài tập 3, 4, 5, 6 trang 50
- Đọc bài thực hành 4 chuẩn bị tiết 31
Ngày soạn 26/11/2014 
Tiết 31: BÀI THỰC HÀNH 4 (t1)
	 SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF  THEN
Ngày dạy:.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: - Biết luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả của chương trình có xử dụng câu lệnh điều kiện..
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán trong chương trình.
3. Thái độ: - HS có thái độ nghiêm túc trong học TH, có ý thức bảo vệ tài sản trong PM.
4. Năng lực: Biết soạn thảo một chương trình hoàn chỉnh, dịch và chạy chương trình.
- Viết được câu lệnh IF THEN trong chương trình
B. PHƯƠNG PHÁP: - Hướng dẫn HS thực hành trực quan trong phòng máy, nhóm
C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: giáo án, kiểm tra máy tính
 - Học sinh: làm bài tập về nhà, chuẩn bị BTH4, giấy nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
1.Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?
2. Mô tả câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong NNLT PASCAL
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV :Chia nhóm thực hành
* HS: Ngồi theo nhóm (2 em/1 máy) 
* GV: Nêu mục đích yêu cẩu của tiết thực hành
* HS: Theo dõi
* GV: Nhận xét bài cũ của HS, nêu lại câu hỏi
1. Câu lệnh điều kiện dạng đủ trong PASCAL mô tả cho cấu trúc nào trong NNLT ?
2. Câu lệnh điều kiện dạng thiều trong PASCAL mô tả cho cấu trúc nào trong NNLT?
* HS: nêu
* GV: Chốt lại
- Dạng thiếu: Nếu Thì ;
àif then ;
- Dạng đủ:
Nếu Thì ngược lại thì ;
àif then else ;
* GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài tập 1/SGK/trang 52
* HS: Đọc, xác định yêu cầu 
* GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm nội dung bài tập 1a/SGK/trang 52 trên giấy nhóm (tham khảo bài tập 4 của bài 5)
* HS: Thực hiện theo nhóm trên giấy
B1: Nhập 2 số a, b
B2: Nếu a<b thì in ra màn hình a, b
Nếu a>b thì in ra màn hình b, a.
* GV: Theo dõi, uốn nắn sửa sai cho các nhóm
* HS: Nộp giấy nhóm cho giáo viên
* GV: Sửa thuật toán của các nhóm, chốt lại
* GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm nội dung bài tập 1b,c /SGK/trang 52 trên máy.
* HS: Thực hiện theo nhóm trên máy:
- soạn chương trình
- Dịch, sửa lỗi, lưu và chạy ct kiểm tra kết quả
- Tìm hiểu ý nghĩa của các lệnh trong chương trình và ghi vào giấy nhóm
*GV: theo dõi, uốn nắn, sửa sai
* GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài tập 2/SGK/trang 53
* HS: Đọc, xác định yêu cầu 
* GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm nội dung bài tập 2/SGK/trang 52 máy 
* HS: Thực hiện theo nhóm trên máy
- Gõ chương trình
- Lưu chương trình theo yêu cầu
- Chạy chương trình với bộ dữ liệu đã cho
à nhận xét chỗ chưa đúng của chương trình vào giấy nhóm
*GV: theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn học sinh sửa sai
* GV:Hướng dẫn học sinh có thể sử dụng 3 câu lệnh ĐK dạng thiếu để sửa ct trên thành ct đúng.
* HS: Hoàn thành sửa theo nhóm
IF Long > Trang THEN Writeln(‘ban Long cao hon’);
IF Long < Trang THEN Writeln(‘ban Trang cao hon’);
IF Long = Trang THEN Writeln(‘hai ban bang nhau’);
* GV: Có thể thay 3 câu lệnh ĐK dạng thiếu bằng 1 câu lệnh ĐK dạng đủ như sau:
IF Long > Trang THEN Writeln(‘ban Long cao hon’) ELSE 
 IF Long < Trang THEN Writeln(‘ban Trang cao hon’) ELSE
 IF Long = Trang THEN Writeln(‘hai ban bang nhau’);
* HS: Thực hiện sửa trên máy theo các cách 
* GV hướng dẫn, theo dõi, uốn nắn, sửa sai
 - Nhận xét ưu điểm, tồn tại của các nhóm, sửa một số lỗi và cách sửa lỗi mà các nhóm gặp phải:
- Trước ELSE không có dấu (;)
* GV: Đánh giá quá trình thực hành của các nhóm
*GV: Chốt lại nội dung trọng tâm của tiết thực hành:
- Câu lệnh ĐK: IFTHEN hoặc IF  THEN.. ELSE
- Có thể sử dụng lệnh IFTHEN lồng nhau:
if then else
 ifthenelse;
* GV: Yêu cầu học sinh thoát phần mềm, thoát máy, tắt quạt, điện trong phòng học
Bước 1: Hướng dẫn ban đầu
Bước 2: Hướng dẫn từng phần
BÀI TẬP 1/SGK/T52: 
a. Mô tả thuật toán của bài toán đã cho
B1: Nhập 2 số a, b
B2: Nếu a<b thì in ra màn hình a, b
Nếu a > b thì in ra màn hình b, a.
