Giáo án Toán học 8 - Tiết 31 đến tiết 41

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Học sinh thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

 - Kĩ năng : + Biết vẽ hệ trục toạ độ

 + Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng

 + Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó

 - Thái độ : Học sinh thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán

II. Chuẩn bị:

Thầy: Phấn màu, thước thẳng, com pa

Trò: Dụng cụ học tập.

 

docx 14 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 8 - Tiết 31 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MINH HỌA
Tiết 31: Bài 6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Học sinh thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
 - Kĩ năng : + Biết vẽ hệ trục toạ độ
 + Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng
 + Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó
 - Thái độ : Học sinh thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán
II. Chuẩn bị:
Thầy: Phấn màu, thước thẳng, com pa
Trò: Dụng cụ học tập.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
	Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Làm bài tập 36 (tr48 - SBT)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Tích hợp môn địa lý – phần xác định vị trí
GV: Đưa bản đồ địa lí Việt nam để giới thiệu. Hãy đọc tọa độ mũi Cà Mau của bản đồ.
Bản đồ Việt Nam
HS: Đọc dựa vào bản đồ.
GV: Toạ độ địa lí được xác định bới hai số nào.
HS: kinh độ, vĩ độ.
Hình ảnh minh hoạ kinh độ - vĩ độ
Tích hợp thực tế - trong rạp chiếu phim
GV: Trong thực tế khi vào rạp chiếu phim có số ghế trên vé ta dễ dàng tìm được vị trí ghế ngồi(hình 15 SGK/65)
Rạp chiếu phim
Hoạt động 2: Mặt phẳng tọa độ.
GV Trong toán học để xác định vị trí 1 điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng 2 số.
 Treo bảng phụ hệ trục Oxy sau đó giáo viên giới thiệu 
+ Hai trục số vuông góc với nhau tại gốc của mỗi trục
+ Độ dài trên hai trục chọn bằng nhau 
+ Trục hoành Ox, trục tung Oy là hệ trục Oxy
GV hướng dẫn vẽ.
HS Quan sát và tiếp thu.
Hoạt động 3: Tọa độ một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
GV nêu cách xác định điểm P
HS xác định theo và làm ?1
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 18
GV nhận xét dựa vào hình 18
Tích hợp môn vật lý – phần chuyển động
Dựa vào mặt phẳng toạ độ để biểu thị vận tốc theo thời gian của hòn bi khi lăn từ A đến C.
Tích hợp môn thể dục thể thao – chơi cờ vua
Khi chơi cờ vua dựa vào mặt phẳng toạ độgiúp xác định vị trí của quân cờ trên bàn cờ.
Tích hợp môn tin học – phần lập trình
Khi học phần mặt phẳng toạ độ ta có thể ứng dụng vào trong lập trình. Ví dụ: xác định vị trí của đèn led.
Tích hợp môn hoá học – phần tốc độ phản ứng ( phần mở rộng nếu cần )
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Trên mặt phẳng toạ độ ta có biểu thị lượng chất còn lại của các chất tham gia phản ứng.
Các ví dụ khác: Trong ngành y học khi đo điện tim,vận dụng mặt phẳng toạ độ để xác định được quá trình hoạt động của tim mạch.
1. Đặt vấn đề.
VD1: 
Toạ độ địa lí mũi Cà Mau
VD2:
Số ghế H1 (H là số dãy, 1 là số ghế trong dãy)
2. Mặt phảng tọa độ. 
Ox là trục hoành, Oy là trục tung
* Chú ý: (SGK) 
3. Toạ độ một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
Điểm P có hoành độ 2
tung độ 3
Ta viết P(2; 3)
?1 
 4. Củng cố:
- Toạ độ một điểm thì hoành độ luôn đứng trước, tung độ luôn đứng sau
- Mỗi điểm xác định một cặp số, mỗi cặp số xá định một điểm
- Làm bài tập 32 (tr67 - SGK)
M(- 3; 2) N(2; -3) Q(- 2; 0)
- Làm bài tập 33 (tr67 - SGK)
Lưu ý: 
5. Hướng dẫn:
- Biết cách vẽ hệ trục 0xy
- Làm bài tập 33, 34, 35 (tr68 - SGK); bài tập 44, 45, 46 (tr50 - SBT)
