Giáo án Tin học 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động 1: - Học sinh biết cú pháp của câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Biết được hoạt động lặp của vòng lặp.

 - Học sinh hiểu hoạt động lặp của câu lệnh lặp For to do. Hiểu 2 chương trình trong 2 ví dụ 3 và 4 sách giáo khoa.

 * Hoạt động 2: - Học sinh biết thêm được 2 chương trình giải quyết 2 bài toán tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.

 - Học sinh hiểu các thuật toán trong 2 ví dụ 5 và ví dụ 6: Tính tổng và tích câu lệnh lặp.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20 - Tiết 37
 Ngày dạy: 31/12/2014
 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết cú pháp của câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Biết được hoạt động lặp của vòng lặp.
 - Học sinh hiểu hoạt động lặp của câu lệnh lặp For  to  do. Hiểu 2 chương trình trong 2 ví dụ 3 và 4 sách giáo khoa.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết thêm được 2 chương trình giải quyết 2 bài toán tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.
 - Học sinh hiểu các thuật toán trong 2 ví dụ 5 và ví dụ 6: Tính tổng và tích câu lệnh lặp.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc thuộc cú pháp câu lệnh lặp For  to  do; hiểu các chương trình trong các ví dụ đưa ra .
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc phân tích bài toán để đi đến thuận toán cho một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Ví dụ về câu lệnh lặp. 
- Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (3 phút)
 ? Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Ví dụ về câu lệnh lặp (16’)
Gv: Minh họa bằng ngôn ngữ Pascal cú pháp câu lệnh for  to  do:
Hs: Lắng nghe giáo viên giới thiệu và ghi bài.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hoạt động của vòng lặp trên sơ đồ khối => nêu hoạt động của vòng lặp.
Hs: Hoạt động của vòng lặp:
- B1: biến đếm nhận giá trị đầu
- B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.
- B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại B2.
- B4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai thì thoát ra khỏi vòng lặp.
Gv: Cùng với học sinh tìm hiểu và phân tích ví dụ 3 và 4 để hiểu hơn câu lệnh lặp.
Hs: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu và phân tích ví dụ 3 và 4.
Gv: Cho hs nhận xét và so sánh sự khác nhau ở câu lệnh lặp trong hai vd trên?
Hs: Ở ví dụ 4 các câu lệnh writeln(‘O’);
delay(100); được đặt trong 2 từ khoá: begin và end
Gv: Giải thích cho học tại sao ví dụ 4 trong câu lệnh lặp có begin  end à Lưu ý.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp:
- Cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước trong Pascal có dạng:
 For := to do 
Trong đó: 
+ for, to, do là các từ khóa, biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
+ số lần lặp = giá trị cuối – giá trị đầu + 1
+ Giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu;
Ví dụ 3: Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp:
Program lap;
Var i: integer;
Begin
 For i:= 1 to 10 do 
 Writeln(‘day la lan lap thu’, i);
 Readln;
End.
Ví dụ 4: Để in một chữ O trên màn hình.
ues crt;
var i:integer;
begin
 clrscr;
 for i:= 1 to 20 do
 begin 
	 writeln(‘O’);
	 delay(100);
 end;
 readln;
end.
 Lưu ý: Câu lệnh có sử dụng câu lệnh ghép thì phải đặt trong hai từ khóa Begin  end.
Hoạt động 2: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp (16’)
Gv: Gọi Hs đọc yêu cầu của ví dụ 5.
Hs: Đọc yêu cầu.
Gv: Cùng với Hs phân tích chương trình của ví dụ 5
Hs: Cùng với giáo viên phân tích chương trình của ví dụ 5 để hiểu hơn ví dụ và lệnh lặp For  to  do.
Gv: Tương tự, cùng với Hs phân tích chương trình của ví dụ 6
 Yêu cầu học sinh nhận xét chương trình trên (kiểu dữ liệu của biến P)
Hs: Có thêm kiểu dữ liệu mới: Longint.
Gv: Chính xác hóa. Giới thiệu thêm kiểu dữ liệu Longint và đưa ra lưu ý.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 5: Tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
S = 1+2+3+  + N 
Program tinh_tong;
Var N,i: Integer;
 S: longint;
Begin
 Write(‘nhap so N =’);
 Readln(N);
S:=0;
For i:=1 to N do S:=S+i
Witeln(‘Tong cua ‘,N,’ so tu nhien dau tien S = ‘, S);
Readln;
End.
Ví dụ 6: tính tích N số tự nhiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
N! = 1.2.3.N
Program Tinh_Giai_Thua;
var 	N,i:integer;
	P:longint;
begin
	write(‘Nhap so N = ‘);
	readln(N);
	P:= 1;
	for i:= 1 to N do
	P:= P*i;
	writeln( N, ‘! = ‘, P);
	readln;
end.
Tổng kết. (4 phút)
 Gv: Nêu cú pháp câu lệnh lặp For  to  do. Nêu quá trình hoạt động của câu lệnh lặp For  to  do.
 Hs: Trả lời câu hỏi..
Hướng dẫn học tập. (4 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập sách giáo khoa.
- Về nhà xem lại các chương trình trong các mục 3 và 4 (Sgk) đã được học.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Tìm kiếm, sưu tầm những bài tập có sử dụng câu lệnh lặp For  to  do.
- Chuẩn bị cho tiết sau làm bài tập.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Câu lệnh lặp - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông.doc