Giáo án Toán học 6 - Tiết 25: Tam giác

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 HS biết: Khái niệm tam giác. Các điểm nằm bên trong, bên ngoài tam giác.

 HS hiểu: Khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác.

* Kĩ năng:

 Vẽ tam giác, gọi tên và kí hiệu tam giác. Đo các yếu tố cạnh, góc của một tam giác cho trước.

* Thái độ:

II/ TRỌNG TÂM:

 Khái niệm tam giác. Vẽ tam giác biết độ dài cạnh của nó.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: Com pa, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 44 (SGK/95).

 HS: Com pa, thước thẳng, thước đo góc. Ôn về tam giác (tiểu học), xem bài trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 - Tiết 25: Tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 Tiết 25
Tuần 32
TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
HS biết: Khái niệm tam giác. Các điểm nằm bên trong, bên ngoài tam giác.
HS hiểu: Khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
* Kĩ năng: 
Vẽ tam giác, gọi tên và kí hiệu tam giác. Đo các yếu tố cạnh, góc của một tam giác cho trước.
* Thái độ: 
II/ TRỌNG TÂM:
 Khái niệm tam giác. Vẽ tam giác biết độ dài cạnh của nó.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Com pa, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 44 (SGK/95).
HS: Com pa, thước thẳng, thước đo góc. Ôn về tam giác (tiểu học), xem bài trước ở nhà.
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6ª1: 6ª5:
2/ Kiểm tra miệng:
HS1: Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R? 	(4đ)
Vẽ (A, 30cm). Trên (A, 30cm) lấy 2 điểm B và C, chỉ ra cung và dây cung có trên hình.	(6đ)
Đáp: Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.	
Cung BC lớn và cung BC nhỏ
Dây cung BC
HS2: Lam bài 41 (SGK/92)	(8đ)
AB + BC + AC = OM
Hỏi thêm: Nêu nội dung chính của bài học hôm nay?	(2đ)
- Khái niệm và cách vẽ tam giác.	
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: vào bài
GV: Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về đường tròn, hình tròn cũng như cách vẽ chúng. Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về tam giác.
Hoạt động 2: khái niệm tam giác ABC
GV chỉ vào hình vẽ của bài 41, giới thiệu đó là tam giác ABC.
GV: Vậy tam giác ABC là gì? (Là hình gồm những đoạn thẳng nào?)
Nhấn mạnh yếu tố 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
Yêu cầu học sinh vẽ tam giác ABC vào tập.
GV giới thiệu kí hiệu tam giác ABC
GV đọc tên tam giác ABC theo cách khác: tam giác BAC, yêu cầu HS đọc 4 cách gọi tên còn lại.
Yêu cầu HS xác định các đỉnh, góc, cạnh của tam giác ABC trên.
I. Tam giác ABC là gì ?
Khái niệm: 
Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
- 3 đỉnh: A , B , C
- 3 cạnh: AB, BC, AC
- 3 góc: 
* Củng cố:
1. GV vẽ nhanh hình: 
GV: Hình trên gồm các đoạn thẳng nào? đó có là tam giác TUV không? Vì sao? Vậy tam giác TUV là hình như thế nào?
HS: Hình trên không phải là tam giác vì 3 điểm T, U, V thẳng hàng.
2. Bài 44 (SGK/95)
Yêu cầu HS thực hiện bài 44 theo kỹ thuật dạy học “Khăn trải bàn” trong 4 phút.
- Bước 1: làm việc cá nhân (2 phút).
- Bước 2: thống nhất kết quả (2 phút).
Gọi đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
Các bàn khác nhận xét.
GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm.
Tên
tam giác
Tên
3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên
3 cạnh
A,B,I
 AB, BI, IA
A,I,C
 AI, IC, CA
A,B,C
 AB,BC,CA
GV lấy thêm 2 điểm M và N lần lượt nằm trong và nằm ngoài tam giác ABC và giới thiệu cho các em khái niệm điểm nằm trong và nằm ngoài của tam giác (SGK/94)
Hoạt động 3: Vẽ tam giác
GV đưa VD lên bảng
Gọi HS đọc lại yêu cầu của VD.
II. Vẽ tam giác:
Ví dụ: Vẽ tam giác ABC biết BC = 5 cm, AB = 4 cm, AC = 3 cm.
GV: Ta vẽ tam giác bằng cách nào?
HS: vẽ 3 cạnh của chúng.
GV thực hành vẽ, yêu cầu HS vừa lắng nghe, vừa nhìn.
Gọi HS nhắc lại cách vẽ
Yêu cầu HS vẽ vào vở
GV quan sát HS vẽ và kịp thời giúp đỡ khi HS gặp khó khăn
Cách vẽ:
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm
- Vẽ cung tròn (B;3cm), cung tròn (C;2cm).
- Vẽ điểm A là giao điểm của 2 cung tròn trên.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC. Ta có .
* Củng cố:
Bài 47 (SGK/95)
Gọi HS lên bảng vẽ, các học sinh khác vẽ vào vở 
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
- Tam giác ABC là hình như thế nào?
Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
- GV nhắc lại cách vẽ tam giác biết 3 cạnh của nó.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc định nghĩa tam giác và cách vẽ tam giác.
BTVN: 45, 46 (SGK/95).
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Ôn lại khái niệm các hình.
Soạn các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu SGK/95,96 để chuẩn bị ôn tập chương.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET25.doc