Bài 9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Hiểu được các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế để làm các bài tập
- Thái độ: Nghiên túc, tập trung trong học tập
2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực( Kĩ năng):
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phần mềm PowerPoint, đèn chiếu
- Học Sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
- Giáo viên: Phần mềm PowerPoint, đèn chiếu
- Học Sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
Tuần: 20 Tiế: 59 Ngày soạn: 08/ 01/ 2018 Bài 9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: Hiểu được các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế để làm các bài tập - Thái độ: Nghiên túc, tập trung trong học tập 2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực( Kĩ năng): II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Phần mềm PowerPoint, đèn chiếu - Học Sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới. III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: - Giáo viên: Phần mềm PowerPoint, đèn chiếu - Học Sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới. IV/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Khởi động: * Kiểm tra bài cũ: GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập sau đây và nói rõ cách làm. Bài tập: Tìm số nguyên x, biết: x + 5 = 2 * Tạo tình huống cho bài mới: Từ bài tập GV tạo tình huống cho bài mới: Kiến thức toán học lớp 2 (tiểu học) ta đã biết cách tìm số hạng chưa biết bằng cách lấy tổng trừ đi số hạng đã biết, tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ. Nhưng chưa biết cách tính đó dựa vào quy tắc nào? Hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về vấn đề này qua tiết 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ. 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức GV: Trình chiếu H. 50 SGK. Yêu cầu HS nhận xét: Trên bàn cân có 2 đĩa cân, mỗi đĩa cân có các đồ vật. H: Nhận xét khối lượng của 2 đĩa cân? (Khối lượng hai đĩa cân bằng nhau). H: Dựa vào đâu em biết điều đó? (Kim đồng hồ ở vị trí cân bằng). GV: Khi kim đồng hồ ở vị trí cân bằng, thì đĩa cân phía bên trái là vế trái, đĩa cân phía bên phải là vế phải. - Gọi khối lượng của đĩa cân bên trái là a - Khối lượng của đĩa cân bên phải là b. → Ta có: a = b GV: a = b, là 1 đẳng thức. Đẳng thức luôn có 2 vế, phía bên trái dấu “ = ” gọi là vế trái, bên phải dấu “ = ” gọi là vế phải. GV: Khi cân thăng bằng, ta cho đồng thời 2 quả cân có cùng khối lượng (1kg) vào 2 đĩa cân. H: Hãy quan sát và nhận xét xem khối lượng 2 đĩa cân lúc này như thế nào? (bằng nhau) GVKL: Đó là trong thực tế, khi thêm 2 vật có cùng khối lượng vào 2 đĩa cân thì 2 đĩa cân vẫn cân bằng. Còn trong toán học, khi cô gọi khối lượng quả cân là c, thì đĩa cân bên trái là a + c và đĩa cân bên phải là b + c. Lúc này ta vẫn được 1 đẳng thức a + c = b + c. H: Nêu tính chất thứ nhất của đẳng thức? GV: Ngược lại, khi cân cân bằng, nếu ta lấy từ 2 đĩa cân, 2 vật có cùng khối lượng. H: Nhận xét khối lượng của 2 đĩa cân lúc này? (cân vẫn cân bằng). H: Nêu tính chất thứ 2 của đẳng thức? H: Nếu đổi nhóm đồ vật ở đĩa bên phải sang nhóm đồ vật ở đĩa bên trái thì cân như thế nào? (Cân vẫn cân bằng) H: Nêu tính chất thứ 3 của đẳng thức? GV yêu cầu HS nhắc lại 3 tính chất của đẳng thức. GV: Từ 3 tính chất trên, ta vận dụng để giải một số bài tập sau. Hoạt động 2: Ví dụ Bài tập: Tìm số nguyên x, biết: a) x – 3 = - 8 GV: hướng dẫn cần cộng cả hai vế với cùng 1 số, sao cho vế trái chỉ còn lại x. Ở bài này cô sẽ cộng cả hai vế với 3 để xuất hiện tổng của hai số đối nhau - 3 + 3. H: tổng của 2 số đối nhau bằng bao nhiêu? (bằng 0) GV: mời HS lên bảng tiếp tục hoàn thành bài tập, cả lớp hoàn thành bài tập vào vở nháp. b) x + 4 = - 2 Ở bài tập này, các em cần cộng cả 2 vế với bao nhiêu để vế trái của đẳng thức chỉ còn lại x? (Cộng cả 2 vế với (- 4) ) GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập. GV: Chiếu slide lên màn hình: HS: Quan sát các bước giải. GV: Với bài tập này, nếu bỏ đi bước thứ 2. H: Chữ số 4 ở bước 1, nằm ở vế nào của đẳng thức? (vế trái) H: chữ số 4 ở bước 3 nằm ở vế nào của đẳng thức?(vế phải) GV đặt vấn đề: Chữ số 4 đã được chuyển từ vế trái sang vế phải. Vậy để chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia ta cần điều kiện gì, cô cùng các em tìm hiểu phần 3: Quy tắc chuyển vế Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế GV: Chữ số 4 ở bước 1 mang dấu gì? (Dấu “ +” ) GV: Chữ số 4 ở bước 3 mang dấu gì? (Dấu “ - ”) GV: Số 4 khi được chuyển từ vế trái của đẳng thức sang vế phải của đẳng thức thì dấu của số 4 cũng được đổi từ dấu “ +” thành dấu “ - ”. GV hoàn thiện kiến thức. (Dán quy tắc lên bản). Mời 1 học sinh nhắc lại quy tắc. * Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết: a) x – 5 = - 12 GV: Trong đẳng thức trên ta cần chuyển số hạng nào từ vế trái sang vế phải để vế trái chỉ còn lại x? HS: Cần chuyển ( -5) sang vế phải. GV: (-5) được chuyển sang vế phải và đổi dấu thành (+5). Tiếp tục thực hiện phép tính. HS: Hoàn thành bài tập b) x – (-4) = - 9 Ở bài tập này, ta cần chuyển số 4 từ vế trái sang vế phải. Nhưng trước số 4 có cả dấu của biểu thức và dấu của số hạng, trong trường hợp này chúng ta cần quy về 1 dấu sau đó thực hiện quy tắc chuyển vế. Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập. Lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng, lớp hoạt động cặp đôi, để làm bài tập ?3 Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (- 5) + 4 GV: Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện. GV: Gọi x là hiệu của a và b, ta có x = a – b. H: Áp dụng quy tắc chuyển vế, chuyển (- b) sang vế trái ta được đẳng thức nào?( x + b = a) H: Ngược lại, nếu x + b = a. Áp dụng quy tắc chuyển vế, chuyển b sang vế phải ta được đẳng thức nào? (x = a + b) GV: Vậy hiệu của (a – b) là số x mà khi cộng x với b sẽ được a. Hay nói cách khác phép trừ là phép toán ngược của phép cộng. GV chuyển ý: Các em vừa tìm hiểu 3 tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế. Và qua đó chúng ta biết được dựa vào quy tắc này để tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, số trừ. Vân dụng kiến thức chúng ta vào phần luyện tập. Hoạt động 4: Luyện tập GV: Trình chiếu bài tập: Tìm số nguyên x, biết 25 – x = 3 –(-3) | x – 5 | = 0 Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo bàn và mời 2 học sinh đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài tập. HS: a) 25 – x = 3 –(-3) 25 – x = 6 25 – 6 = x 19 = x x = 19 b) | x – 5 | = 0 x – 5 = 0 x = 5 1. Tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a 2. Ví dụ. Tìm số nguyên x biết: a) x – 3 = - 8 x – 3 + 3 = - 8 + 3 x = - 8 + 3 x = - 5 ?2 x + 4 = - 2 x + 4 + (- 4) = (- 2) + (- 4) x = (- 2) + (- 4) x = - 6 Quy tắc: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức,ta phải đổi dấu số hạng đó: Dấu “+” đổi thành dấu “ –” và dấu “–” đổi thành dấu “+” Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết: x – 5 = - 12 x = - 12 + 5 x = -7 x – (- 4) = - 9 x + 4 = - 9 x = - 9 – 4 x = -13 ?3 x + 8 = (-5) + 4 x + 8 = - 1 x = - 1 - 8 x = - 9 * Nhận xét: “Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng” 4. Dặn dò: Học thuộc các tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế. Làm bài tập 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 (SGK-87, 88). Xem trước bài “ Nhân hai số nguyên khác dấu”
Tài liệu đính kèm: