BÀI THỰC HÀNH 4: SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Viết được câu lệnh điều kiện trong chương trình.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
3. Thái độ: Học tập tự giác, ý thức học tập, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:
8A2:
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài thực hành.
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Tiếp tục rèn luyện các thao tác ta vào bài thực hành.
Ngày soạn: 11/11/2017 Ngày dạy: 13/11/2017 Tuần: 13 Tiết: 26 BÀI THỰC HÀNH 4: SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Viết được câu lệnh điều kiện trong chương trình. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. 3. Thái độ: Học tập tự giác, ý thức học tập, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 8A1: 8A2: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong nội dung bài thực hành. 3. Bài mới: * Hoạt động khởi động: Tiếp tục rèn luyện các thao tác ta vào bài thực hành. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (39’) Tìm hiểu bài tập 3. + GV: Hướng dẫn các em phân tích bài các bước thực hiện. + GV: Ôn tập cho HS kiến thức toán học yêu cầu HS trả lời. + GV: Củng cố thuật toán. + GV: Khi nào thì độ dài của 3 cạnh tạo thành một tam giác. + GV: Cho HS trình bày ý tưởng của bài toán. + GV: Cho HS mô tả thuật toán của bài toàn. + GV: Xác định bài toán? + GV: Yêu cầu HS xác định thông tin đã cho (Input) và thông tin cần tìm (Output). + GV: Mô tả thuật toán? + GV: Yêu cầu HS trình bày cách kiểm tra bài toán. + GV: Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm. + GV: Hướng dẫn các nhóm thực hiện viết thuật toán. + GV: Nhận xét hướng dẫn. + GV: Cho HS viết chương trình. + GV: Cho HS gõ đoạn chương trình trong SGK. + GV: Hướng dẫn các em viết các câu lệnh dựa trên các bước của thuật toán đã đưa ra. + GV: Quan sát quá trình gõ chương trình, sửa sai cho các em. + GV: Hướng dẫn những câu lệnh khó, giúp đỡ các HS yếu. + GV: Hướng dẫn HS sử dụng thêm từ khóa and sử dụng trong điều kiện. + GV: Giải đáp các thắc mắc mà các em yêu cầu. + GV: Giải thích các câu lệnh khó mà các em không hiểu. + GV: Cho HS thực hiện vận dụng tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh. + GV: Hướng trọng tâm vào câu lệnh điều kiện để các em nắm bắt ý nghĩa và cách sử dụng câu lệnh. + GV: Kiểm tra mức độ hiểu bài của HS đối với câu lệnh điều kiện. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn. + GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn thực hiện. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. + GV: Yêu cầu HS thực hiện xong lưu bài lại. + GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung. + GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, hiểu nội dung bài tập. + HS: Vận dụng kiến thức toán học đã học trả lời câu hỏi. + HS: Tập trung lắng nghe. + HS: Trả lời bằng những kiến thức các em đã được học. + HS: a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác khi và chỉ khi a+b>c, b+c>a và c+a>b. + HS: Thực hiện theo nhóm mô tả thuật toán: * Xác định bài toán: - Input: Ba số a, b, c. - Output: Kiểm tra ba số a, b, c có là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không. * Mô tả thuật toán: - Bước 1: Nhập 3 số a, b, c. - Bước 2: Nếu (a+b>c) và (b+c>a) và (c+a>b) thì 3 số a, b, c là 3 cạnh của một tam giác ngược lại a, b, c không là 3 cạnh của một tam giác. - Bước 3: Kết thúc thuật toán. * Viết chương trình: + HS: Thực hiện: Program Ba_canh_tam_giac; Uses Crt; Var a, b, c: Real; BEGIN Clrscr; Write(‘Nhập ba so a, b, c : ’); Readln(a, b, c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) Then Writeln(‘a, b, c la ba canh cua mot tam giac’) Else Writeln(‘a, b, c khong la ba canh cua mot tam giac’); Readln END. + HS: Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh theo sự hướng dẫn. + HS: Thực hiện tìm hiểu câu lệnh điều kiện theo sự hướng dẫn của GV đưa ra. + HS: Trả lời nội dung các câu hỏi của GV đưa ra. + HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên. + HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên. + HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn. + HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV. + HS: Lưu bài lại với tên SAP_XEP.PAS. + HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn. + HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe. 3. Bài tập 3. Program Tam_giac; Uses Crt; Var a, b, c: Real; BEGIN Clrscr; Write(‘Nhập ba so a, b, c : ’); Readln(a, b, c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) Then Writeln(‘a, b, c la ba canh cua mot tam giac’) Else Writeln(‘a, b, c khong la ba canh cua mot tam giac’); Readln END. 4. Củng cố: (4’) - Củng cố cú pháp sử câu lệnh điều kiện dạng đủ. 5. Dặn dò: (1’) - Ôn lại các nội dung bài chuẩn bị cho tiết bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: