BÀI 7: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
- Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả.
2. Kĩ năng: Nhận biết được mục đích sử dụng và một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý chí vượt qua những khó khăn, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
9A1:
9A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Em hãy trình bày vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Phần mềm trình chiếu là gì? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Ngày soạn: 19/11/2017 Ngày dạy: 21/11/2017 Tuần: 14 Tiết: 27 BÀI 7: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất. - Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung. - Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả. 2. Kĩ năng: Nhận biết được mục đích sử dụng và một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý chí vượt qua những khó khăn, tích cực. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 9A1: 9A2: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Em hãy trình bày vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại? 3. Bài mới: * Hoạt động khởi động: Phần mềm trình chiếu là gì? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (19’) Tìm hiểu trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày. + GV: Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ trình bày các nội dung sau: + GV: Vì sao trong cuộc sống chúng ta thường xuyên trao đổi thông tin? + GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ. + GV: Vậy hoạt động trình bày là gì? + GV: Đưa ra các ví dụ minh họa cho các hoạt động nói trên. + GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ tương tự như GV đã trình bày. + GV: Yêu cầu các HS khác quan sát nhận xét bổ xung ý kiến cho các bạn để hoàn thiện. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + GV: Giải bài toán trên bảng, thuyết trình về một đề tài trong một cuộc hội thảo để có hiệu quả người ta sử dụng những công cụ nào để hỗ trợ? + GV: Nhận xét hướng dẫn HS. + GV: Hiện nay có công cụ nào hỗ trợ tích cực cho việc trình bày? + GV: Tác dụng của các công cụ hỗ trợ trình bày này là gì? + GV: Các chương trình giúp tạo và chiếu các nội dung trên màn hình thay thế cho việc viết bảng gọi là gì? + GV: Đưa ra các nội dung hình ảnh minh họa cho HS quan sát nhận biết. + HS: Thực hiện thảo luận trình bày các nội dung theo yêu cầu của GV đưa ra. + HS: Việc tiếp nhận và xử lý thông tin là một quá trình trong cuộc sống hàng ngày. + HS: Là hình thức chia sẻ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người khác. + HS: Ví dụ: - Giải bài toán trên bảng cho cả lớp theo dõi. - Thuyết trình về một đề tài trong cuộc sống . + HS: Thực hiện ghi bài. + HS: Bảng để viết, các hình vẽ hoặc biểu đồ được trình bày sẵn trong khổ giấy lớn. + HS: Tập trung lắng nghe. + HS: Đó là máy tính điện tử. + HS: Việc trình bày trở nên sinh động, có hiệu quả hơn, + HS: Các chương trình máy tính đó được gọi là phần mềm trình chiếu. + HS: Quan sát chú ý, tìm hiểu nội dung bài học. 1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày. - Trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người. - Nội dung được chiếu cho mọi người cùng quan sát được gọi là trang chiếu và tập hợp các trang chiếu đó tạo thành bài trình chiếu. - Việc sử dụng bài trình chiếu nhằm các mục đích: + Làm nổi bật nội dung và ghi nhớ các điểm chính. + Giúp mọi người dễ hình dung và dễ hiểu. Hoạt động 2: (19’) Tìm hiểu phần mềm trình chiếu. + GV: Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ trình bày các nội dung sau: + GV: Từ định nghĩa phần mềm trình chiếu, em thử suy nghĩ xem phần mềm trình chiếu sẽ có những chức năng như thế nào? + GV: HS quan sát ví dụ các bài trình chiếu có cùng nội dung nhưng khác nhau về số trang và tự rút ra kết luận. + GV: Các trang nói trên gọi là gì? Theo em trong phần mềm trình chiếu ta có thể soạn thảo và chỉnh sửa như trong Word không? + GV: Nhận xét và giải thích thêm, có thể thực hiện trên máy để cả lớp cùng quan sát. + GV: Vậy vì sao mình không dùng Word mà lại dùng phần mềm trình chiếu? + GV: Ở trường ta em thấy thường dùng công cụ gì để trình chiếu? + GV: Giới thiệu một số hình ảnh máy chiếu cho HS quan sát. + GV: Cùng với việc tạo các bài trình chiếu, phần mềm trình chiếu còn giúp chúng ta điều gì? + GV: Sử dụng bài trình chiếu dưới dạng điện tử có những ưu điểm gì? + HS: Thực hiện thảo luận trình bày các nội dung theo yêu cầu của GV đưa ra. + HS: Các chức năng cơ bản: 1. Tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử. 2. Trình chiếu các trang của bài trình chiếu. + HS: Chú ý lắng nghe, quan sát các ví dụ và tự rút ra kết luận. + HS: Các trang này được gọi là các trang chiếu. Phần mềm trình chiếu ta có thể soạn thảo và chỉnh sửa như trong Word. + HS: Chú ý lắng nghe, quan sát ví dụ của GV đưa ra. + HS: Vì ta có thể làm cho các nội dung trên trang chiếu chuyển động để bài trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn. + HS: Máy chiếu Projector và máy tính điện tử. + HS: Quan sát hình ảnh do máy Projector chiếu ra. + HS: Với phần mềm trình chiếu người ta có thể in bài trình chiếu ra giấy và phát cho người nghe để theo dõi nội dung trình bày. + HS: Dễ dàng chỉnh sửa có thể tận dụng được khả năng hiển thị màu sắc phong phú. 2. Phần mềm trình chiếu. - Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử. - Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung được gọi là trang chiếu. - Mội phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản. - Ngoài ra còn có thể tạo các chuyển động của văn bản, hình ảnh,... trên trang chiểu để bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn hơn. 4. Củng cố: - Củng cố trong nội dung bài học. 5. Dặn dò: (1’) - Xem trước nội dung bài học tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: