Giáo án Tin học - Chủ đề Hệ điều hành

Bước 1: Chủ đề HỆ ĐIỀU HÀNH

Bước 2: Xác định Kiến thức kỹ năng và năng lực hướng tới.

a. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình:

 Kiến thức:

- Biết khái niệm hệ điều hành. Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.

- Biết có nhiều hệ điều hành, một số đặc trưng cơ bản của một hệ điều hành.

- Biết khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.

- Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con.

- Biết có hai cách giao tiếp với hệ điều hành, biết thao tác nạp và thoát khỏi hệ điều hành.

- Biết một số hệ điều hành thông dụng hiện nay.

 Kỹ năng:

- Giao tiếp được với máy tính.

- Nhận dạng, thực hiện được các thao tác với tệp, thư mục.

 Thái độ:

- Nghiêm túc.

b. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Nhận biết được HĐH rất cần thiết trong máy tinh.

- Năng lực giao tiếp: Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ khi học Tin học để phục vụ cho công việc.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1382Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học - Chủ đề Hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng và tính chất như nhau.
Hãy kể tên một số loại hệ điều hành mà em biết?
Cung cấp thêm thông tin về các hệ điều hành.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Ghi nội dung.
Lắng nghe giáo viên giảng giải.
Trả lời “phần mềm hệ thống”
Lắng nghe.
Lưu trữ trên thiết bị nhớ ngoài.
Suy nghĩ trả lời.
Quan sát, lắng nghe, ghi nội dung quan trọng.
Trả lời.
Kể tên một số hệ điều hành.
Lắng nghe.
 Hoạt động 2: Chức năng và các thành phần của hệ điều hành.
Chức năng:
Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống.
Cung cấp bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi.. cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài.
Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi.
Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm đĩa, vào mạng..)
Thành phần:
Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hay khi khởi động lại máy
Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy (có 2 cách:dùng bàn phím hoắc dùng chuột).
Chương trình giám sát: là chương trình quản lý tài nguyên, có nhiệm vụ phân phối và thu hồi tài nguyên.
Hệ thống quản lý tệp: là chương trình phục vụ việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lý.
Các chương trình điều khiển và chương trình tiện ích 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu các hoạt động mà hệ điều hành thực hiện cho học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh tham khảo SGK.
Chức năng chính của hệ điều hành là gì?
Nhận xét, nêu chức năng chính của hệ điều hành và cho học sinh thấy được hệ điều hành thực hiện chức năng của mình thông qua các ví dụ.
Các em cho biết hệ điều hành có những thành phần nào?
Nhận xét, giải thích cho học sinh biết từng thành phần chính của hệ điều hành.
Giao tiếp với máy có mấy cách, hiện nay con người sử dụng cách nào?
Cho biết ưu, khuyết của tứng cách giao tiếp?
Nhận xét, rút ra ưu khuyết của mỗi cách.
Cung cấp thông tin, hiện nay các hệ điều hành cho phép sử dụng cùng lúc 2 cách thức trên.
Lưu ý học sinh cách thức làm việc với hệ điều hành.
Quan sát, lắng nghe thực hiện yêu cầu giáo viên.
Trả lời.
Lắng nghe.
Trả lời.
Lắng nghe giáo viên giảng giải.
Trả lời “có 2 cách là thông qua hệ thống câu lệnh hoặc thông qua đề xuất của hệ thống”
Trả lời.
Lắng nghe giáo viên.
Ghi nội dung bài học.
 Hoạt động 3: Hệ điều hành MS DOS
Hệ điều hành MS-DOS của hãng Microsoft trang bị cho máy tính cá nhân IBM PC. Đây là một hệ điều hành đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với tình trạng thiết bị của máy tính cá nhân trong thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX.
Tuy vậy, với các phiên bản nâng cấp từ 4.01 trở đi, trong MS-DOS đã có các môđun cho phép người dùng có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Có rất nhiều hệ điều hành khác nhau đang được sử dụng rộng rãi. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số hệ điều hành phổ biến mà nước ta hay sử dụng.
Yêu cầu học sinh tham khảo SGK.
Việc giao tiếp với hệ điều hành MS – DOS thông qua cách thức nào?
Đặc trưng của hệ điều hành là?
Hệ điều hành MS DOS thuộc loại hệ điều hành nào?
Ưu khuyết điểm của hệ điều hành MS DOS?
Hiện nay hệ điều hành MS DOS còn sử dụng không? Ai sử dụng, khi nào thì sử dụng?
Nhận xét, giảng giải, minh họa với hệ điều hành MS DOS.
Quan sát, lắng nghe.
Tham khảo SGK.
Trả lời “thông qua các dòng lệnh”
Trả lời.
Trả lời “hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng”
Trả lời.
Lắng nghe, ghi nội dung bài.
Hoạt động 4: Hệ điều hành Windows
Hiện nay, nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành Windows của hãng Microsoft với các phiên bản cải tiến khác nhau. 
Một số đặc trưng chung của hệ điều hành Windows là:
Chế độ đa nhiệm;
Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ hoạ và văn bản giải thích;
Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh,...
Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng. 
Các phiên bản mới hơn của Windows thể hiện các đặc trưng trên ở mức độ tiến bộ hơn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ngoài hệ điều hành MS-DOS hãng Microsoft còn có hệ điều hành nào khác?
Hệ điều hành Windows có những phiên bản nào?
Hệ điều hành Windows thuộc loại nào?
Thế nào là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng?
Đặc trưng của hệ điều hành Windows?
Nhận xét, rút ra nội dung.
Giao tiếp với hệ điều hành Windows như thế nào?
Nhận xét, thực hiện thao tác minh họa nội dung cho học sinh quan sát.
Cung cấp một số thông tin thêm cho học sinh về hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất.
Lưu ý sử dụng hệ điều hành của hãng Microsoft phải tra bản quyền.
Trả lời “hệ điều hành Windows”
Trả lời.
Trả lời “đa nhiệm nhiều người dùng”
Trả lời.
Trả lời.
Lắng nghe, ghi nội dung.
Trả lời “dùng 2 cách”
Quan sát, lắng nghe, ghi nội dung.
Hoạt động 5: Hệ điều hành Unix, Linux
Hệ điều hành UNIX do Ken Thompson và Dennis Ritchie thuộc phòng thí nghiệm Bell của hãng AT&T xây dựng từ những năm 1970.
Đây là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng, có khả năng đảm bảo một số lượng rất lớn người dùng đồng thời khai thác hệ thống.
Một số nét đặc trưng cơ bản của UNIX là:
UNIX là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng;
Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả; 
Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.
Một số nét đặc trưng cơ bản của LINUX là:
Cung cấp cả chương trình nguồn cho toàn bộ hệ thống làm nên tính mở cao: có thể đọc, hiểu các chương trình, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp.
Hạn chế: Có tính mở cao cho nên không có công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực và thống nhất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ngoài hệ điều hành Windows còn có hệ điều hành khác. Để có thể đảm bảo được khả năng cho phép số lượng lớn người đồng thời đăng nhập vào hệ thống phải kể đến hệ điều hành Unix.
Cung cấp thông tin “nét đặc biệt của UNIX là đến 90% các môđun của hệ thống được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao C, vì vậy có thể dễ dàng thay đổi, bổ sung để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể hoặc chuyển đổi từ loại máy này sang loại máy khác có hệ lệnh không giống nhau. Một mặt, tính chất này đã làm cho UNIX được triển khai ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy khác nhau và hệ thống trở nên mạnh hơn, linh hoạt hơn. Mặt khác, nó làm cho các phiên bản khác nhau của UNIX có quá nhiều sự khác biệt cơ bản mất tính kế thừa và đồng bộ. Vì vậy, từ những năm tám mươi của thế kỉ XX về sau, người ta đã đề xuất một loạt các chuẩn cho việc xây dựng UNIX”
Đặc trưng của hệ điều hành Unix, Linux?
Sử dụng hệ điều hành Unix, Linux có phải trả phí bản quyền không?
Nhận xét, giải thích.
Lưu ý Unix, Linux là hệ điều hành mã nguồn mở.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Sử dung không trả phí bản quyền.
Lắng nghe, ghi nội dung.
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
Ngoài ra còn có các loại hệ điều hành khác: hệ điều hành cá nhân, hệ điều hành mạng, ......
Tùy theo hiểu biết của người dùng mà chọn hệ điều hành cho phù hợp.
Giải đáp thắc mắc của học sinh.
Hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
Lưu ý, dặn dò chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
Quan sát, lắng nghe.
Nêu thắc mắc cần giải đáp.
Trả lời câu hỏi SGK.
Ghi nhớ, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Ngày soạn: 20/09
CHỦ ĐỀ I: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết PPCT: 2
§12 GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
§11 TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
Mục tiêu
Kiến thức
Biết có hai cách làm việc với hệ điều hành.
Biết thao tác nạp hệ điều hành và thoát khỏi hệ điều hành.
Biết khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.
Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con
Kỹ năng:
Khởi động được và thoát khỏi hệ điều hành sau phiên làm việc.
Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
Đặt được tên tệp, thư mục.
Thái độ
Nghiệm túc, tích cực trong học tập.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, tài liệu tranh ảnh,.
Học sinh
Thực hiện các yêu cầu giáo viên tiết học trước.
Học bài củ.
Tiến trình lên lớp
Ổn định – kiểm tra sĩ số
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ
Đưu sơ đồ cấu trúc cây thư mục. Yêu cầu học sinh xác định đường dẫn của một tập tin.
Nội dung bài mới
 Hoạt động 1: Nạp hệ điều hành
Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong.
Muốn nạp hệ điều hành cần: 
Có đĩa khởi động - đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành; 
Thực hiện một trong các thao tác sau:
Bật nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt);
Nhấn nút Reset (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động và trên máy có nút này);
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề: Ở bài trước chúng ta đã hiểu khái niệm hệ điều hành, chức năng và các vấn đề liên quan đến hệ điều hành. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm việc với hệ điều hành. 
Để có thể làm việc với máy tính ta phải làm gì?
Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
Cho học sinh quan sát máy tính chưa nạp hệ điều hành và được nạp hệ điều hành.
Rút nhận xét “để máy hoạt động phải tiến hành nạp hệ điều hành”.
Thế nào là nạp hệ điều hành?
Để nạp hệ điều hành ta cần có gì?
Giáo viên trình bày thao tác nạp hệ điều hành và thực hiện cho học sinh quan sát.
Giáo viên cung cấp thông tin về việc hệ thống sẽ tự tìm chương trình khởi động trên thiết bị lưu trữ.
Sau khi bật nguồn điện cái gì sẽ hoạt động trước tiên?
Nhận xét, giảng giải, cung cấp thông tin cho học sinh biết chương trình lưu trong Rom hoạt động kiểm tra thiết bị phần cứng.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Lưu trữ ở thiết bị nhớ ngoài.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời “nạp hệ điều hành là đưa các chương trình phục vụ khởi động vào bộ nhớ trong”
Trả lời “cần có đĩa chứa chương trình khởi động”
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Lắng nghe, ghi nội dung bài.
 Hoạt động 2: Cách làm việc với hệ điều hành
Người dùng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai cách sau: 
Cách 1. Sử dụng các lệnh (Command);
Cách 2. Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog box),...
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sau khi nạp được hệ điều hành chúng ta sẽ trực tiếp làm việc với hệ điều hành đó. Vậy con người sẽ giao tiếp với hệ thống như thế nào?
Có mấy cách giao tiếp với hệ thống?
Thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
Cho biết ưu khuyết điểm của mỗi cách.
Nhận xét, cung cấp nội dung cho học sinh về ưu khuyết của từng cách.
Làm ví dụ minh họa thao tác bằng 2 cách.
Cách nào dễ dàng với con người?
Cung cấp thêm thông tin, hiện nay các hệ điều hành đều có thể đồng thời sử dụng 2 cách giao tiếp, nhưng cách 2 vẫn được sử dụng phổ biến nhất.
Trả lời “người sử dụng đưa ra các yêu cầu cho máy tính xử ly ù, máy tính có nhiệm vụ thông báo cho người sử dụng biết các bước thực hiện , các lỗi gặp phải và kết quả khi thực hiện chương trình”
Trả lời.
Quan sát.
Suy nghĩ trả lời.
Quan sát, lắng nghe giáo viên thực hiện.
Trả lời.
Lắng nghe, ghi bài.
 Hoạt động 3: Ra khỏi hệ thống
Một số hệ điều hành hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:
Tắt máy (Shut Down hoặc Turn Off);
Tạm ngừng (Stand by).
Ngủ đông (Hibernate).
Shut Down (Turn Off): Chọn chế độ này, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và sau đó tắt nguồn (ở các máy có thiết bị tắt nguồn tự động) hoặc đưa ra thông báo cho người dùng biết khi nào có thể tắt nguồn. Chế độ này là cách tắt máy tính an toàn, mọi thay đổi trong thiết đặt Windows được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
Stand by: Chọn chế độ này để máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại ngay lập tức. Khi ở chế độ này, nếu xảy ra mất điện (nguồn bị tắt) các thông tin trong RAM sẽ bị mất. Vì vậy trước khi tắt máy bằng Stand by, cần phải lưu công việc đang được thực hiện.
Hibernate: Chọn chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó như các chương trình đang thực hiện và tài liệu còn mở,...
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc và muốn ra khỏi hệ thống. Người dùng làm gì?
Có mấy cách để chúng ta thoát khỏi hệ thống?
Khi tắc máy theo Hibernate thì trạng thái hệ thống đang hoạt động được lưu trữ ở đâu ?
Khi Stand By thì trạng thái hệ thống lưu trữ ở đâu? 
Nếu đột ngột mất điện, máy tính dang ở trạng thái Stand by thí dữ liệu như thế nào?
Cách thoát nào thì khi khởi động lại lần sau sẽ nhanh? Cách tắt máy nào an toàn?
Thông thường người sử dụng chế độ Shutdown. Khi đó mọi thông tin đã được lưu lại. 
Khi làm việc xong, chúng ta có nên đột ngột rút nguồn điện không? Vì sao?
Lưu ý nên thoát khỏi hệ thống đúng quy tắc để đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác, ổn định.
Làm mẫu cho học sinh quan sát việc thoát khỏi hệ thống đúng và không đúng.
Cho học sinh thực hiện thoát khỏi hệ thống.
Trả lời “sau khi làm việc xong ta tắt máy”
Trả lời.
Ở bộ nhớ ngoài (ổ cứng).
Trả lời.
Dữ liệu sẽ bị mất.
Thoát ra khỏi hệ thống theo kiểu Hibernate.
Lắng nghe, ghi bài.
Trả lời.
Lắng nghe, ghi nội dung.
Quan sát, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 Hoạt động 4: Tệp và thư mục
Tệp là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. 
Mỗi tệp có một tên để truy cập.
Mỗi hệ điều hành có quy tắc đặt tên riêng.
Quy tắc đặt tên của hệ điều hành do Microsoft sản xuất:
Cú pháp: .
+ : Được đặt theo qui tắc đặt tên (gồm chữ cái, số, và một số ký tự đặc biệt)
+ : Là phần đặt trưng cho từng chương trình.
+ Đối với HĐH MS – Dos:
+ : Không quá 8 ký tự và không có khoảng trắng (dấu cách).
+ : (nếu có) được đặt tối đa 3 ký tự.
+ ĐốI vớI HĐH Windows:
+ : Không quá 255 ký tự
+ Lưu ý: Không được sử dụng các ký tự sau để đặt tên: >, <, :, ?, /, \, “,*
Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa để lưu trữ từng nhóm các tệp có liên quan với nhau.
Mỗi ổ đĩa trong máy được coi như một thư mục và gọi là thư mục gốc.
Có thể tạo thư mục khác trong thư mục và gọi là thư mục con.
Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ
Thư mục được phân cấp bậc: thư mục nằm trong thư mục gốc gọi là thư mục con cấp 1, thư mục nằm trong thư mục con cấp 1, gọi là thư mục con cấp 2, .
Tên thư mục được đặt tương tự như quy tắc đặt phần tên của tệp.
Đường dẫn cho biết vị trí của tệp(thư mục) được lưu trữ.
Để định vị tệp cần thiết phải đưa ra chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách nhau bởi kí tự \.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tập chứa thông tin như một chương trình có dung lượng không? Có được lưu trữ và xử lí trong máy tính?
Nhận xét, giảng giải minh họa.
Thế nào được coi là một tệp?
Tệp chứa những gì?
Cho học sinh quan sát một số tệp.
Nêu khái niệm về tệp?
Để phân biệt giữa các tệp ta làm sao?
Cách đặt tên tệp giữa các hệ điều hành có như nhau không?
Nhận xét, lấy một số minh họa.
Cung cấp thông tin về cách thức đặt tên trong hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất.
Lấy ví dụ minh họa cho học sinh.
Cho học sinh làm bài tập nhỏ phân biệt các đặt tên tệp đúng sai của MS DOS và Windows.
Lưu ý học sinh ở những điểm quan trọng.
Để quản lí các tệp tối ưu, dễ dàng thuận tiện cho việc tìm kiếm truy cập ta nên tổ chức như thế nào?
Nhận xét, cho học sinh quan sát ví dụ minh họa.
Đưa ra khái niệm thư mục?
Trong thư mục chứa bao nhiêu tệp? Có chứa thư mục trong thư mục khác được không?
Lấy ví dụ minh họa.
Giới thiệu khái niệm thư mục gốc, thư mục con, thư mục mẹ.
Cách tổ chức như trên được gọi là cây thư mục.
Cho học sinh quan sát một cây thư mục, yêu cầu các em nhận biết thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con.
Để gửi thư đền một người bạn, em cần biết điều gì?
Vậy để tìm một tệp (thư mục) ta phải biết điều gì? 
Cho học sinh quan sát cây thư mục, tìm vị trí của một tệp.
Địa chỉ tìm được gọi là đường dẫn.
Chức năng của đường dẫn?
Đưa ra quy tắc viết đường dẫn.
Lấy ví dụ minh họa?
Cho học sinh xác định một số đường dẫn dựa vào cây thư mục đã cho.
Nhận xét, lưu ý học sinh một vài điểm quan trọng.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Trả lời “ta đặt tên cho các tệp”
Mỗi hệ điều hành có mỗi quy tắc riêng.
Quan sát, lắng nghe giáo viên, ghi nội dung bài.
Thực hiện yêu cầu của học sinh.
Lắng nghe.
Trả lời “ta gom các tệp có nội dung như nhau vào một vị trí”.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời.
Quan sát, lắng nghe, ghi nội dung bài.
Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Trả lời “phải biết địa chi của bạn”
Quan sát, lắng nghe, trả lời.
Trả lời.
Lắng nghe, ghi bài.
Thực hiện theo yêu cầu cảu giáo viên.
Lắng nghe, ghi nhớ.
 Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại nội dung của bài học.
Giải đáp thắc mắc của học sinh.
Trả lời các câu hỏi sau bài.
Cho học sinh làm một số bài tập chuẩn bị sẳn.
Dặn dò học sinh về nhà.
Lắng nghe, hỏi giáo viên.
Trả lời các câu hỏi bài tập.
Lắng nghe, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Ngày soạn: 15/10
CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết PPCT: 25 - 26
Bài tập và thực hành 03: LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Mục tiêu
Kĩ năng
Thực hiện được thao tác vào/ra hệ thống.
Thực hiện được thao tác cơ bản với chuột, bàn phím.
Thái độ
Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, tài liệu tranh ảnh,.
Học sinh
Thực hiện các yêu cầu giáo viên tiết học trước.
Học bài củ.
Tiến trình lên lớp
Ổn định – kiểm tra sĩ số
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ
Không.
Nội dung bài mới
 Hoạt động 1: Vào/ra hệ thống
Đăng nhập hệ thống:
Nhấn nút khởi động trên máy. Màn hình hiện ra nhập:
+ User name
+ Password
Ra khỏi hệ thống:
Nháy chọn Start. Chọn Turn off/ Stand By/ Restart/ Hibernate.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại thao tác khởi động hệ thống.
Thực hành minh họa cho học sinh quan sát.
Nhắc lại thao tác thoát khỏi hệ thống.
Thực hành cho học sinh quan sát.
Lắng nghe, quan sát giáo viên.
Ghi nhớ cách thực hiện.
 Hoạt động 2: thao tác với chuột, bàn phím, ổ đĩa và cồng USB
Giới thiệu về cấu trúc bàn phím, các nhóm phím chức năng.
Giới thiệu về ổ đĩa, USB.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại thao tác sử dụng chuột.