* Lưu ý: Khi vẽ điểm phải vẽ mặt phẳng tọa độ trên giấy ôli hoặc các đường kẻ // phải chính xác.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 41: BÀI 2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
Mục tiêu
Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, số đối của số nguyên.
Biết dùng số nguyên để nói đến các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
Học sinh bắt đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
Chuẩn bị
GV: 	+ Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu
+ Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng (hình 38. SGK – trang 69 bằng bìa cứng)
+ Hình vẽ 39.SGK – trang 70. (mô hình dùng nam châm)
HS:	+ Thước kẻ có chia đơn vị
+ Bảng phụ (giấy A3)
+ Ôn tập kiến thức bài “Làm quen với số nguyên âm” và làm các bài tập đã cho.
Các bước lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Cho 2 ví dụ trong thực tế về số nguyên âm? Giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
Câu 2: Vẽ trục số và cho biết:
Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị?
Những điểm nào nằm giữa điểm -3 và điểm 4?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, kết luận và cho điểm
5
4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
A
B
Kết quả: 
Các điểm cách điểm 2 ba đơn vị là A và B.
Tập hợp: {-2; -1; 0; 1; 2; 3}
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu số nguyên.
Tích hợpmôn vật lý - phần đo đạc
- GV giới thiệu bài mới qua bài cũ
Điểm cách điểm 2 ba đơn vị về phía phải là điểm 5. Điểm cách điểm 2 ba đơn vị về phía trái là điểm -1 => Các số trên là số nguyên
- GV chốt lại: Các số trên chỉ về hướng so với điểm mốc. Để biểu thị các số nguyên, người ta dùng các số nguyên biểu diễn trên trục số.
- GV sử dụng trục số đã vẽ để giới thiệu.
- GV: Hãy cho ví dụ về số nguyên dương, nguyên âm?
- GV đặt câu hỏi: Vậy tập hợp N và tập hợp Z có mối quan hệ như thế nào?
- GV vẽ hình mình họa:
Z
N
- GV yêu cầu HS đọc chú ý
- GV yêu cầu:
- GV nhận xét chung: 
Tích hợp môn vật lý – phần nhiệt độ
+ Nhiệt độ so với 00C : Trên 00C biểu diễn số nguyên dương, ngược lại dưới 00C biểu diễn số nguyên âm. 
Tích hợp môn vật lý – phần quang học
+ Độ viễn thị được biểu diễn bởi số nguyên dương, ngược lại độ cận thị được biểu diễn 
Bởi các số nguyên âm.
Tích hợp môn địa lý – độ cao so với mực nước biển (0 mét)& phương hướng
+ Trên mực nước biển biểu thị số nguyên dương, dưới mực nước biển biểu thị số nguyên âm.
+ Phương hướng ngược nhau: Hướng Bắc – Nam, Hướng Đông – Tây.
Tích hợp trong tài chính
+ Tiền lãi biểu thị số nguyên dương (màu xanh lá), tiền nợ biểu thị số nguyên âm (màu đỏ)
+ GV mở rộng liên hệ thực tế trong cuộc sống (tiền tiết kiệm).
Tích hợp trong lịch sử - thời gian so với năm công nguyên (năm 0 – năm chúa Jesu ra đời)
+ Sau công nguyên biểu thị số nguyên dương, trước công nguyên biểu thị số nguyên âm.
+ GV hỏi HS: cho biết hiện nay ta đang sống ở năm nào? Thế kỷ nào?
+ GV nhấn mạnh, giải thích rõ: Năm 2014 tức là từ năm công nguyên tới nay, đã qua 2014 năm.
- GV đặt câu hỏi: Ngoài những ví dụ đã nêu ở trên, số nguyên còn có những ứng dụng nào trong các lĩnh vực thực tế nào khác không?
- GV bổ sung:
Tích hợp trong môn hóa học:
(định hướng cho lớp trên): Các ion dương được biểu thị bằng số nguyên dương, ion âm được biểu thị bằng số nguyên âm
Tích hợp trong thể thao:
Trong môn khúc côn cầu trên băng, mỗi cá nhân chơi trong đội được tính bằng điểm cộng trừ, điểm cộng được biểu thị bằng số nguyên dương, điểm trừ được biểu thị bằng số nguyên âm.
Các ví dụ khác: pin (cực âm – cực dương), bình ác qui, 
- GV nhấn mạnh: việc tiết kiệt điện thông qua tái sử dụng pin bằng cách phơi nắng, hoặc dùng thiết bị sạc pin; vì trong pin có kim loại chì, nên khi vức thải quá nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu: trục số thẳng đứng (hình 38 – SGK/69)
- GV treo bảng phụ hình 39 – SGK/70 (Chú ốc sên được thay bằng nam châm, trong quá trình giảm, để di chuyển dễ dàng)
- GV yêu cầu 3 học sinh lên di chuyển theo bài ra ở 2 trường hợp a và b.
A
C
D
B
- GV yêu cầu HS thực hiện ?3
- GV hướng dẫn: Nếu coi A là điểm gốc, các vị trí trên điểm A biểu thị số nguyên dương, các vị trí dưới A biểu thị số nguyên âm. Từ đó, suy ra các kết quả như thế nào?
HĐ 2: Tìm hiểu số đối
- GV giới thiệu về số đối: Từ kết quả trên, (-1) và +1 cùng cách A một mét nhưng ở hai hướng ngược nhau. Nếu biểu diễn trên trục số thì (-1) và +1 đều cách gốc O một đơn vị độ dài, ta nói 2 số đó đối nhau. 
- GV vẽ trục số bằng bảng phụ
- GV giới thiệu và hướng dẫn cách ghi.
- HS quan sát
- HS lấy ví dụ về số nguyên
- HS biểu diễn số nguyên trên trục số (đã vẽ sẵn)
- HS ghi bài
- HS làm bài tập số 6-SGK/70 
 -4 ∈N : Đọc là “Âm bốn là số tự nhiên” => Là câu sai.
 4 ∈N : Đọc là “Bốn là số tự nhiên” => Là câu đúng.
 0 ∈Z : Đọc là “Không là số nguyên” => Là câu đúng.
 5 ∈N : Đọc là “Năm là số tự nhiên: => Là câu đúng
 -1∈N: Đọc là “Âm một là số tự nhiên” => Là câu sai.
 1 ∈N: Đọc là “Một là số tự nhiên: => Là câu đúng.
- HS trả lời: Tập hợp N là tập con của tập Z. Kí hiệu: N ⊂ Z
- HS đọc chú ý SGK/69
+ HS thực hiện nhóm :BT 7 & BT 8 (SGK/70)
+ HS ở lớp nhận xét
- HS trả lời: năm 2014 – thế kỷ 21.
- HS suy nghĩ – trả lời.
- HS quan sát ví dụ SGK/69
- HS thực hiện ?1 – SGK/69
+ Điểm C biểu diễn +4 km.
+ Điểm D biểu diễn -1 km
+ Điểm E biểu diễn -4 km
- HS quan sát hình 39 – SGK/70
- HS thực hiện ?2 – SGK/70
+ HS1 di chuyển ốc sên từ vị trí A lên phía trên 3 mét (tại B)
+ HS2 di chuyển chú ốc sên từ vị trí B xuống 2 mét (tại C) và trả lời chú ốc sên cách A là 1 mét.
+ HS3 di chuyển chúc ốc sên từ vị trí B xuống phía dưới 4 mét (tại D) và trả lời chú ốc sên cách A là 1 mét.
+HS thực hiện ?3 – SGK/70
+ HS trả lời:
a) Hai kết quả trên cùng cách A một khoảng là 1 mét.
b) Kết quả câu a ở ?1 sẽ là +1 mét. Kết quả câu b ở ?1 sẽ là -1 mét.
- HS quan sát SGK/70 và thực hiện ?4.
+ Số -7 là số đối của 7;
+ Số 3 là số đối của -3;
- HS thực hiện bài tập 9 – 10 (SGK/71) theo 2 nhóm.
-Kết quả bài tập 9:
+ Số -2 là số đối của +2.
+ Số -5 là số đối của +5
+ Số 6 là số đối của -6.
+ Số 1 là số đối của -1.
+ Số -18 là số đối của 18.
- Kết quả bài tập 10:
+ Điểm B biểu thị là +2 km
+ Điểm C biểu thị là -1 km
1. Số nguyên
+ Số nguyên dương: 1;2;3;...
(hoặc còn ghi +1; +2; +3; )
+ Số nguyên âm:-1;-2;-3;...
Tập hợp số nguyên kí hiệu là:
 Z = {;-2;-1;0;1;2; }
* Chú ý: (SGK/69)
Nhận xét: SGK/69
2. Số đối
Ví dụ: 
- Số 1 là số đối của số -1, ngược lại -1 là số đối của số 1.
Củng cố:
GV tóm tắt bài thông qua câu hỏi:
Câu 1. Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị đại lượng như thế nào? Ví dụ.
Câu 2. Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những loại số nào? 
Câu 3. Tập hợp N và tập hợp Z có quan hệ như thế nào?
Câu 4. Trên trục số, hai số đối nhau có đặc điểm gì?
HS trả lời theo yêu cầu (GV hướng dẫn câu 4: Trên trục số, hai số đối nhau cách O một khoảng bằng nhau hay nói cách khác, hai số đối nhau chỉ khác nhau về dấu.)
Hướng dẫn về nhà:
HS ôn và học bài.
HS làm bài tập (bài 9 đến bài 16 – SBT/68-69)
HS xem trước bài 3 “Thứ tự trong tập hợp các số nguyên”
Rút kinh nghiệm
Ưu điểm:
Học sinh hoạt động tích cực, hứng thú trong học tập, kích thích khả năng sáng tạo, vận dụng cho học sinh.
Khuyết điểm:
Bị hạn chế về mặt thời gian.
Hướng phấn đấu:
Phân bố thời gian giữa các phần hợp lí hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxMat_Phang_Toa_Do_bai_du_thi_kien_thuc_lien_mon.docx