Giáo án Tin học 9 - Trường THCS Mẹ Thứ

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/ thư mục bằng cách sao chép thông thường.

2. Kỹ năng

- Biết cách sao chép một số tệp, văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thư mục trên ổ đĩa C, đĩa mềm, USB, hoặc đĩa CD.

2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK.

III/ PHƯƠNG PHÁP

 - GV: Hướng dẫn học sinh thực hành

 -HS: Thực hành trực tiếp trên máy tính

IIII/ PHƯƠNG PHÁP

 - GV: Hướng dẫn học sinh thực hành

 -HS: Thực hành trực tiếp trên máy tính

 

doc 25 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 9 - Trường THCS Mẹ Thứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh ghi nội dung.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích và ghi chép nội dung.
20 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS phải làm gì phát triển và bảo vệ thông tin Tin học
3. Con người trong xã hội tin học hoá:
Con người cần phải:
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người và của toàn xã hội .
- Cần có trách nhiệm đối với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học có tổ chức, đạo đức...
Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
- Trong xã hội tin học hoá hiện nay con người cần phải làm gì?
- Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời.
- Học sinh khác nhận xét và bổ sung thêm.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Lắng nghe và ghi chép.
4 phút
Hoạt động 3
Mục tiêu: Củng cố kiến thức trong bài
Củng cố kiến thức:
1. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Tin học và kinh tế tri thức.
- Xã hội tin học hoá.
2. Con người trong xã hội tin học hoá.
? Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
? Thế nào là xã hội tin học hoá? Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài cũ, hệ thống lại tất cả kiến thức, để tiết tiếp theo làm bài Kiểm tra 15 phút
Đọc trước nội dung bài Phần mềm trình chiếu để tiết học được tốt hơn.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 25/11/2015
Ngày dạy: 26/11/2015
Tuần 15
Tiết: 29
Bài dạy (Lý thuyết)
PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả.
Kỹ năng
Hình thành kỹ năng nhận dạng, sử dụng có hiệu quả các chức năng của phần mềm trình chiếu vào các lĩnh vực có thể sử dụng được phần mềm trình chiếu.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Phần mềm trình chiếu.
Học sinh: Đọc trước bài học, vở ghi chép.
III/ PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, thảo luận và diễn giải
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn đinh trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Câu hỏi: 
1. Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
2. Thế nào là xã hội tin học hoá? Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: Giúp HS thấy được hỗ trợ của công cụ trình bày
1. Trình bày và công cụ hổ trợ trình bày:
- Hoạt động trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người khác. Giải bài toán trên bảng, phát biểu về một kế họach hay thuyết trình về một đề tài..
- Công cụ hổ trợ trình bày: bảng để viết, các hình vẽ hay biểu đồ ... phần mềm trình chiếu.
- Các em đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
? thế nào là hoạt động trình bày? 
? Để việc trình bày có hiệu quả người ta thường làm gì?
?Thế nào gọi là phần mềm trình chiếu?
GV: bổ sungình chốt kiến thức đúng
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân phát biểu trả lời
- Sử dụng nhiều công cụ khác nhau: bảng, hình vẽ, biểu đồ ....
- Các chưong trình máy tính mục đích tạo và chiếu các nội dung trên màn hình thay cho việc viết bảng.
- Nghe giảng - ghi vở
20 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: Giúp HS nắm được ưu điểm phần mềm soạn thảo khác
2. Phần mềm trình chiếu:
- Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử. 
- Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung, được gọi là trang chiếu
- Mọi phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản.
- Ngoài ra còn có thể tạo các chuyển động của văn bản, hình ảnh ... trên trang chiếu để bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn hơn.
- Hiện nay khoa học phát triển có nhiều chương trình đã được viết để phục vụ đời sống trong đó có phần mềm nhằm mục đích giúp ta tạo bài trình chiếu đó là: Phần mềm trình chiếu.
- Cho học sinh quan sát một bài trình chiếu dưới dạng điện tử hoặc cho quan sát hình đã chuẩn bị. 
- Cho HS thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu:
- Muốn trang trình chiếu được hiển thị cho nhiều người được xem trên màn hình rộng, ta phải dùng thiết bị gì? 
- Trong thực tế có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau nhưng chúng đều có một số chức năng chính nào? 
GV: Lưu ý học sinh: từ đây về sau, nếu nói đến bài trình chiếu chúng ta chỉ hiểu là bài trình chiếu được tạo bằng phần mềm trình chiếu. 
- Cho học sinh quan sát một đoạn trình chiếu (có trình bày văn bản, biểu đồ, có đoạn phim, có âm thanh ....) 
- Theo em, phần mềm trình chiếu có thể soạn thảo văn bản được không ?
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Không giới hạn.
- Máy chiếu.
- Sử dụng phần mềm trình chiếu.
- Tham khảo sách giáo khoa để trả lời. 
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Suy nghỉ trả lời.
4 phút
Hoạt động 3
Mục tiêu: cũng cố kiếm thức trong bài
Củng cố kiến thức
- Phần mềm trình chiếu.
- Hai chức năng chính.
? Kể các công cụ hổ trợ trình bày mà em biết?
? Hai chức năng chính của phần mềm trình chiếu?
Học sinh trả lời câu hỏi qua đó củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Các em về nhà học bài, xem trước nội dung tiếp theo của bài ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 25/11/2015
Ngày dạy: 26/11/2015
Tuần 15
Tiết: 30
Bài dạy (Lý thuyết)
PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả.
Kỹ năng
Hình thành kỹ năng nhận dạng, sử dụng có hiệu quả các chức năng của phần mềm trình chiếu vào các lĩnh vực có thể sử dụng được phần mềm trình chiếu.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Phần mềm trình chiếu.
Học sinh: Đọc trước bài học, vở ghi chép.
III/ PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, thảo luận và diễn giải
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn đinh trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (Xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
10 phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: HS biết sử dụng bài trình chiếu vào trường hợp nào
2. Phần mềm trình chiếu:
- Sử dụng bài trình chiếu để trình bày trong cuộc họp, để dạy và học trong nhà trường, để giải trí và quảng cáo.
- Cho học sinh quan sát một số tài liệu trên giấy được in từ các trang trình chiếu và yêu cầu học sinh nêu một số ưu điểm của phần mềm trình chiếu.
* GV: Tổng kết một số ưu điểm của phần mềm trình chiếu: 
- In bài trình chiếu trên giấy để phân phát cho người nghe. 
- Tạo vào in các trang chú thích giúp người nói nhớ những ưu điểm cần lưu ý khi trình bài.
- In bài trình chiếu trên các trang giấy trong để có thể sử dụng với các máy chiếu sáng.
- Học sinh suy nghỉ trả lời. 
- Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung cần thiết.
20 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: Giúp HS biết ứng dụng của bài trình chiếu
3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu:
- Chiếu nội dung bài trình chiếu trong các cuộc họp hoặc hội thảo. 
- Tạo các bài giảng điện tử để phục vụ dạy và học.
- Tạo các sản phẩm khác nhau với các hiệu ứng hoạt hình yêu thích.
- Tạo và in các tờ rơi , tờ quảng cáo bằng phần mềm trình chiếu.
- Trình chiếu các thông báo hay nội dung quảng cáo ở nơi công cộng ...
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra các ứng dụng của phần mềm trình chiếu trong thực tế qua các gợi ý:
+ Trong các cuộc hội họp.
+ Trong trường học.
+ Trong giải trí.
+ Ở những nơi công cộng,
Giáo viên chốt lại nội dungchính.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra phương án trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
12 phút
Hoạt động 3
Chữa bài tập.
Bài tập 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 78
? Ngoài bảng viết và hình vẽ, hãy liệt kê thêm một số công cụ hỗ trợ trình bày mà em biết?
? Hãy cho biết hai chức năng chính của phần mềm trình chiếu?
? Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
? Hãy nêu một số môn học có sử dụng bài giảng điện tử và giải thích tại sao sinh động và dễ hiểu hơn?