b.Gõ chương trình
c. Dich chương trình, chạy chương trình
BÀI TẬP 2/SGK/T53: 
a. Gõ chương trình
b. Lưu chương trình theo yêu cầu
c. Chạy chương trình với bộ dữ liệu đã cho
d. Sửa lại chương trình đễ cho kết quả đúng: chỉ in ra màn hình một thông báo kết quả
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
IV. DẶN DÒ:
- Học nội dung tổng kết trang 55(mục 1,2,3)
- Xem bài tập 3 BTH4.Chuẩn bị tiết TH32
Ngày soạn 26/11/2015 
Tiết 32: BÀI THỰC HÀNH 4 (t2)
	 SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF  THEN
Ngày dạy:.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: - Biết luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả của chương trình có xử dụng câu lệnh điều kiện..
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán trong chương trình.
3. Thái độ: - HS có thái độ nghiêm túc trong học TH, có ý thức bảo vệ tài sản trong PM.
4. Năng lực: Biết soạn thảo một chương trình hoàn chỉnh, dịch và chạy chương trình.
- Viết được câu lệnh IF THEN trong chương trình
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Hướng dẫn HS thực hành trực quan trong phòng máy tính, nhóm
C. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, kiểm tra máy tính
 - Học sinh: làm bài tập về nhà, chuẩn bị BTH4 (tt), giấy nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
Viết dạng lệnh và mô tả hoạt động của câu lệnh IFTHENELSE
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV :Chia nhóm thực hành
* HS: Ngồi theo nhóm (2 em/1 máy) 
* GV: Nêu mục đích yêu cẩu của tiết thực hành
* HS: Theo dõi
* GV: Nhận xét bài cũ của HS và chốt lại
- Dạng thiếu:
Nếu thì ;
àif then ;
- Dạng đủ:
Nếu thì ngược lại thì ;
àif then else ;
* GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài tập 3/SGK/trang 54
* HS: Đọc, xác định yêu cầu 
* GV: Input, output của bài toán là gì?
* HS:
- INPUT: 3 số a, b, c (a>0,b>0,c>0)
- OUTPUT: Thông báo kết quả kiểm tra (a, b, c có phải là 3 cạnh của tam giác không)
* GV: 3 số dương a, b, c thỏa mãn ĐK nào thì 3 số đó là độ dài 3 cạnh của tam giác?
* HS: a+b > c và b+c > a và a+c > b thì a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác, ngược lại thì 3 số đó không phải là độ dài 3 cạnh của tam giác
* GV: Làm thế nào để biểu diễn ĐK a+b > c và b+c > a và a+c > b trong NNLT PASCAL? 
* HS:Dự đoán
* GV: Nhận xét và hướng dẫn phép toán AND
a+b>c và b+c>a và a+c > bà (a+b>c) AND (b+c>a) AND (a+c>b)
* GV: - Giới thiệu chương trình mẫu SGK/T54
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm nội dung bài tập 3/SGK/trang 54 trên máy
* HS: Thực hiện theo nhóm trên máy:
- Soạn chương trình
- Dịch, sửa lỗi và chạy chương trình với các bộ số (a,b,c) tùy ý
- Sau khi chạy CT, tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình, viết ý nghĩa của các lệnh vào giấy nhóm.
