Giáo án Tin học khối 6 - Trường THCS Đại Hùng

Tiết 1. BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được khái niệm thông tin và các loại thông tin trong cuộc sống.

- Học sinh có khái niệm ban đầu về tin học.

2. Kỹ năng: Nắm được khái niệm về thông tin

3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và có tinh thần làm việc theo nhóm

4. Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL giải quyết vấn đề

-NL hợp tác

 

docx 110 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học khối 6 - Trường THCS Đại Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o khác nhau và quay xung quanh mặt trời. Riêng Mặt Trăng là quay xung quanh trái đất như 1 vệ tinh. Chính vì điều đó mà tạo ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực mà các em sẽ được quan sát thấy trong phần mềm này.
1. Giới thiệu phần mềm
- Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời, giải thích một số hiện tượng như nhật thực, nguyệt thực.
- Phần mềm cho biết một số các hành tinh.
- NL CNTT cơ bản
-NL quan sát
- NL giao tiếp. 
- NL GQVĐ.
- NL hợp tác.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn sử dụng phần mềm (22’)
* Để biết được rõ về tác dụng của phần mềm về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực thì các em phải biết cách sử dụng phần mềm.
GV: Yêu cầu HS thức hiện tìm hiểu trên phần mềm và đưa ra chức năng của các nút lệnh trên khung hình chính của màn hình.
HS : Thực hiện tìm hiểu và báo cáo.
GV : Theo dõi học sinh thao tác.
2. Các lệnh điều khiển quan sát
1.1. Nút ORBITS à để hiện hoặc ẩn quỹ đạo chuyển động của hành tinh.
1.2. Nút View à Vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian.
1.3. Thanh cuốn nganh (Room) để phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn.
1.4. Thanh cuốn ngang trên biểu tượng (Speed) để thay đổi vận tốc chuển động của các hành tinh.
1.5. Các nút lệnh
Dùng để nâng lên hoẵc hạ xuống vị trí quan sát. 
1.6. Các phím mũi tên lên, xuống, sang trái, sang phải dùng để dịch chuyển toàn bộ khung hình.
- NL CNTT cơ bản
- NL giao tiếp. 
- NL GQVĐ.
- NL hợp tác.
4. Củng cố (4’)
HS làm bài trắc nghiệm trên phiếu học tập
Phần mềm để quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời có tên:
A. Mario	B. Solar System 3D Simulator	 C.Paint
Phần mềm để quan sát hiện tượng nguyệt thực, nhật thực là:
A. Mario	B. Solar System 3D Simulator	 C.Paint
3. Dùng thao tác nào sau đây để khởi động 1 phần mềm có biểu tượng ở desktop
A. Chuột trái	B. Chuột phải	C. Kích đúp
4. . Nút ORBITS trên phần mềm Solar System 3D Simulator để
A. Ẩn (hiện) quỹ đạo chuyển động của hành tinh 
B. Phóng to (Thu nhỏ) khung nhìn
C. Quan sát hiện tượng nguyệt thực
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1’)
- Đọc thông tin hướng dẫn SGK
- Chú ý các bước GV đã hướng dẫn.
- Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện.
Ngày soạn: 07/10/2017
Ngày dạy: 14/10/2017
Tiết 16. BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO
TRONG HỆ MẶT TRỜI (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết cách khởi động/Thoát khỏi phần mềm. 
- Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được việc khởi động/thoát khỏi phần mềm. 
- Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời.
3. Thái độ: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
4. Năng lực cần hình thành phát triển
- Năng lực chung: giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, quan sát.
- Năng lực riêng: CNTT cơ bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị phần tiếp theo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
- Yêu cầu 2 HS khởi động máy, khởi động phần mềm Solar System 3D và cho ẩn, hiện quỹ đạo quay của các hành tinh.
3. Bài mới
*Giới thiệu bài (1’): Tiết này cô trò mình tiếp tục đi tìm hiểu phần mềm Solar System để hiểu thêm về các hiện tượng tự nhiên trong hệ mặt trời
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PTNL
Hoạt động 1: QS các hành tinh và thông tin của nó (22’) 
GV : Yêu cầu HS xác định Trong phần mềm đâu là Trái đất 
Hs : XĐ trái đất
GV : Em hãy nêu các bước để phóng to hình ảnh trái đất và là thế nào để biết thông tin cơ bản của Trái đất
HS : Nêu cách làm
Hs : Thực hành trên máy
Gv : Tương tự như vậy em hãy XĐ đâu là Mặt trời, Mặt trăng và hãy tìm hiểu thông tin về chúng (ghi vở thông tin của các hành tinh đã yêu cầu)
Trái đất
Diện tích
Bề mặt: % đất, %đá 
 % vôi %nước
Thành phần không khí: 
Mặt trời
Diện tích
Bề mặt: % đất, %đá 
 % vôi %nước
Thành phần không khí: 
Mặt trăng
Diện tích
Bề mặt: % đất, %đá 
 % vôi %nước
Thành phần không khí: 
- NL CNTT cơ bản
- NL giao tiếp. 
- NL GQVĐ.
- NL hợp tác
-NL quan sát
Hoạt động 2 : 
QS hiện tượng thủy triều, nhật thực, nguyệt thực (10’)
GV : Em đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực, nguyệt thực chưa
GV : Thế nào là nhất thực, nguyệt thực
HS : trả lời
GV : Dựa trên kiến thức địa lý em đã học để giải thích hiện tượng trên
HS : trả lời
GV : Phần mềm 
HS: Dùng chuột di chuyển Trái đất, Mặt trăng sao cho xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
- NL CNTT cơ bản
- NL giao tiếp. 
- NL GQVĐ.
- NL hợp tác.
-NL quan sát
4. Củng cố (4’)
HS làm bài trắc nghiệm trên phiếu học tập
Hiện tượng Nhật thực xảy ra khi :
A. Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời thẳng hàng
B. Mặt trời, Mặt trăng, trái đất thẳng hàng
C. Mặt trời, trái đất, mặt trăng thẳng hàng
Hiện tượng Nguyệt thực xảy ra khi :
A. Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời thẳng hàng
B. Mặt trời, Mặt trăng, trái đất thẳng hàng
C. Mặt trời, trái đất, mặt trăng thẳng hàng
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1’)
- Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện
- Ôn tập kiến thức từ đầu năm học để tiết sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn:10/10/2017
Ngày dạy: 16/10/2017
Tiết 17: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức chương I và chương II
2. Kỹ năng: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
3. Thái độ: HS nghiêm túc làm bài, độc lập suy nghĩ.
4. Năng lực cần hình thành phát triển
- Năng lực chung: giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, quan sát.
- Năng lực riêng: CNTT cơ bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, ma trận, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
A. MA TRẬN
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thông tin
-Thông tin được lưu trữ trong máy tính là dữ liệu;
- Các dạng thông tin cơ bản.
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con ngời
Đưa ra được một số VD về các dạng thông tin cơ bản
Số câu
2 
(c1,c7)
1
c(8)
1
 (c12)
4
Số điểm
Tỷ lệ 
0,5đ
5%
0.25đ
2.5%
3đ
30%
3.75đ
37.5%
Sự hạn chế của máy tính
Máy tính không có tư duy và các giác quan như con ngời
Số câu
1
(c5)
1
Số điểm
Tỷ lệ 
0.25đ
2.5%
0.25đ
2.5%
Máy tính và phần mềm máy tính
Nhận biết các thiết bị xuất dữ liệu
Hiểu được thế nào là bộ nhớ, phần mềm, ram
Đưa ra Output, Input, xử lí của bài toán
Số câu
1
 (c2)
1
 (c10)
1
(c13)
3
Số điểm
Tỷ lệ
0.25đ
2.5%
0.75
7.5%
1đ
10%
2đ
20%
Luyện tập chuột
Hiểu các thao tác của chuột
Số câu
1
(c3)
2
Số điểm
Tỷ lệ
0.25đ
0.5đ
(5%)
Học gõ mười ngón
Biết hai phím có gai trên hàng cơ sở
Khu vực chính của bàn phím. Hiểu lời ích của việc gõ mười ngón
Số câu
1
c(4)
1 
(c11)
2
Số điểm
Tỷ lệ
0.25đ
2.5%
2đ
20%
2.25đ
22.5%
Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời
-Biết thế nào là hiện tượng nhật thực 
-Nhận biết phần mềm quan sát hệ mặt trời
Số câu
2
(c9,c6)
2
Số điểm
Tỷ lệ
0.5đ
5%
0.5đ
5%
Phần mềm máy tính
Phân loại được một số phần mềm thông dụng
Số câu
2
(c9,c6)
2
Số điểm
Tỷ lệ
0.5đ
5%
0.5đ
5%
Tổng S.câu
6
4
1
1
1
14
Tổng điểm
Tỷ lệ
1,5đ 
15%
1.5
22,5%
3đ
30%
3đ
30%
1đ
10%
10 
100%
B. ĐỀ BÀI
I-TRẮC NGHIỆM: (3 Điểm)
Câu 1. Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là gì?