- Phần mềm trình chiếu.
- Tạo ra các trang chiếu và trình chiếu.
- Phục vụ giảng dạy, tạo sản phẩm giải trí, tạo tờ rơi, quảng cáo, 
- Lịch sử, Địa lý (chiếu các hình ảnh và phim tư liệu), sinh vật, vật lý (chiếu mô phỏng quá trình sinh học, thí nghiệm), ngoại ngữ (loa phát âm thanh)
2 phút
Hoạt động 4
Củng cố kiến thức
Ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại nội dung kiến thức.
Học sinh trả lời và ghi nhớ nội dung kiến thức.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Các em về nhà học bài và xem trước nội dung bài Bài trình chiếu để tiết tiếp theo học tốt hơn.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 2/12/2015
Ngày dạy: 3/12/2015
Tuần 16
Tiết: 31
Bài dạy (Lý thuyết)
BÀI TRÌNH CHIẾU
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần có thể có của một trang chiếu.
Biết được các mẫu nội dung trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu, cũng như tác dụng của chúng.
Biết nhập văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.
Kỹ năng
Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phần mềm trình chiếu.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III/ PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết trình, thảo luận và diễn giải
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Ứng dụng của phần mềm trình chiếu là gì?
Trả lời: Chiếu nội dung bài trình chiếu trong các cuộc họp hoặc hội thảo; Tạo các bài giảng điện tử để phục vụ dạy và học; Tạo các sản phẩm khác nhau với các hiệu ứng hoạt hình yêu thích; Tạo và in các tờ rơi , tờ quảng cáo bằng phần mềm trình chiếu; Trình chiếu các thông báo hay nội dung quảng cáo ở nơi công cộng ...
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu:
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp.
- Các trang chiếu được đánh số thứ tự 1, 2, 3,..., từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
- Các em quan sát hình sau và cho biêt:
Trên hình hiển thị nội dung gì? Có các dạng thông tin nào được hiển thị trên trang chiếu?
- GV: Chốt lại.
- Nội dung trên các trang chiếu có thể là các dạng sau:
+ Văn bản;
+ Hình ảnh, biểu đồ minh hoạ;
+ Các tệp âm thanh và các đoạn phim.
Các nội dung nói trên gọi chung là đối tượng.
GV: Vậy trang chiếu được bố trí thế nào để tạo được hấp dẫn và tăng hiệu quả bài trình chiếu?
- Học sinh quan sát hình ảnh.
- Suy nghĩ trả lời: Văn bản, hình ảnh...
- Học sinh theo dõi.
- Ghi nội dung bài học.
-Học sinh dự đoán câu trả lời.
20 phút
Hoạt động 2
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu:
- Nội dung trên các trang chiếu thường được bố trí giống nhau.
- Trang đầu tiên cho biết chủ đề của bài trình chiếu được gọi là trang tiêu đề.
- Những trang còn lại gọi là trang nội dung.
- Mỗi trang chiếu thường có nội dung văn bản làm tiêu đề trang và nằm ở trên cùng.
- Các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí nội dung (layout) trang chiếu để giúp cho việc trình bày nội dung dễ dàng và nhất quán.
- Cho HS quan sát một cuốn sách và yêu cầu các em nhận xét về cấu trúc của cuốn sách.
- Tương tự như một cuốn sách, một bài trình chiếu gồm có trang đầu tiên và người ta thường gọi là trang tiêu đề. Theo em trang tiêu đề thường ghi nội dung gì?
Trang chiếu
Em có nhận xét gì về cách bố trí nội dung trang chiếu?
- Cho HS quan sát một số trang chiếu có sự bố trí khác nhau trên một trang.
- Đưa hình một số mẫu bố trí cho HS quan sát.
Một số mẫu bố trí trang chiếu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm phân tích để xem các mẫu sử dụng trong tình huống nào cho thích hợp.
GV: Nhận xét và chốt lại.
- HS: ... gồm có trang bìa với tên sách, tác giả, ..., tiếp theo bên trong là nội dung chính.
- HS: ... giới thiệu tên đề tài, tác giả,...
- Phụ thuộc vào dạng nội dung, cách bố trí nội dung trên các trang chiếu có thể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trang chiếu thường có nội dung văn bản làm tiêu đề trang và nằm ở trên cùng.
- Để giúp cho việc trình bày trên trang trình chiếu nhất quán, các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí trang chiếu.
- Học sinh quan sát, thảo luận và phân tích.
- Ghi nội dung.
