Giáo án Toán 3 - Bảng nhân 9

Lớp 3A 6. Toán

BẢNG NHÂN 9

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS tự thành lập được bảng nhân 9 và học thuộc.

2. Kĩ năng

- HS có khả năng vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài toán.

- HS có khả năng rèn trí nhớ.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học Toán.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án điện tử.

2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 - Bảng nhân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
Lớp 3A
6. Toán
BẢNG NHÂN 9
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS tự thành lập được bảng nhân 9 và học thuộc.
2. Kĩ năng
- HS có khả năng vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài toán.
- HS có khả năng rèn trí nhớ.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học Toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án điện tử.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức ( 2 - 3’)
- GV cho HS chơi trò chơi: Chuyền thư.
- GV nêu luật chơi: Cả lớp sẽ cùng hát một bài, cho đến khi có tín hiệu dừng lại của cô thì bạn đang cầm thư phải nêu một phép nhân có thừa số thứ 2 là 9.
- GV tổ chức chơi trò chơi.
- GV nhận xét.
2. Bài mới ( 13 - 15’) 
a. Giới thiệu bài ( 1 - 2’)
- GV hỏi: Các phép tính trong trò chơi 
“ Chuyền thư ” có đặc điểm gì giống nhau? 
- GV nhận xét và dẫn dắt: Các phép tính trong trò chơi “ Chuyền thư” đều có thừa số thứ hai là 9. Vậy khi chúng ta đổi vị trí thừa số thứ hai thì tích sẽ thay đổi như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: bảng nhân 9.
- GV viết tên đề bài lên bảng.
b.Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới ( 12 - 13’)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 5 phút theo nội dung sau:
( Trình chiếu power point)
+ Viết các phép nhân đã học có thừa số thứ hai là 9 ra bảng con. 
+ Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân và so sánh kết quả.
- Dự kiến câu hỏi chia sẻ: 
+ Tính chất giao hoán của phép nhân là gì? 
+ Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích thay đổi như thế nào?
+ Tại sao bạn điền dấu bằng vào giữa hai vế? 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét: 
+ Tính chất giao hoán của phép nhân.
+ Bảng nhân 9.
- GV hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về hai tích liên tiếp trong bảng nhân 9 ? 
+ Muốn tìm tích của 9 x 9 ta làm như thế nào? 
+ Muốn tìm tích của 9 x 10 ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 2: Kết luận ( 1 - 2’)
- GV nêu: 
+ Cách vận dụng tính chất giao hoán và đặc điểm của bảng nhân 9 của HS.
+ Vì sao gọi là bảng nhân 9? 
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng nhân 9. ( Trình chiếu power point)
+ 2 lần đọc nguyên. ( 1 cả lớp + 1 nhóm đôi)
+ 1 lần đọc ẩn.
3. Thực hành ( 15 -17’)
a. Bài 1/ 63: 
- GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV cho HS làm bài trong SGK.
- GV cho HS trình bày bài làm. ( Máy soi)
- GV chốt lời giải đúng.
- Dự kiến câu hỏi chia sẻ:
+ Bạn dựa vào đâu để làm bài tập này?
+ Tại sao bạn điền 0 vào phép tính 0 x 9 ?
b. Bài 2/ 63:
- GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV cho HS làm bài trong bảng con.
- GV cho HS trình bày bài làm. 
- GV chốt lời giải đúng.
- Dự kiến câu hỏi chia sẻ:
+ Tại sao ở phép tính 9 x 6 + 17 bạn lại có kết quả là 71.
+ Trong biểu thức có phép nhân chia bạn làm thế nào?
c. Bài 3/ 63:
 GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV cho HS làm bài trong vở.
- GV cho HS trình bày bài làm. 
- GV chốt lời giải đúng.
- Dự kiến câu hỏi chia sẻ:
+ Bạn đã áp dụng kiến thức nào để giải bài toán này?
+ Tại sao để tìm số học sinh lớp 3B bạn lại lấy 9 x 3 ?
d. Bài 4/ 63: 
GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV cho HS làm bài trong vở.
- GV cho HS trình bày bài làm. 
- GV chốt lời giải đúng.
- Dự kiến câu hỏi chia sẻ:
+ Tại sao ô số đứng sau 27 là 36?
+ Để tìm ô số đứng trước 81 bạn làm như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò ( 3 -5’)
- GV tổ chức thi học thuộc nhanh bảng nhân 9 giữa 3 tổ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc bảng nhân 9, chuẩn bị bài mới “ Luyện tập”.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS cả lớp tham gia trò chơi.
- Dự kiến đáp án: 
0 x 9 = 0
5 x 9 = 45
1 x 9 = 9
6 x 9 = 54
2 x 9 = 18
7 x 9 = 63
3 x 9 = 27
8 x 9 = 72
4 x 9 = 36
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu: Các phép nhân đều có thừa số thứ hai là 9.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhắc lại tên đề bài.
- HS thảo luận.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Tính chất giao hoán của phép nhân là khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
+ Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
+ Vì khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích không thay đổi nên điền dấu bằng.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Trong bảng nhân 9, hai tích liên tiếp hơn kém nhau 9 đơn vị.
+ Muốn tìm tích của 9 x 9 ta lấy 72 + 9 bằng 81.
+ Muốn tìm tích của 9 x 10 ta lấy 81 + 9 bằng 90.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu: Vì bảng nhân có thừa số thứ nhất là 9 và các tích liên tiếp hơn kém nhau 9 đơn vị. ( 1 - 2 HS)
- HS đọc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Bảng nhân 9.
+ Tính chất của phép nhân, số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Vì áp dụng quy tắc tính giá trị của biểu thức. Trong biểu thức có phép cộng trừ, nhân chia ta tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
+ Ta tính từ trái sang phải.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Bảng nhân 9 và gấp một số lên nhiều lần.
+ Vì mỗi tổ có 9 bạn mà có 3 tổ nên ta lấy số đó là 9 nhân với số lần là 3.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Vì khoảng cách giữa hai ô số liên tiếp là 9 đơn vị nên ô số đứng sau 27 là 36.
+ Để tìm ô số đứng trước 81 ta lấy 81 trừ đi 9.
- HS thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe.
Người soạn
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thiết
Vũ Thị Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBang nhan 9_12202659.docx