* GV: - Theo dõi, uốn nắn sửa sai cho các nhóm
- Hướng dẫn phép toán OR (hoặc)
* HS: Theo dõi
* GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành lại CT trên bằng cách sử dụng 2 câu lệnh ĐK dạng thiếu
IF (a+b>c) AND (b+c>a ) AND( a+c>b) THEN writeln(‘a,b,c la 3 canh cua tam giac’);
IF (a+b>c) OR (b+c>a ) OR ( a+c>b) THEN writeln(‘a, b, c khong la 3 canh cua tam giac’);
* HS: Sửa chương trình trên máy
* GV: - Theo dõi, uốn nắn sửa sai cho các nhóm 
- Nhận xét ưu điểm, tồn tại của các nhóm, sửa một số lỗi và cách sửa lỗi mà các nhóm gặp phải:
- Trước ELSE không có dấu (;)
* GV: Đánh giá quá trình thực hành của các nhóm
* GV: Chốt lại nội dung trọng tâm của tiết thực hành:
Câu lệnh ĐK: 
- IFTHEN hoặc IFTHEN..ELSE
- Có thể sử dụng lệnh IFTHEN lồng nhau:
if then else
 ifthenelse;
- Phép toán AND (và), OR (hoặc)
* GV: Yêu cầu học sinh thoát phần mềm, thoát máy, tắt quạt, điện trong phòng học
Bước 1: Hướng dẫn ban đầu
Bước 2: Hướng dẫn từng phần
BÀI TẬP 3/SGK/T54: 
HS thực hành trên máy
Nếu a+b > c và b+c > a và a+c > b thì a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác, ngược lại thì 3 số đó không phải là độ dài 3 cạnh của tam giác
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
IV. DẶN DÒ:- Học nội dung tổng kết trang 55 (mục 1, 2, 3, 4) và làm bài tập sau:
1. Kiểm tra số n nhập vào từ bàn phím là số chẵn hay số lẽ
2. Lập chương trình kiểm tra số m có là ước của số n hay không (n > m; n, m nguyên)
Tiết 33: BÀI TẬP
Ngày soạn 02/12/2015 
Ngày dạy:.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Giúp HS: - Củng cố các kiến thức đã học để khắc sâu độ bền kiến thức.
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập cụ thể một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Biết phân tích điều kiện và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
2. Kỹ năng: Giải một số câu hỏi và bài tập trong SGK và sách bài tập.
- Luyện tập viết và sử dụng câu lệnh điều kiện
- Vận dụng câu lênh để lập trình các bài toán đơn giản
3. Thái độ: - HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, rèn luyện thái độ cẩn thận, tính chính xác trong quá trình làm bài tập.
4. Năng lực: Biết soạn thảo một chương trình hoàn chỉnh, dịch và chạy chương trình.
 - Luyện tập viết và sử dụng câu lệnh ĐK, vận dụng câu lênh để Ltrình các bài toán đơn giản
B. PHƯƠNG PHÁP: - Trả lời cá nhân, trao đổi theo cặp
C. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: giáo án, học sinh: làm bài tập về nhà
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. Ổn định:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*GV: Chiếu Bài 1/SGK/T50
- HS: Nêu theo cá nhân(1-2 em trình bày)
*GV: Chốt lại
*GV: Chiếu Bài 2/SGK/T50
 HS: 1-2 em lên bảng
+HS1: Câu a, b
a.đúng, b đúng
+HS2: Câu c,d
c.đúng, d đúng(nếu x=0), sai (nếu x0)
*GV:Chốt lại
* HS: Đọc đề của bài tập 3
* GV: Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
?Điều kiện và hoạt động trong trò chơi là gì?
* HS:
 Điều kiện trò chơi: Người thứ 2 (d2) đoán đúng n (n là số tự nhiên mà người thứ nhất(d1) đang nghỉ)
- Hoạt động: d2 được cộng thêm 1 ngược lại d2 được giữ nguyên.
Tương tự:
- Điều kiện trò chơi: Người thứ 1 (d1) đoán đúng m (m là số tự nhiên mà người thứ hai (d2) đang nghỉ m < 10)
Hoạt động: d1 được cộng thêm 1, ngược lại d1 được giữ nguyên.