4 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức:
- Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu.
- Cách bố trí nội dung trang chiếu.
? Thành phần cơ bản của một bài trình chiếu là gì?
? Hãy nêu tác dụng của các mẫu bố trí trang chiếu?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác bổ sung và ghi nhớ nội dung kiến thức.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, xem trước nội dung phần 3,4 của bài Bài trình chiếu để tiết tiếp theo học tốt hơn.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 2/12/2015
Ngày dạy: 3/12/2015
Tuần 16
Tiết: 31
BÀI TRÌNH CHIẾU(tt)
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần có thể có của một trang chiếu.
Biết được các mẫu nội dung trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu, cũng như tác dụng của chúng.
Biết nhập văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.
Kỹ năng
Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phần mềm trình chiếu.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III/ PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết trình, thảo luận và diễn giải
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (Xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
20 phút
Hoạt động 1
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu:
- Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là văn bản.
- Khung văn bản là các khung với đường biên kẻ chấm mờ.
- Khung tiêu đề trang, chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu.
- Khung nội dung: đựoc quy định sẵn để nhập văn bản dạng liệt kê làm nội dung chi tiết của trang chiếu.
- Các thao tác như chỉnh sửa, sao chép giống với soạn thảo văn bản.
- Trong các loại đối tượng trên trang chiếu, dạng thông tin nào là quan trọng và nhất thiết phải có?
- Giáo viên kết luận.
- Các em quan sát hình ảnh sau đây và nhận xét gì về trang chiếu:
Trang chiếu với các khung văn bản
- Giới thiệu các khung văn bản:
+ Khung chứa tiêu đề trang;
+ Khung chứa nội dung.
- Giống như hộp văn bản trong Word, để nhập nội dung vào văn bản em phải làm gì?
- Giáo viên tổng kết lại.
- Suy nghĩ trả lời.
- Học sinh quan sát hình ảnh minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- HS: Nhớ lại và nêu thao tác.
- Ghi nội dung.
20 phút
Hoạt động 2
4. Phần mềm trình chiếu PowerPoint:
- Ngoài các bảng chọn và nút lệnh quen thuộc giống như trong chương trình Word, Excel, màn hình làm việc này còn có thêm các đặc điểm sau:
+ Trang chiếu nằm ở vùng chính của cửa sổ.
+ Bảng chọn Slide Show: Bao gồm các lệnh dùng để thiết đặt trình chiếu. 
Ngăn bên trái hiện biểu thị biểu tượng các trang chiếu. Khi cần làm việc với một trang chiếu cụ thể, chỉ cần nháy chuột trên biểu tượng của nó.
- Có rất nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, song chúng đều có một số điểm chung tương tự và có chung một mục đich là giúp ta trình bày một nội dung nào đó cho mọi người cùng xem.
- Phần mềm được sử dung phổ biến nhất hiện nay là PowerPoint của Microsoft.
- Các em quan sát hình ảnh mô phỏng màn hình làm việc của PowerPoint:
- Em hãy tìm những điểm tương tự như màn hình Word, Excel trên màn hình của phần mềm trình chiếu Power Point 
- Trên màn hình có đặc điểm nào khác? 
- Giới thiệu trang chiếu và bảng chọn Slide Show.
- Học sinh lắng nghe giảng bài.
- Học sinh quan sát hình ảnh.
- Học sinh nêu một số đặc điểm tương tự như màn hình Word, Excel.
- Trang chiếu và bảng chọn Slide Show.
4 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức:
- Tạo nội dung văn bản.
- Phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Hãy liệt kê những điểm giống và khác nhau giữa màn hình làm việc của Word và màn hình làm việc của PowerPoint?
Học sinh trả lời câu hỏi và ghi nhớ nội dung kiến thức
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà ôn lại tất cả những kiến thức đã học chuẩn bị cho các tiết ôn tập tiếp theo để chuẩn bị cho thi kết thúc học kỳ I.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 2/12/2015
Ngày dạy: 3/12/2015
Tuần 17
Tiết: 33
Bài dạy (Lý thuyết)
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
Củng cố lại những kiến thức:
Khái niệm mạng máy tính, mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của chúng.
