Giáo án Toán học 7 - Tập hợp Q các số hữu tỉ

CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC

§1 TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm số hữu tỉ

- Học sinh biết cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được số hữu tỉ và biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.

3. Thái độ:

- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.

- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tập hợp Q các số hữu tỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1 Ngày soạn: 21/ 8/ 2017
CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC
§1 TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được khái niệm số hữu tỉ 
Học sinh biết cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
2. Kỹ năng: 
Nhận biết được số hữu tỉ và biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
3. Thái độ: 
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, 
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Bảng nhóm, thước kẻ.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Tập hợp số nguyên có phải là tập con của số hữu tỉ?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
13 Phút
12 Phút
10 Phút
Hoạt động 1: Số hữu tỉ:
GV: Hãy viết các phân số bằng nhau của các số sau: 3; – 0,5; 0; . 
Từ đó có nhận xét gì về các số trên?
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét và khẳng định như SGK.
Như vậy các số 3; – 0,5; 0; đều là các số hữu tỉ.
Thế nào là số hữu tỉ?
HS: Trả lời. 
GV Nhận xét như SGK
Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu Q.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.
Vì sao các số 0,6; – 1,25; là các số hữu tỉ?
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét và yêu cầu học sinh làm ?2. 
Số nguyên a có phải là số hữu tỉ không?Vì sao?
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét. 
Hoạt động 2: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
GV: Yêu cầu học sinh làm ?3
Biểu diễn các số nguyên – 1; 1; 2 trên trục số?
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét như SGK. 
 Cùng học sinh xét ví dụ 1:
Biểu diễn số hữu tỉ lên trục số.
Hướng dẫn:
Chia đoạn thẳng đơn vị (chẳng hạn đoạn từ 0 đến 1) thành 4 đoạn bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng đơn vị cũ. Số hữu tỉ được biểu diễn bởi điểm M nằm bên phải điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn là 5 đơn vị.
HS: Chú ý và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: Yêu cầu học sinh làm ví dụ 2.
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét. 
Hoạt động 3: So sánh hai số hữu tỉ .
GV: Yêu cầu học sinh làm ?4. 
So sánh hai phân số :.
HS: Thực hiện
GV:Nhận xét và khẳng định như SGK. 
 Yêu cầu học sinh  :
So sánh hai số hữu tỉ – 0,6 và 
HS: Thực hiện. 
GV: Nhận xét và khẳng định 
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
GV: Yêu cầu học sinh:
Nếu x < y thì điểm x có vị trí như thế nào so với điểm y? Số hữu tỉ lớn 0 thì nó ở vị trí nào? Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 thì nó ở vị trí nào?
HS: Trả lời. 
GV Nhận xét và khẳng định.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Yêu cầu học sinh làm 
?5
Trong các số hữu tỉ sau, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm?
HS: Hoạt động theo nhóm lớn.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo đánh giá. 
 1. Số hữu tỉ . 
Ta có:
Như vậy các số 3; – 0,5; 0; đều là các số hữu tỉ.
Vậy: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với 
Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu Q.
?1. Các số 0,6; – 1,25; là các số hữu tỉ. Vì: 
?2. Số nguyên a là số hữu tỉ vì:
2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
?3. Biểu diễn các số nguyên – 1; 1; 2 trên trục số
Ví dụ 1:
Biểu diễn số hữu tỉ lên trục số
Ví dụ 2: (SGK - trang 6)
3. So sánh hai số hữu tỉ .
?4. So sánh hai phân số:
.
Ta có:
; 
Khi đó: Do đó: 
Nhận xét. 
Với hai số hữu tỉ x và y ta luôn có : 
hoặc x = y hoặc x y. 
Ví dụ:
So sánh hai số hữu tỉ – 0,6 và 
Ta có:
 .
 Vì – 6 0 
nên 
Kết luận:
Nếu x < y thì trên trục số điểm x ở bên trái so với điểm y.
Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.
Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.
Số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ dương. 
?5 
Số hữu tỉ dương:
Số hữu tỉ âm:
Số không là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm: 
4. Củng cố: (4 Phút)
Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ “Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học bài theo SGK.
Làm các bài tập 5 SGK, 8 SBT Toán 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12203544.doc