Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Trần Văn Hải - Trường THCS Đạ Long

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu thêm về các bài tập Pascal

2. Kĩ năng: Viết đúng các lệnh trong chương trình;

3. Thái độ: Nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1792Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Trần Văn Hải - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2014
Ngày dạy: 10/11/2014
Tuần: 13
Tiết: 25
BÀI THỰC HÀNH PASCAL
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu thêm về các bài tập Pascal 
2. Kĩ năng: Viết đúng các lệnh trong chương trình;
3. Thái độ: Nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
8A1:
8A2:
8A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thông qua nội dung bài thực hành.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Bài tập 1
+ GV: Đưa ra yêu cầu cho HS
+ GV: Yêu cầu HS viết chương trình tính trung bình công của ba số nguyên dương.
+ GV: Giải thích hướng dẫn HS cách tiếp cận bài toán và thực hiện viết chương trình được đưa ra.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện gõ đoạn chương trình sau:
Program trung_binh_cong;
Uses crt;
Var a, b, c, tb: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap so a: ’); Readln(a);
Write(‘nhap so b: ’); Readln(b);
Write(‘nhap so c: ’); Readln(c);
tb := (a+b+c)/3;
write(‘trung binh cong: ’,tb);
readln 
End.
+ GV: Quan sát hướng dẫn, thao tác mẫu quá trình làm bài của các em bên dưới.
+ GV: Cho một HS lên bảng thực hiện bài tập theo yêu cầu đã đưa ra.
+ GV: Hướng dẫn các em sửa các bài tập, yêu cầu các bạn khác quan sát nhận xét.
+ GV: Hướng dẫn sửa sai cho HS, chỉ ra các lỗi các em thường gặp.
+ GV: Lưu ý: sử dụng “:” khác với “;” dùng để kết thúc câu lệnh.
+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong thực hiện lưu bài với tên trungbinh.
+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong biên dịch chương trình.
+ GV: Cho HS chạy chương trình xem kết quả đạt được khi gõ xong.
+ GV: Giải thích cho HS các câu lệnh trong chương trình cho các em nhận biết.
+ GV: Cho HS thực hiện chạy chương trình với các thông số khác nhau.
+ GV: Yêu cầu các em thực hiện lại bài toán mà không quan sát bài mẫu của GV.
+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của các em.
+ GV: Hướng dẫn giúp đỡ các em trong những câu lệnh khó.
+ GV: Cho HS quan sát một số bài mà các bạn em đã thực hiện tốt.
+ GV: Chỉ ra ưu điểm mà bài làm HS đạt được.
+ GV: Trình chiếu một bài có chương trình chạy đúng bị lỗi, hướng dẫn các em cách trình bày và khắc phục lỗi thường gặp.
+ GV: Yêu cầu HS lưu bài lại sau khi đã chỉnh sửa hoàn thiện.
+ GV: Nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung bài tập 1.
+ HS: Đọc và tìm hiểu thông tin.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu thực hiện viết chương trình theo yêu cầu của GV.
+ HS: Chú ý lắng nghe giải thích của GV để biết về chương trình.
+ HS: Thực hiện gõ chương trình theo yêu cầu đúng hướng dẫn:
Program trung_binh_cong;
Uses crt;
Var a, b, c, tb: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap so a: ’); Readln(a);
Write(‘nhap so b: ’); Readln(b);
Write(‘nhap so c: ’); Readln(c);
tb := (a+b+c)/3;
write(‘trung binh cong: ’,tb);
readln 
End.
+ HS: Thực hiện dưới sự quan sát giúp đỡ của GV.
+ HS: Một HS lên thực hiện các yêu cầu giống các bạn bên dưới.
+ HS: Sửa các lỗi theo sự hướng dẫn của GV khi gặp khó khăn.
+ HS: Nhận biết các lỗi các em hay gặp trong quá trình thực hiện.
+ HS: Chú ý dùng đúng dấu tránh nhầm lẫn giữa hai dấu.
+ HS: Thực hiện lưu bài với tên đã được yêu cầu.
+ HS: Thực hiện biên dịch (Alt + F9) chương trình kiểm tra lỗi, sửa lỗi nếu có.
+ HS: Thực hiện chạy chương trình (Ctrl + F9) kiểm chứng, xem kết quả đạt được.
+ HS: Biết được câu lệnh được sử dụng trong bài.
+ HS: Chú ý quan sát và kiểm tra kết quả tự tính so với chương trình đưa ra.
+ HS: Thực hiện viết lại chương trình theo cách hiểu của các em.
+ HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: Thao tác tự phát hiện ra nội dung kiến thức cần đạt được.
+ HS: Quan sát và học tập các bài làm tốt của bạn mình.
+ HS: Học tập được cách làm việc khoa học.
