Giáo án tổng hợp Tuần 4 - Lớp 4

Tiết 3: (Theo TKB)

Môn: Toán

Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU:

Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban dầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

* Bài 1 (cột 1), bài 2 (a, c), bài 3 (a)

II.CHUẨN BỊ:

GV: Kế hoạch dạy học – SGK

HS: Bài cũ – bài mới.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 4 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 < 5
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4.Vậy x là 3, 4.
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II.CHUẨN BỊ: 
Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét.
Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột và bút dạ.
Từ điển (nếu có) hoặc phô tô vài trang (đủ dùng theo nhóm).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
A.Mở đầu:
1. Khởi động: 
- Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Lấy ví dụ.
- Nhận xét và chữa bài.
2.Giới thiệu bài:
+ Từ đơn là từ có 1 tiếng: xe, ăn, uống, áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên: xe đạp, hợp tác xã,
32
B.Giảng bài:
1.Nhận xét:
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi.
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ phức nào do những tiếng có vần, âm lặp lại nhau tạo thành?
Kết luận:
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy 
2.Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.+ Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ.
Thảo luận theo cặp
- 2 HS đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Từ phức: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng: truyện+ cổ, ông+ cha, đời+ sau tạo thành. Các tiếng này đều có nghĩa.
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
Thầm thì: lặp lại âm đầu th.
Cheo leo: lặp lại vần eo.
Chầm chậm: lặp lại cả âm đầu ch, vần âm
Se sẽ: lặp lại âm đầu s và âm e.
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng.
+ Nhắc lại ghi nhớ, sau đó nêu ví dụ: 
Từ ghép: bạn bè, thầy giáo, cô giáo, học sinh, yêu quý, mến yêu,
Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, 
3
3.Luyện tập:
 Bài 1: Hãy xếp các từ in nghiêng
- Gọi HS đọc yêu cầu.
*Chú ý: Nếu trường hợp HS xếp cứng cáp là từ ghép, GV giải thích thêm: trong từ ghép, nghĩa của từng tiếng phải phù hợp với nhau, bổ sung nghĩa cho nhau cứng là rắn, có khả năng chịu tác dụng, cáp có nghĩa là chỉ loại dây điện to nên chúng không hợp nghĩa với nhau, hai tiếng này lặp lại âm đầu c nên nó là từ láy.
Nếu HS xếp: dẻo dai, bờ bãi vào từ láy, GV giải thích tiếng dẻo dễ uốn cong, dai có khả năng chịu lực, khó bị làm đứt, cho rời ra từng mảnh.Hai tiếng này bổ sung nghĩa cho nhau tạo thành nghĩa chung dẻo dai có khả năng hoạt động trong thời gian dài. Nên nó là từ ghép.
Bài 2: Tìm từ ghép,
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát bảng nhóm.Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và viết vào bảng.
- Gọi các nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận đã có 1 phiếu đầy đủ nhất trên bảng 
C. Kết bài: 
+ Gv củng cố ND bài học.
+ Từ phức nào do những tiếng có vần, âm lặp lại nhau tạo thành?
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân - nhóm
- 2 HS đọc thành tiếng y/c và ND bài
- Hoạt động trong nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài 
Từ ghép
a. ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
b. dẻo dai, vững chắc, thanh cao,..
Từ láy
a. nô nức
b.mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
- Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Đáp án: 
Từ ghép: 
+ Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ.
+ Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tắp, thẳng tuột,...
+ Chân thật, thành thật, thật lòng, thật tâm, thật tình, thật lực.
Từ láy: 
+ Ngay ngắn.
+ Thẳng thắn, thẳng thớm.
+ Thật thà.
..................................š&›..................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn: Kể chuyện
Tiết 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 
I.MỤC TIÊU: 
- Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II.CHUẨN BỊ: 
Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
2. Giới thiệu bài 
- 2 HS kể chuyện.
32
23’
3
B.Giảng bài:
HĐ1: GV kể chuyện: 
- GV kể chuyện lần 1: 
- GV kể lần 2 9 kể đến đoạn 3, GV yêu cầu HS quan sát tranh)
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 
a.Thực hiện yêu cầu 1: 
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
b.Yêu cầu 2,3: 
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét,tuyên dương từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
C. Kết bài: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
+ HS theo dõi.
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu.
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy.Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục.Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua.Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
* Kể chuyện theo nhóm: 
- Từng cặp HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổí ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi) – 2 lượt HS kể.
* Thi kể chuyện trước lớp;
- 3 đến 5 HS kể toàn bộ câu chuyện.Mỗi HS kể chuyện đều nêúy nghĩa câu chuyệnhoặc đối đáp cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của cô giáo.
..................................š&›..................................
Chiều
Dạy môn Chính tả bù chiều thứ hai
..................................š&›..................................
Thứ tư Ngày soạn: 19/9/2017 
Ngày giảng:20/9/2017
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn: Toán:
Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN
I.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki- lô- gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki- lô- gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
* Bài 1, bài 2 (cột 2-làm 5 trong 10 ý), bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính)
II.CHUẨN BỊ: 
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
A.Mở đầu:
1. Khởi động: 
