Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành số 3: Khai báo và sử dụng biến - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

Học sinh biết các kiểu dữ liệu trong chương trình Pascal.

Học sinh biết cách khai báo biến trong chương trình.

- HS hiểu:

HS hiểu được cách sử dụng biến trong chương trình.

1.2. Kỉ năng:

Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.

1.3. Thái độ:

hs có thái độ học tập nghiêm túc.

chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng máy.

2. TRỌNG TÂM

- Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu.

- Viết chương trình có khai báo và sử dụng biến.

- Viết chương trình có hoán đổi giá trị giữa hai biến.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1683Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành số 3: Khai báo và sử dụng biến - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài: bài thực hành 3 – tiết: 13,14
Tuần dạy: 7
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN 
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
Học sinh biết các kiểu dữ liệu trong chương trình Pascal.
Học sinh biết cách khai báo biến trong chương trình.
- HS hiểu:
HS hiểu được cách sử dụng biến trong chương trình. 
1.2. Kỉ năng:
Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
1.3. Thái độ:
hs có thái độ học tập nghiêm túc.
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng máy.
2. TRỌNG TÂM
Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu.
Viết chương trình có khai báo và sử dụng biến.
Viết chương trình có hoán đổi giá trị giữa hai biến.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Phòng máy tính. Chia cặp thực hành.
3.2. Học sinh : Đọc trước bài thực hành, học thuộc kiến thức lý thuyết và các bài tập đã học.
4. TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
lớp 8a1: 	
lớp 8a2: 	
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình pascal?
Câu 2: Nêu cú pháp khai báo hằng?
Trả lời:
Câu 1: Var :;
Câu 2: Const =;
4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ban đầu
G : Đóng điện
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là viết chương trình để tính toán.
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
H : ổn định vị trí trên các máy.
Hoạt động 2 : Giáo viên yêu cầu HS gõ chương trình bài 1 phần a
program Tinh_tien;
uses crt;
var
 soluong: integer; 
 dongia, thanhtien: real; 
 thongbao: string;
const phi=10000;
begin
 clrscr;
 thongbao:='Tong so tien phai thanh toan : ';
 {Nhap don gia va so luong hang}
 write('Don gia = '); readln(dongia);
 write('So luong = ');readln(soluong); 
 thanhtien:= soluong*dongia+phi;
 (*In ra so tien phai tra*)
 writeln(thongbao,thanhtien:10:2);
 readln
end. 
Bài 1. Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài trị giá hàng hoá, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài 1 phần b, c, d.
Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có.
Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra.
Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
Tiết 13 - Hoạt động 4 : Hướng dẫn ban đầu
G : Đóng điện
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là viết chương trình để tính toán.
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
H : ổn định vị trí trên các máy.
Hoạt động 5 : Giáo viên yêu cầu HS gõ chương trình bài 2
program hoan_doi;
var x,y,z:integer;
begin
read(x,y);
writeln(x,' ',y);
z:=x;
x:=y;
y:=z;
writeln(x,' ',y);
readln
end.
Bài 2. Thử viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.
Hoạt động 6 : Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.
G: hướng dẫn
Câu lệnh Pascal writeln(:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình; trong đó giá trị thực là số hay biểu thức số thực và n, m là các số tự nhiên. n quy định độ rộng in số, còn m là số chữ số thập phân. Lưu ý rằng các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải.
Hoạt động 7 : Giáo viên tổng kết nội dung tiết thực hành.
G : Khái quát nội dung chính cần đạt trong tiết thực hành này (SGK)
H : Đứng tại chỗ đọc lại.
G : Có thể giải thích thêm (nếu cần)
Tổng kết : SGK
Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal: +, -, *, /, mod và div. 
Các lệnh làm tạm ngừng chương trình:
delay(x) tạm ngừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây, sau đó tự động tiếp tục chạy.
read hoặc readln tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter.
Câu lệnh Pascal writeln(:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình; trong đó giá trị thực là số hay biểu thức số thực và n, m là các số tự nhiên. n quy định độ rộng in số, còn m là số chữ số thập phân. Lưu ý rằng các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Câu 1: Muốn sử dụng được biến thì ta phải:
	a/ Đặt tên.
	b/ Khai báo
	c/ Gán giá trị.
	d/ Tất cả sai.
	- Đáp án câu 1: b
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Đối với bài học ở tiết học này:
	Xem lai các thao tác. Thực hành thêm nếu có điều kiện.
	- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
	Chuẩn bị bài mới. Bài 5: “Từ bài toán đến chương trình.” trả lời các câu hỏi:
Thế nào là xác định bài toán?
Qua trình giải toán trên máy tính như thế nào?
Thuật toán là gì?
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Sử dụng biến trong chương trình - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc.doc