* GV:Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi của bài tập 3 vào bảng nhóm
* HS: Làm theo nhóm
* GV: Thu bài nhóm, sửa, chốt lại
* GV: Chiếu Bài 4/SGK/T51
* HS: Đọc đề
* GV:Yêu cầu học sinh làm cá nhân vào vở
* HS: Làm vào vở
* GV: Gọi 1-2 học sinh trình bày
* HS: Trình bày
* GV: Chốt lại điều kiện và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện kiện
* HS:Ghi bài
*GV: Chiếu Bài 5/SGK/T51
* HS: Đọc đề, trả lời cá nhân
a. sai (vì x:=7 là lệnh gán chứ không phải điều kiện, a=b là phép so sánh chứ không phải lệnh gán)
b.sai vì thừa ; sau đk x>5
c. Đúng nếu lệnh m:=n thực hiện không phụ thuộc vào điểu kiện x>5
Sai nếu lệnh m:=n thực hiện phụ thuộc vào điểu kiện x>5
d.Sai vì thừa ; trước else
* GV: Chốt lại
* GV: Chiếu Bài 6/SGK/T51
* HS: Đọc đề, trả lời cá nhân
a. x=6 vì 45 mod 3= 0 thỏa mãn
b.x = 5 vì x > 0 không thỏa mãn
* GV: Chốt lại 
I. LÍ THUYẾT:
Câu 1: Nêu câu lệnh điều kiện dạng thiếu và cho biết hoạt động của câu lệnh
If then 
Câu 2: Nêu câu lệnh điều kiện dạng đủ và cho biết hoạt động của câu lệnh
If then Else 
II. BÀI TẬP:
* Bài 1/SGK/T50
Nêu một vài hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện?
* Bài 2/SGK/T50:
Hãy cho biết điều kiện hoặc các biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?
a.123 chia hết cho 3
b.Nếu ba cạnh a,b,c của một tam giác thỏa mãn c2=a2+b2 thì tam giác đó có một góc vuông
c.152 > 200
d.x2 <1
a) if 123 mod 3 = 0 then write(‘123 chia hêt cho 3’);
Bài 3/SGK/T51:
* Quy tắc thực hiện một nước đi của trò chơi:
- Nếu người thứ 1 (d1) đoán đúng n<10 thì người thứ 1 (d1) được cộng thêm 1 điểm Ngược lại người thứ nhất (d1) không được cộng điểm.
- Nếu người thứ 2 (d2) đoán đúng n<10 thì người thứ 2 (d2 ) được cộng thêm 1 điểm Ngược lại người thứ 2(d2) không được cộng điểm.
- Nếu điểm của d1> điểm của d2 sau 10 lần đoán thì người thứ nhất (d1) thắng
Ngược lại 
Nếu điểm của d1< điểm của d2 sau 10 lần đoán thì người thứ 2 (d2) thắng
Ngược lại hai người hòa nhau
Bài 4/SGK/T51:
- Điều kiện để điều khiển chiếc khay: Người chơi nhấn các phím mũi tên à hoặc ß 
- Hoạt động chiếc khay sẽ dịch chuyển một khoảng cách nếu điều kiện người chơi nhấn các phím mũi tên à hoặc ß thỏa mãn
- Hoạt động chiếc khay sẽ đứng yên nếu điều kiện người chơi nhấn các phím mũi tên à hoặc ß không thỏa mãn (hay người chơi nhấn một phím bất kỳ khác 2 phím trên hoặc không nhấn phím nào)
Bài 5/SGK/T51
if x:=7 then a=b;
if x>5; then a:=b;
if x>5; then a:=b; m:=n;
if x>5; then a:=b; else m:=n;
Bài 6/SGK/T51
Sau mỗi câu lệnh sau đây, giá trị của x sẽ bằng bao nhiêu nếu trước đó x = 5
if 45 mod 3= 0 then x := x + 1;
If x >10 then x := x + 1;
IV. CỦNG CỐ: Điều kiện và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Câu lệnh ifthen hoặc ifthenelse
V. DẶN DÒ: Xem lại nội dung bài tập trong tiết 33 và làm các bài tập về nhà:
Số tự nhiên n >=3 là số pitago nếu n2=(n-1)2+(n-2)2. Viết chương trình nhập vào số tự nhiên n từ bàn phím. In ra màn hình n có phải là số pitago không?
- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung các bài học từ bài 1 đến bài 6 và các tiết bài tập để tiết sau ôn tập.
Ngày soạn 02/12/2015 
Tiết 34: ÔN TẬP (t1)
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Giúp HS: - Củng cố các kiến thức đã học về lập trình và NNLT trong các bài t

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Câu lệnh điều kiện - Đặng Thị Nga - Trường THCS Đặng Dung.doc