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3.
- GV chữa bài, nhận xét 
2.Giới thiệu bài:
Trò chơi
- HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
32
3
B.Giảng bài:
1.Giới thiệu yến, tạ, tấn: 
* Giới thiệu yến: 
- GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki- lô- gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- GV ghi bảng: 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
- Bác Lan mua 30 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau?
* Giới thiệu tạ: 
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến = 1 tạ, 1 tạ = 10 yến.
- 10 yến =1 tạ, biết 1 yến = 10 kg
- Vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- Bao nhiêu ki- lô- gam thì bằng 1 tạ?
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
- 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki- lô- gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
* Giới thiệu tấn: 
- Để đo khối lượng các vật....
- 10 tạ = 1 tấn, 1 tấn = 10 tạ.
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- GV ghi bảng: 
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
- Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3000 kg hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
1. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: Viết “ 2 kg’,
 GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT.
 * GV có thể đặt câu hỏi thêm.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki- lô- gam?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
Bài 2: Viết số thích hợp vào
GV hướng dẫn: 
 1 yến 7 kg = .kg? (1 yến 7 kg = 10 kg+ 7 kg = 17 kg)
- GV phát bảng nhóm cho HS.
b .1 tạ = 10 yến 4 tạ = 40 yến
 10 yến = 1 tạ 
 1 tạ = 100 kg 9 tạ = 900 kg
 100 kg = 1tạ 
- GV sửa chữa, khen.
Bài 3: Tính.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.
C. Kết bài: 
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học
- HS nghe giới thiệu.
- Gam, ki- lô- gam.
- HS nghe giảng và nhắc lại.
- Tức là mua 20 kg.
- Bác Lan đã mua 3 yến rau.
- HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
- 1 tạ = 100kg
- 100 kg = 1 tạ.
- 10 yến = 100kg.
- 20 yến = 2 tạ.
- 1 tấn = 100 yến.
- 1 tấn = 1000 kg.
- 2 tấn = 20 tạ.
- Xe đó chở được 3 tấn = 30 tạ.
- HS đọc: 
- HS tư làm.
- Báo cáo kết quả
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Là 200 kg.
- 20 tạ.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.(treo bảng nhóm lên bảng lớp)
a.1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg 
 10 kg = 1 yến 
 1 yến 7 kg = 17 kg 
 5 yến 3 kg = 53 kg 
c.1 tấn = 10 tạ 3 tấn = 3 tạ 
 10 tạ = 1 tấn 
 1 tấn = 1000 kg 5 tấn = 5000 kg
 1000 kg = 1 tấn 
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng.Lớp làm VBT.
 135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn: 8 = 64 tấn
- Nhận xét.
..................................š&›..................................
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn:Tập đọc:
Tiết 8: TRE VIỆT NAM 
I.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
II.CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41- SGK (Nếu có)
HS sưu tầm các tranh, ảnh vẽ cây tre.
Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
2
A.Mở đầu:
1.Khởi động:
- Bài “Một người chính trực”
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa bài học?
- Nhận xét .
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Luyện đọc: 
+GV đọc toàn bài.
+ GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tre xanh...bờ tre xanh.
+ Đoạn 2: Yêu nhiều...hỡi người.
+ Đoạn 3: Chẳng may...gì lạ đâu.
+ Đoạn 4: Mai sau...tre xanh.
- GV ghi từ khó kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn HS đọc bài.
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
+ GV giải nghĩa từ 
+ GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
+ Những h/ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người VN?
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cú? 
+ Hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người VN?
* Tre có tính cách như người: biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau.Nhờ thế tre tạo nên thành luỹ, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
*Tre được tả trong bài có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm và HTL: 
- G/thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Nhận xét và tuyên dương HS đọc nhanh thuộc.
C. Kết bài:
+ Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
- Nhận xét tiết học.
+ Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua mất . HS nêu ý nghĩa bài học
- Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.
Hoạt động nhóm
-HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc thầm phần chú giải 
+ HS luyện đọc theo cặp.
- HS tiếp nối đọc toàn bài.
Hoạt động cá nhân
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Câu thơ: 
Tre xanh Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
+ Phẩm chất cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.
+ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
+ Hình ảnh: Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm / Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ/ Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con.
+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng.
- 1 HS đọc, trả lời tiếp nối.
Em thích hình ảnh: 
+ Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
H/ả này cho thấy cây tre cũng giống như con người: biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn.
+ HS đọc lại toàn bài.	
- Luyện đọc nhóm đôi.
+ Thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn người đọc hay.
Nội dung: Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre.
..................................š&›..................................
Chiều
Không dạy lí do đi huyện góp ý dự thảo tiêu chí thi đua.
..................................š&›..................................
Thứ năm Ngày soạn: 20/9/2017 
Ngày giảng:21/9/2017
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 19: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô- gam; quan hệ giữa đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