Một số loại mạng máy tính thường gặp trong thực tế. Phân biệt được mạng LAN, mạng WAN và mạng Internet.
Các khái niệm địa chỉ Internet, địa chỉ trang web và website.
Chức năng trình duyệt web.
Hiểu được ý nghĩa của khái niệm thư điện tử.
Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
Kỹ năng
Sử dụng được trình duyệt web.
Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet.
Thực hiện việc tạo hộp thư điện tử, gửi và nhận thư.
Tạo được trang web đơn giản.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
Có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên Internet để ứng dụng trong việc học tập, vui chơi giải trí hằng ngày.
Thông qua Internet, học sinh hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích, biết tôn trọng sức lao động của người khác.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, câu hỏi ôn tập.
Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (Xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
10 phút
Hoạt động 1
- Mạng máy tính.
- Các thành phần của mạng máy tính.
- Phân loại mạng máy tính.
- Lợi ích của mạng máy tính.
- Mạng máy tính là gì? Hãy nêu các lợi ích của mạng máy tính?
- Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?
- Hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không dây?
- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và ghi nhớ nội dung bài học.
10 phút
Hoạt động 2
- Internet và một số dịch vụ trên Internet.
- Một vài ứng dụng khác trên Internet.
- Làm thế nào để kết nối Internet.
- Internet là gì? Sự khác biệt giữa Internet với mạng LAN, WAN?
- Liệt kê một số dịch vụ trên Internet và lợi ích của nó?
- Em hiểu thế nào về câu nói “Internet là mạng của các mạng máy tính”
- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và ghi nhớ nội dung bài học.
10 phút
Hoạt động 3
- Siêu văn bản, trang web.
- Website, địa chỉ website và trang chủ.
- Truy cập web, tìm kiếm thông tin.
- Siêu văn bản là gì? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web?
- Em hiểu www là gì?
- Làm thế nào để truy cập trang web?
- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và ghi nhớ nội dung bài học.
10 phút
Hoạt động 4
- Thư điện tử, hệ thống thư điện tử.
- Mở tài khoản, gửi và nhận thư điện tử.
- Thư điện tử là gì? Hãy cho biết ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống?
- Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử?
- Để sử dụng thư điện tử, trước hết chúng ta phải làm gì?
- Phân biệt khái niệm hộp thư và địa chỉ thư điện tử.
- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và ghi nhớ nội dung bài học.
4 phút
Hoạt động 5
Củng cố kiến thức
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài của học sinh qua đó hệ thống lại kiến thức lần nữa để học sinh nắm bắt.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ nội dung kiến thức.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà tiếp tục ôn lại những nội dung tiếp theo để tiết học sau học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 12/12/2009
Tiết: 33
Bài dạy (Thực hành)
ỔN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
Củng cố lại những kiến thức:
Khái niệm mạng máy tính, mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của chúng.
Một số loại mạng máy tính thường gặp trong thực tế. Phân biệt được mạng LAN, mạng WAN và mạng Internet.
Các khái niệm địa chỉ Internet, địa chỉ trang web và website.
Chức năng trình duyệt web.
Hiểu được ý nghĩa của khái niệm thư điện tử.
Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
Kỹ năng
Sử dụng được trình duyệt web.
Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet.
Thực hiện việc tạo hộp thư điện tử, gửi và nhận thư.
Tạo được trang web đơn giản.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
Có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên Internet để ứng dụng trong việc học tập, vui chơi giải trí hằng ngày.
Thông qua Internet, học sinh hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích, biết tôn trọng sức lao động của người khác
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, câu hỏi ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24-36.doc