Thực hiện ví dụ minh họa cho học sinh quan sát.
Giới thiệu cấu trúc, chức năng của bàn phím.
Ví dụ minh họa chức năng của các phím.
Giới thiệu cho học sinh quan sát các ổ đĩa, cổng USB.
Thực hiện thao tác, mở, thoát ồ đĩa USB đúng quy cách.
Quan sát, lắng nghe.
Ghi nhớ thao tác thực hiện.
Ghi những lưu ý của giáo viên.
 Hoạt động 3: Thực hành trên máy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh vào máy.
Chiếu nội dung thực hành lên màn chiều.
Yêu cầu học sinh thực hành nội dung đã nêu.
Quan sát, giải đáp thắc mắc của học sinh.
Giải quyết các lỗi trong quá trình thực hành.
Vào máy thực hành theo đúng thứ tự.
Quan sát nội dung thực hành.
Thực hành đúng nội dung yêu cầu.
Thắc mắc nếu có.
 Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Lưu ý học sinh những vấn đề các em mắc phải trong quá trình thực hành.
Yêu cầu về nhà tự thực hiện cho hoàn chỉnh.
Dặn dò chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
Quan sát, lắng nghe.
Nêu thắc mắc cần giải đáp.
Ghi nhớ, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Ngày soạn: 20/10
CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết PPCT: 27 -28
Bài tập và thực hành 04: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Mục tiêu
Kiến thức
Củng cố kiến thức đã học.
Biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một của sổ và màn hình nền.
Biết chạy một chương trình bắng cách sử dụng bảng chọn.
Kĩ năng
Làm quen với các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bản chọn.
Thái độ
Ý thức chấp hành nội quy của phòng Tin học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, phòng máy,.
Học sinh
Thực hiện các yêu cầu giáo viên tiết học trước.
Học bài củ.
Tiến trình lên lớp
Ổn định – kiểm tra sĩ số
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài củ
Không.
Nội dung bài mới
 Hoạt động 1: Màn hình nền và nút lện Start
Màn hình nền chứa các biểu tượng dẫn đến cửa sổ của một chương trình hoặc một bảng chọn thường dùng.
Bảng chọn Start: Chứa danh mục các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và các công việc thường dùng khác.
Thanh công việc Taskbar: Chứa nút Start và các chương trình đang hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu các thành phần trên màn hình nền.
Giới thiệu thành phần của bảng chọn start.
Giới thiệu thanh Taskbar.
Hướng dẫn thao tác để thực hiện một chương trình.
Thao tác mẫu cho học sinh quan sát một số ví dụ.
Yêu cầu học sinh thực hành.
Ngoài ra có thể chạy một chương trình bằng cách dùng hộp thoại Run trong bảng chọn start.
Lắng nghe, quan sát giáo viên hướng dẫn.
Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
 Hoạt động 2: Cửa sổ
Thành phần chính cửa sổ: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh trạng thái, thanh cuộn, nút điều khiển
Thay đổi kích thước cửa sổ.
Di chuyển cửa sổ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu một số thành phần chính trong cửa sổ.
Thao tác minh họa, giải thích trên một cửa sổ cụ thể.
Thực hiện thao tác di chuyển, thay đổi kích thước cửa sổ.
Yêu cầu học sinh thực hành.
Lắng nghe.
Quan sát thao tác minh họa của giáo viên.
Thực hành theo yêu cầu.
 Hoạt động 3: Biểu tượng, bảng chọn
Biểu tượng: My Computer, My Documents, Recycle Bin, ....
Bảng chọn: File, Edit, View,.....
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu các biểu tượng chính trên màn hình nền.
Hướng dẫn một số thao tác với biểu tượng.
Thực hiện minh họa mẫu cho học sinh quan sát.
Trên một cửa sổ làm việc cụ thể, giới thiệu một số bảng chọn thường sử dụng.
Thực hiện minh họa việc sử dụng bảng chọn.
Yêu cầu học sinh thực hiện.
Lắng nghe.
Quan sát.
Thực hiện theo yêu cầu.
 Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại các thao tác chínhtiết học.
Lưu ý học sinh cách sử dụng một số phím đặc biệt và thao tác thực hiện tổ hợp các phím.
Yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de 2_12259629.doc