+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của GV, cách trình bày và các lỗi thường mắc phải trong khi gõ chương trình.
+ HS: Thực hiện các bước lưu bài với tên do cac em đặt.
+ HS: Chú ý lắng nghe ghi nhớ các nội dung đã được thực hiện.
1. Bài tập 1:
Program trung_binh_cong;
Uses crt;
Var a, b, c, tb: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap so a: ’); Readln(a);
Write(‘nhap so b: ’); Readln(b);
Write(‘nhap so c: ’); Readln(c);
tb := (a+b+c)/3;
write(‘trung binh cong: ’,tb);
readln 
End.
4. Củng cố:
	- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
5. Dặn dò:
 	- Chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/09/2014
Ngày dạy: 17/09/2014
Tuần: 5
Tiết: 10
BÀI THỰC HÀNH 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.
- Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư
- Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình. 
2. Kĩ năng: 
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình;
3. Thái độ: Nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
8A1:
8A2:
8A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thông qua bài thực hành.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
+ GV: Yêu cầu các em ôn lại về cách chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư với số nguyên trong chương trình Pascal.
+ GV: Cho HS đọc nội dung bài 2.
+ GV: Yêu cầu HS mở một tệp mới và gõ chương trình sau đây:
uses crt;
begin
 clrscr;
 writeln(‘16/3 = ’, 16/3);
 writeln(‘16 div 3 = ’, 16 div 3);
 writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 mod 3);
 writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 – (16 div 3)*3);
 writeln(’16 div 3 = ’, (16 – (16 mod 3))/3);
end.
+ GV: Yêu cầu các HS thực hiện theo cá nhân, soạn chương trình trên máy tính.
+ GV: Cho 1 HS lên bảng thực hiện bài tập độc lập với các HS khác.
+ GV: Quan sát hướng dẫn quá trình làm bài.
+ GV: Hướng dẫn các em sửa các lỗi các em gặp phải trong quá trình thực hiện.
+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong thực hiện lưu bài với tên phepchia.
+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong biên dịch chương trình kiểm tra lỗi, chạy chương trình xem kết quả đạt được khi gõ xong.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện sửa các lỗi mà các em gặp phải trong quá trình gõ chương trình.
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn thực hiện trên bảng.
+ GV: Sau khi biên dịch sửa các lỗi xong yêu cầu HS thực hiện chạy chương trình kiểm chứng kết quả đạt được.
+ GV: Quan sát hướng dẫn HS thực hiện chạy chương trình xem kết quả đạt được.
+ GV: Yêu cầu các em nhận xét về kết quả đạt được khi chạy chương trình.
+ GV: Yêu cầu các em so sánh giữa các câu lệnh sự khác nhau của các câu lệnh so với kết quả thu được sau khi chạy chương trình.
+ GV: Nhận xét kết quả đạt được của các em sau khi thực hiện xong chương trình.
+ GV: Cho HS quan sát một số bài mà các bạn em đã thực hiện tốt.
+ HS: Thực hiện nhắc lại phép toán chia lấy phần nguyên dùng div và phép toán chia lấy phần dư dùng mod.
+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.
+ HS: Thực hiện gõ chương trình theo yêu cầu vào Pascal:
uses crt;
begin
 clrscr;
 writeln(‘16/3 = ’, 16/3);
 writeln(‘16 div 3 = ’, 16 div 3);
 writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 mod 3);
 writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 – (16 div 3)*3);
 writeln(’16 div 3 = ’, (16 – (16 mod 3))/3);
end.
+ HS: Thực hiện theo cá nhân các yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS: Một em lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS: Làm bài dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Quan sát so sánh với bài làm của bạn làm theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Thực hiện lưu bài với các bước đã được học ở tiết trước.
+ HS: Thực hiện biên dịch (Alt + F9) chương trình kiểm tra lỗi, sửa lỗi nếu có.
+ HS: Thực hiện sửa các lỗi theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: So sánh bài làm của mình, nhận xét và bổ xung ý kiến.
+ HS: Thực hiện chạy chương trình (Ctrl + F9), xem kết quả đạt được.
+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV, chú ý kết quả đạt được.
+ HS: Nhận xét kết quả của câu lệnh:
writeln(‘16 div 3 = ’, 16 div 3);
writeln(’16 div 3 = ’, (16 – (16 mod 3))/3);
à Có kết quả giống nhau và bằng 5
writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 mod 3);
writeln(‘16 mod 3 = ’, 16 – (16 div 3)*3);
à Có kết quả giống nhau và bằng 1
+ HS: Quan sát và học tập các bài làm tốt của bạn mình.
Hoạt động 2: Sử dụng các câu lệnh tạm ngừng chương trình
+ GV: Yêu cầu HS tiếp tục thêm các câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln.
+ GV: Cho HS thực hiện chạy chương trình xem kết quả đạt được.
