Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động:

 - Học sinh biết thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình.

 - Học sinh biết và hiểu từng câu lệnh trong chương trình; hiểu hơn việc khai báo mảng, việc xử lí dãy số trong chương trình.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được các thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình; viết chương trình Pascal có sử dụng biến mảng.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình; viết chương trình Pascal có sử dụng biến mảng.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 31 - Tiết 60
 Ngày dạy: 25/03/2015
Bài thực hành 7:
XỬ LÍ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: 
 - Học sinh biết thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình.
 - Học sinh biết và hiểu từng câu lệnh trong chương trình; hiểu hơn việc khai báo mảng, việc xử lí dãy số trong chương trình.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình; viết chương trình Pascal có sử dụng biến mảng.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác với phần mềm Pascal để thực hiện viết chương trình, dịch, chạy và lưu chương trình; viết chương trình Pascal có sử dụng biến mảng.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Thực hành sử dụng biến mảng.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Pascal hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng:
Kiểm tra trong quá trình thực hành.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động :(35 phút)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 sách giáo khoa.
Hs: Đọc hiểu yêu cầu bài tập
Gv: Gợi ý ý tưởng của bài toán.
Hs: Xây dựng ý tưởng cho bài toán.
Gv: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu từng câu lệnh trong chương trình Sgk đưa ra.
Hs: Đọc hiểu chương trình.
Gv: Nhận xét. Cho học sinh viết và chạy thử chương trình trên máy.
Hs: Viết chương trình, chạy thử chương trình.
Gv: Quan sát. Trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh.
Gv: Yêu cầu học sinh chạy thử chương trình với các dữ liệu tự cho.
Hs: Thực hiện chạy chương trình
Bài 2. Bổ sung và chỉnh sửa chương trình trong bài 1 để nhập hai loại điểm Toán và Ngữ văn của các bạn, sau đó in ra màn hình điểm trung bình của mỗi bạn trong lớp (theo công thức điểm trung bình = (điểm Toán + điểm Ngữ văn)/2), điểm trung bình của cả lớp theo từng môn Toán và Ngữ văn. 
a) Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh sau đây:
Phần khai báo:
Var
i, n: integer;
TbToan, TbVan: real;
DiemToan, DiemVan: array[1..100] of real; 
Phần thân chương trình:
begin
writeln('Diem trung binh:');
for i:=1 to n do
writeln(i,'. ',(DiemToan[i]+DiemVan[i])/2:3:1);
TbToan:=0; TbVan:=0;
for i:=1 to n do
begin TbToan:=TbToan+DiemToan[i];
TbVan:=TbVan+DiemVan[i] end;
TbToan:=TbToan/n; TbVan:=TbVan/n;
writeln('Diem trung binh mon Toan: ',TbToan:3:2);
writeln('Diem trung binh mon Van: ',TbVan:3:2);
end.
b) Bổ sung các câu lệnh trên vào vị trí thích hợp trong chương trình. Thêm các lệnh cần thiết, dịch và chạy chương trình với các số liệu thử. 
Tổng kết. (3 phút)
 - Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (5 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các chương trình đã được thực hành hôm nay.
- Về nhà viết lại và chạy thử chương trình với các dữ liệu vào khác nhau để hiểu hơn chương trình. (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem lại các kiến thức về các câu lệnh đã được học (If, For, While) và bài 9 để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết thực hành đạt kết quả cao.
PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 7. Xử lý dãy số trong chương trình - Nguyễn Hữu Khoa - Trường THCS Thạnh Đông.doc