* Bài 1, bài 2
II.CHUẨN BỊ: 
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn trên bảng phụ: 
 Lớn hơn ki- lô- gam
 Ki- lô- gam
 Nhỏ hơn ki- lô- gam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập số 3.
- GV chữa bài, n/xét và tuyên dương.
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
1.Giới thiệu đề- ca- gam, héc- tô- gam.
a. Đề- ca- gam
- GV giới thiệu: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề- ca- gam.
+ 1 đề- ca- gam cân nặng bằng 10 gam.
+ Đề- ca- gam viết tắt là dag.
- GV viết lên bảng 10 g =1 dag.
- Hỏi: Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag.
b. Héc- tô- gam.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị đo là hec- tô- gam.
- 1 hec- tô- gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g.
- Hec- tô- gam viết tắt là hg.
- GV viết lên bảng 1 hg =10 dag =100g.
- GV hỏi: mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân cân nặng 1 hg?
* Giới thiệu bảng đ/vị đo khối lượng:
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn.Đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.
- Trong các đơn vị trên, những đ/vị nào nhỏ hơn kg? lớn hơn kg?
- Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag?
- Bao nhiêu đề- ca- gam thì bằng 1 hg?
- Tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đ/vị đo khối lượng như SGK.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó?
- Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó?
- Cho HS nêu VD.
2.Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV ghi bảng 7 kg =  g
- Yêu cầu HS cả lớp thực hiện đổi.
+ Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo.
+ Ta cần đổi 7 kg ra g, tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên 1 đơn vị đo liền sau no, thêm cho đến khi gặp đơn vị cần phải đổi thì dừng lại.
+ Vậy 7 kg = 7000 g.
- GV cho HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét .
Bài 2: Tính:
- GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
- Nhận xét.
- GV nhận xét chữa bài
C. Kết bài:
- Yêu cầu HS thi đua đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng theo chiều từ lớn đến bé & ngược lại.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc: 10 gam bằng 1 đề- ca- gam.
- 10 quả.
-HS theo dõi.
- HS đọc.
- Cần 10 quả.
- 3 HS kể.
- HS nêu các đơn vị đo khối lượng theo đúng thứ tự.
- Nhỏ hơn ki- lô- gam là gam, đề- ca- gam, héc- tô- gam.Lớn hơn kí- lô- gam là yến, tạ, tấn.
- 10 g = 1 dag.
- 10 dag = 1 hg.
- Gấp 10 lần.
- Kém 10 lần.
- HS nêu VD.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS tự đổi, nêu cách làm của mình
- Cả lớp theo dõi.
- HS lên bảng.Lớp làm VBT.
a.1 dag = 10 g b.4 dag = 40 g
10 g = 1 dag 8 hg = 80 dag
1 hg = 10 dag 3 kg = 30 hg
10 dag = 1hg 2 kg 300g=2300g
2 kg 30 g = 2 030g
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng.Lớp làm VBT.
 380 g+ 195 g = 575 g
 928 g- 274 g = 654 g
 452 hg x 3 = 1356hg
768 hg: 6 = 128 hg
-HS đọc.
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.MỤC TIÊU: 
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)- BT1, BT2 (chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại).
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)- BT3.
II.CHUẨN BỊ: 
+ Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 1, BT 2, bút dạ.
+ Từ điển Tiếng Việt (Nếu có) hoặc phô tô vài trang cho nhóm HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
 Bài 1: So sánh hai từ ghép sau đây: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu t/lời của HS.
 Bài 2: Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào ô
- Phát bảng nhóm cho HS.
+ GV nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
** Núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất nên xếp vào từ ghép tổng hợp.
- Nhận xét, khen.
Bài 3: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp: 
+ Muốn xếp các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận: âm đầu, vần, cả âm đầu và vần.
- Yêu cầu HS làm VBT
- Chốt lại lời giải đúng.
- Nhận xét khen.
C. Kết luận:
+ Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ?
+ Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ?
- Dặn HS Chuẩn bị bài sau.
+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. VD: Tình thương
+ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hay cả âm vần) giống nhau.Đó là từ láy.VD: lào xào, ào ào,
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời: 
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong nhóm.
- Dán bài, nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
đường ray, xe đạp, tàu hỏa.
ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS làm vào VBT.
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần
Nhút nhát 
Lao xao, lạt xạt 
Rào rào, he hé.
-Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
-Láy hoàn toàn và láy không hoàn toàn.
..................................š&›..................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn:Tập làm văn:
Tiết 7: CỐT TRUYỆN
I.MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II.CHUẨN BỊ: 
Giấy khổ to+ bút dạ.
Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Khởi động:
- Một bức thư thường gồm những phần nào? đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn?
- Nhận xét tuyên dương.
2.Giới thiệu bài:
- Hỏi: Thế nào là kể chuyện?
B.Giảng bài:
1.Nhận xét:
Bài 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- Theo em thế nào là sự việc chính?
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhóm xong trước báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về phiếu đúng.
5 Sự việc
Bài 2: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Vậy cốt truyện là gì?
Bài 3:
+ Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì?
- Kết luận:
+ Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện.
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện.
+ Kq của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện
*Cốt truyện thường có những phần nào?
2.Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 4 Lop 4_12246931.docx