+ GV: Các em có nhận xét gì khi thêm câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu lệnh delay(5000) đã được tìm hiểu.
+ GV: Yêu cầu HS tiếp tục thêm các câu lệnh readln vào chương trình trước từ khóa end.
+ GV: Cho HS thực hiện chạy chương trình xem kết quả đạt được.
+ GV: Yêu cầu HS nhấn phím Enter và quan sát kết quả thực hiện.
+ GV: Chức năng của câu lệnh readln trong chương trình?
+ GV: Nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung.
+ HS: Thực hiện thêm các câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln theo yêu cầu.
+ HS: Thực hiện chạy chương trình (Ctrl + F9), xem kết quả đạt được.
+ HS: Chương trình tạm dừng 5 giây sau khi in từng kết quả ra màn hình.
+ HS: Lệnh delay dùng để tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định.
+ HS: Thực hiện thêm các câu lệnh readln vào chương trình trước từ khóa end.
+ HS: Thực hiện chạy chương trình (Ctrl + F9), xem kết quả đạt được.
+ HS: Thực hiện nhấn phím Enter, chương trình quay lại màn hình soạn thảo.
+ HS: Tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím.
+ HS: Chú ý lắng nghe ghi nhớ các nội dung.
4. Củng cố - dặn dò: 
	- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
 	- Xem lại bài thực hành, các thao tác.
 	- Xem phần tiếp theo của bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1. Bài tập 1: Luyện tập gõ các biểu thức số học.
a. 15x4-30+12;
b. ;
c. ;
d. ;
à Chuyển đổi thành các biểu thức viết bằng kí hiệu trong pascal.
Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
+ GV: Cho HS đọc nội dung bài 2.
+ GV: Gợi mở lại cho HS về phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
+ GV: Yêu cầu HS mở tệp mới và gõ chương trình bài 2.
+ GV: Yêu cầu hoàn thành nội dung bài 2 giống mẫu.
+ GV: Yêu cầu HS dịch và chạy chương trình.
+ GV: Yêu cầu HS thêm câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh Writeln. Chạy chương trình và quan sát.
+ GV: Yêu cầu HS thêm câu lệnh Readln vào sau mỗi câu lệnh Writeln. Chạy chương trình và quan sát. Nhấn Enter để tiếp tục.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Đọc, tìm hiểu trong SGK.
+ HS: Tập trung quan sát chú ý, nhớ lại kiến thức đã được học.
+ HS: Thực hành các thao tác đã được học.
+ HS: Thực hiện dưới sự quan sát của GV.
+ HS: Thực hành thao tác dịch và chạy chương trình.
+ HS: Thêm câu lệnh delay(5000) theo hướng dẫn. Chạy chương trình, quan sát và nhận xét.
+ HS: Thêm câu lệnh Readln theo hướng dẫn. Chạy chương trình, quan sát và nhận xét. Nhấn Enter để tiếp tục.
+ HS: Chú ý lắng nghe.
2 . Bài tập 2.
- Phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
- Tìm hiểu lệnh delay, readln và cho nhận xét.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1. Bài tập 1: Luyện tập gõ các biểu thức số học.
a. 15x4-30+12;
b. ;
c. ;
d. ;
à Chuyển đổi thành các biểu thức viết bằng kí hiệu trong pascal.
Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
+ GV: Cho HS đọc nội dung bài 2.
+ GV: Gợi mở lại cho HS về phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
+ GV: Yêu cầu HS mở tệp mới và gõ chương trình bài 2.
+ GV: Yêu cầu hoàn thành nội dung bài 2 giống mẫu.
+ GV: Yêu cầu HS dịch và chạy chương trình.
+ GV: Yêu cầu HS thêm câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh Writeln. Chạy chương trình và quan sát.
+ GV: Yêu cầu HS thêm câu lệnh Readln vào sau mỗi câu lệnh Writeln. Chạy chương trình và quan sát. Nhấn Enter để tiếp tục.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Đọc, tìm hiểu trong SGK.
+ HS: Tập trung quan sát chú ý, nhớ lại kiến thức đã được học.
+ HS: Thực hành các thao tác đã được học.
+ HS: Thực hiện dưới sự quan sát của GV.
+ HS: Thực hành thao tác dịch và chạy chương trình.
+ HS: Thêm câu lệnh delay(5000) theo hướng dẫn. Chạy chương trình, quan sát và nhận xét.
+ HS: Thêm câu lệnh Readln theo hướng dẫn. Chạy chương trình, quan sát và nhận xét. Nhấn Enter để tiếp tục.
+ HS: Chú ý lắng nghe.
2 . Bài tập 2.
- Phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.
- Tìm hiểu lệnh delay, readln và cho nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán - Trần Văn Hải - Trường THCS Đạ Long.doc