A. Hình ảnh	B. Âm thanh	 C. Dữ liệu 	 D. Văn bản	
Câu 2. Thiết bị xuất (Output) dữ liệu là:
A. Chuột, thân máy tính	B. Loa, máy in, bàn phím	
C. Bàn phím, máy quét, màn hình	D. Màn hình, máy in, máy vẽ, loa
Câu 3. Thao tác nháy đúp chuột là:
A. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút phải chuột	
B. Nhấn nhanh nút trái chuột một lần
C. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột	
D. Nhấn nhanh nút phải chuột một lần
Câu 4. Hai phím có gai trên hàng cơ sở là:
A. J và G	 B. F và J
C. H và F	 D. H và G
Câu 5. Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?
A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế	 B. Chưa nói được như người	
C. Không có khả năng tư duy như con người	 D. Kết nối Internet còn chậm
Câu 6. Phầm mềm luyện quan sát hệ mặt trời là:
A. Mario	B. Mouse Skills	C. Solar System 
Câu 7. Các dạng thông tin cơ bản là?
A. Âm thanh	B. Văn bản	C. Hình ảnh	D. Kí hiệu
Câu 8. Người khiếm thị tiếp nhận thông tin bằng cách: 
A.	Nghe thông tin B. Đọc thông tin C. Nhìn thông tin 
Câu 9. Hiện tượng nhật thực là:
Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng	 
B. Mặt Trời, Mặt trăng, Trái Đất thẳng hàng, Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái đất	
C. Mặt Trời, Mặt trăng, Trái Đất thẳng hàng, Trái đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng	 
Câu 10. Ghép các câu ở hai cột để có câu đúng.
A
B
1. Bộ nhớ
a. Là thành phần chính của bộ nhớ trong 
2. Phần mềm
b. Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu
3. RAM
c. Là các chương trình chạy trên máy tính 
A. 1 - . . . . . . .	B. 2 - . . . . . . . 	C. 3 - . . . . . . . 	
II. TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu 11. Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào? Nêu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón?
Câu 12. Thông tin là gì? Thông tin được biểu diễn như thế nào?
Câu 13. Cho bài toán sau:
 “Một hình chữ nhật có chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 15cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó?”
Em hãy xác định Input, Output, Xử lí trong bài toán trên?
Câu 14: Có mấy loại phần mềm máy tính? Cho ví dụ.
C. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1 - 9. (Mỗi câu đúng 0.25 đ).
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
D
C
B
C
C
A,B,C
A
B
Câu 10. (0.75đ)
A. 1 - b	B. 2 - c	C. 3 - a	
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài
Đáp án
Điểm
Câu 11
(2 đ)
- Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng: hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cở sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách
- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón là: Tốc độ gõ nhanh hơn, gõ chính xác hơn, có tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn.
2đ
Câu 12
(2đ)
* Thông tin là: tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh và về chính con người
* Thông tin được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit
2đ
Câu 13
(1 đ)
- Input: chiều dài (20cm), chiều rộng (15cm).
- Output: Chu vi hình chữ nhật.
- Xử lí: Suy nghĩ, tìm tòi lời giải từ các điều kiện cho trước
1đ
Câu 14 (2đ)
Có 2 loại phần mềm đó là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
VD: Phần mềm hệ thống: Windows 7, Windows 8....
Phần mềm ứng dụng: word, Mario...
2 đ
IV. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1.Ổn định tổ chức:
	Kiểm tra sĩ số
Nêu nội quy giờ kiểm tra
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: dụng cụ học tập của HS
3.Phát đề
4. Thu bài: Nhận xét ý thức làm bài của HS
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
Về xem trước bài bảo vệ thông tin trong máy tính
V. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Lớp
Tổng số HS
Tổng số bài KT
KẾT QUẢ
Tỷ lệ trên TB
Tỷ lệ khá, giỏi
Kém
0-<3,5
Yếu
3,5<5
TB
5<6,5
Khá
6,5-<8,0
Giỏi
8-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ngày soạn: 16/10/2017
Ngày dạy: 21/10/2017
Tiết 18. BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm, tham gia vào quá trình xử lý thông tin.
- Biết máy tính cần phải có ít nhất một hệ điều hành
2. Kỹ năng: Hs trả lời được câu hỏi vì sao cần có hệ điều hành
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
4. Năng lực cần hình thành phát triển
- Năng lực chung: tư duy, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực riêng: CNTT cơ bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số ví dụ.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số: 
2. Bài mới
*Giới thiệu bài: (1’) Bài 4 các em đã biết phần mềm là gì? Có bao nhiêu loại phần mềm, ở tiết này cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về phần mềm hệ thống, để biết vai trò của phần mềm này quan trọng như thế nào chúng ta cùng vào bài mới.
* Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PTNL
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ví dụ SGK (24’)
GV cho HS quan sát hình 1, 2 (tr 39- sgk) ® cho HS rút ra kết luận.
Quan sát 1: Cảnh tắc đường ở ngã tư phố
Quan sát 2: Cảnh lôn xộn xảy ra khi nhà trương bị mất thời khoá biểu.
GV: Vì sao trên các ngã tư của các đường phố cần có đèn giao thông ( cảnh sát GT)
Hệ thống đèn giao thông có tác dụng gì?
- Vì sao nhà trường cần có thời khoá biểu?
- Thời khoá biểu nhà trường có tác dụng gì?
GV: Hãy tưởng tượng nhớ lại các hiện tượng trong xã hội và trong cuộc sống xung quanh tương tự với hai quan sát 1, 2(tr 39- sgk) và đưa ra nhận xét của mình
(GV cho HS tự nghiên cứu ® mỗi em đưa ra các nhận xét của bản thân).
Sau khi HS đưa ra các nhận xét về vai trò cuả các phương tiện điều khiển ® GV tổng hợp các ý kiến lại.
Trong cuộc sống xã hội các hoạt động xảy ra xung quanh chúng ta nếu không có các phương tiện điều khiển phù hợp chi phối các hoạt động đó thì xẩy ra sự lộn xộn, tranh giành, chồng chéo lên nhau ...
Ví dụ: Không có hệ thống đèn giao thông ® ùn tắc giao thông, không có thời khoá biểu ® giáo viên không tìm được lớp dạy, HS không biết học môn gì ® chuẩn bị.
Vì vây chúng ta thấy cần có “hệ điều hành” để điều phối các hoạt động chung.
Các quan sát
Quan sát 1
- Tình trạng giao thông rất lộn xôn, các phương tiện tham gia giao thông không tuân theo một quy luật nào. Nhiều xe tranh chấp là đường của xe khác dẫn đến gây ùn tắc giao thông
-Tín hiệu giao thông đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
b) Quan sát 2
- Thời khóa biểu đóng vai trò điều khiển hoạt động học tập trong nhà trường.
Nhận xét: Từ hai quan sát trên cho ta thấy phương tiện điều khiển đóng vai trò rất quan trọng, cũng như thời khóa biểu của nhà trường nó có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh tìm được lớp học,
=> Kết luận: Mọi hoạt động của con người cần có một hệ thống điều khiển.
- NL CNTT cơ bản
- NL giao tiếp;
- NL tự học;
- NL giải quyết vấn đề;
- NL hợp tác.
Hoạt động 2: Nêu các ví dụ tương tự (15’)
- GV yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ tương tự với 2 quan sát trên và đa ra nhận xét của riêng mình.
- HS nêu ví dụ.
- NL giao tiếp
- NL tự học;
- NL giải quyết vấn đề;
- NL hợp tác.
4. Củng cố (3’)
Tác dụng của thời khóa biểu?
Hệ điều hành của lớp mình nằm ở đâu?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Trả lời câu hỏi và bài tập SKG – Tr 41, đọc thêm tài liệu về hệ điều hành.
Ngày soạn: 19/10/2017
Ngày dạy: 23/10/2017
Tiết 19. BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
-Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm, tham gia vào quá trình xử lý thông tin.
-Biết máy tính cần phải có ít nhất một hệ điều hành
2. Kỹ năng: Hs trả lời được câu hỏi vì sao cần có hệ điều hành
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
4. Năng lực cần hình thành phát triển
- Năng lực chung: tư duy, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực riêng: CNTT cơ bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số ví dụ.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại?
Vì sao trong nhà trường lại rất cần có thời khóa biểu học tập cho tất cả các lớp?
3.Bài mới
*Giới thiệu bài: (1’) Bài 4 các em đã biết phần mềm là gì? Có bao nhiêu loại phần mềm, ở tiết này cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về phần mềm hệ thống, để biết vai trò của phần mềm này quan trọng như thế nào chúng ta cùng vào bài mới.
* Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PTNL
Hoạt động 1: Cái gì điều khiển máy tính (20’)
GV: Máy tính là thiết bị bao gồm nhiều thiết bị khác nhau. Trong quá trình hoạt động của máy tính, các thành phần này thực hiện việc trao đổi thông tin cho nhau.
GV: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau: Nêu một số thiết bị và chương trình máy tính mà em biết.
HS: thảo luận nhóm, đưa ra câu tear lời.
 GV: Hãy kể tên một số thiết bị hoạt động, và thiết bị không hoạt động khi ta soạn thảo văn bản?
HS trả lời.
GV: Nhận xét
GV: Các đối tượng này có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoạt động của chúng cũng được điều khiển như các quan sát ở trê, cũng như một số thiết bị hoạt động và một số thiết bị không hoạt động trong quá trình ta làm việc.
GV: Như vậy để máy tính hoạt động đúng, hợp lí thì phải có một phương tiện điều khiển hoạt động của máy tính giống như hai quan sát.
HS lắng nghe.
GV: Hệ điều hành thực hiện công việc điều khiển các thiết bị và chương trình máy tính?
GV: Cái gì điều khiển hoạt động của máy tính?
GV: Vì sao phải có hệ điều hành?
HS trả lời câu hỏi của GV
GV: Nhận xét
GV Vậy hệ điều hành máy tính có vai trò gì?
Cái gì điều khiển máy tính
- Hệ điều hành điều khiển hoạt động của máy tính
- Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia quá trình xử lí thông tin.
- Điều khiển phần cứng.
- Điều khiển phần mềm
HS: Hệ điều hành máy tính có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lý thông tin.
- Khi máy tính hoạt động có nhiều đối tượng tham gia quá trình xử lý thông tin cúng một lúc. Hoạt động của các đối tượng này cần được điều hành để nó thực hiện một cách chính xác ® cần phải có hệ điều hành.
- Vai trò của hệ điều hành ( tr 40- sgk)
- NL giao tiếp
- NL tự học
- NL giải quyết vấn đề
- NL hợp tác.
-NL CNTT cơ bản
Hoạt động 2: Nhận biết HĐH (13’)
GV: - Theo em phần mềm sắp xếp thời khoá biểu có phải là hệ điều hành không ?
- Phần mềm học toán có phải là hệ điều hành không ?
- Phần mềm học mười ngón có phải là phần mềm không ?
- Hãy kể tên một số hệ điều hành mà em biết.
HS suy nghĩ trả lời
- Phần mềm sắp xếp thời khoá biểu không phải là hệ diều hành. Vì nó là phần mềm ứng dụng không trực tiếp điều khiển các hoạt động của phần ứng và các chương trình.
(Các phần mềm khác tương tự )
- DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP,...
- NL giao tiếp;
- NL tự học;
- NL giải quyết vấn đề;
- NL hợp tác.
- NL CNTT cơ bản
4. Củng cố (3’)
- Vì sao cần có Hệ điều hành?
- Nêu vai trò của Hệ điều hành?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Trả lời câu hỏi và bài tập SKG – Tr 41, đọc thêm tài liệu về hệ điều hành.
Ngày soạn: 22/10/2017
Ngày dạy: 28/10/2017
Tiết 20.BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
 HS biết được Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.
2. Kỹ năng: Nhận biết được đâu là HĐH
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
4. Năng lực cần hình thành phát triển
- Năng lực chung: tư duy, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực riêng: CNTT cơ bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số ví dụ.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu vai trò của Hệ điều hành?
Phần mềm Mario có phải là Hệ điều hành không? Vì sao?
3.Bài mới
*Giới thiệu bài: (1’) ) Ở bài học trước chúng ta đã thấy vai trò rất quan trọng của hệ điều. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị được lắp đặt trong máy tính không? Muốn biết được điều đó chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
* Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PTNL
Hoạt động 1: Hệ điều hành là gì? (20’)
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về phần mềm và các loại phần mềm.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét	
 - Phần mềm hệ thống là gì?
 - Vậy hệ điều hành là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Ghi nhớ.
GV: Có những loại hệ điều hành nào?
GV: Hệ điều hành sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay là Hệ điều hành WINDOWS của Microsoft.
HS: Ghi nhớ
GV: Khi tạo ra một phần mềm nào đó, người thiết kế phải xác định trước phần mềm này sẽ chạy trên nền của hệ điều hành nào.
HS: Lắng nghe.
GV: Không có HĐH máy tính có hoạt động không?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét
Hệ điều hành là gì?
Phần mềm hệ thống là phần mềm được người sử dụng đưa vào hệ thống nhằm mục đích: liên kết và điều khiển phần cứng, tạo giao diện cho người sử dụng. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
ž Hệ điều hành là một phần mềm máy tính. Nó là phần mềm đầu tiên được cài đặt vào máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được khi máy tính đó được cài đặt hệ điều hành. Máy tính chỉ có thể sử dụng được sau khi đó được cài đặt tối thiểu một hệ điều hành.
- MS-DOS, LINUX, WINDOWS. Trong Hệ điều hành WINDOWS có WINDOWS XP, WINDOWS NT...).
Chú ý: Không có HĐH máy tính không thể sử dụng được.
- NL giao tiếp;
- NL tự học;
- NL giải quyết vấn đề;
- NL hợp tác.
Hoạt động 2: Làm bài tập (15’)
GV: Yêu cầu HS làm các bài tập:
HS: Suy nghĩ và làm bài tập.
GV: Gọi HS làm bài tập.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Gọi HS trả lời
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
HS: Lắng nghe và sửa sai (nếu có). 
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
HS: Làm bài tập 3 theo sự hướng dẫn của GV.
Ø Bài tập:
BT1: Em hãy thử hình dung xem nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra?
ž Nếu không có hệ điều hành thì các phần cứng sẽ không có môi trường liên kết, lúc này các thiết bị máy tính sẽ là các thiết bị riêng lẻ. Phần mềm thì hỗn loạn không có thứ tự làm việc. Các phần mềm sẽ chạy không đúng quy trình dẫn đến hiện tượng tranh chấp và xung đột tài nguyên làm cho máy tính bị “treo” ð máy tính không thể hoạt động được.
BT2: Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?
ž Hệ điều hành là một phần mềm máy tính. Nó là phần mềm đầu tiên được cài đặt vào máy vi tính. Không có hệ điều hành thì phần mềm sẽ không hoạt động được
BT3: Hãy nêu sự khác nhau giữa hệ điều hành với một phần mềm ứng dụng?
ž Hệ điều hành khi được cài đặt vào máy tính thì nó liên kết và điều khiển c

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12267353.docx