Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 - Tuần 9

Trải nghiệm sáng tạo

VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (tiết 3)

I/ MỤC TIÊU

- HS biết thể hiện sự quan tâm, giúp đở bạn bằng những lời nói và việc làm cụ thể.

- HS giải quyết được bất đồng trong mối quan hệ với bạn bè.

- Biết tạo dựng mối quan hệ tốt với những người bạn xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu học tập

- HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định: hát

2. Kiểm tra sự chuẩn bị

3. Bài mới: GTB: Em và những người bạn ( tiết 2)

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan lắng nghe.
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh kể tên những hoạt động mà các em đã tham gia, những hoạt động em cho là tốt và những việc chưa tốt
- Học sinh nhận xét tuyên dương 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chơi trò chơi
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày
- Khuyên: các bạn không cãi nhau, Liên xin lỗi Hậu, Hậu bỏ qua cho Liên.
- Khuyên cả 2 tự nhận lỗi.
- Đúng, Vì phải giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Không nên. Các bạn phải xin lỗi và bỏ qua cho nhau.
- Cách nhóm nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
HS thực hành
********************
Tập đọc
Ôn tập (tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học.HS NK: đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ.
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc. Bước đầu thuộc bảng chữ cái. Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật. HSKK:Ôn lại bảng chữ cái
-GDHS tích cực trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: Hệ thống câu hỏi
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : 
2)Kiểm tra bài cũ : Bàn tay dịu dàng.
 HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Bàn tay dịu dàng.
3)Bài mới : Ôn tiết 1 .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*HĐ1: Củng cố kiến thức
* Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
HS đọc lại các bài:Có công mài sắt có ngày nên kim, Tự thuật, Bạn của Nai nhỏ
GV nhận xét.
* Đọc thuộc lòng bảng chữ cái .
- GV nhận xét.
* Ôn tập về từ chỉ người, cây cối .
- GV nhận xét.
* HĐ2: Luyện đọc:
-Đọc thêm bài Ngày hôm qua đâu rồi?
- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1.Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
2. Em cần làm gì để thời gian không phí?
- GV nhận xét, giáo dục hs chăm chỉ học tập.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Nhiều hs đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- HSKK:Ôn lại bảng chữ cái
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm rồi trình bày miệng, lớp nhận xét.
- HS đọc bài.
- Ngày hôm qua đã ở đâu
- Học tập chăm chỉ, chăm ngoan, vâng lời.
4)Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc lại các bài tập đọc.
- Tập đọc lại các bài.
- Tập đọc trước những bài còn lại chuẩn bị ôn tập tiết 2.
Ôn tập (tiết 2)
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học.
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc. Biết đặt câu theo mẫu “Ai là gì?”. Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái. HSKK: bi, bì, bí.
 -GDHS tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: SGK
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : Hát
2)Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc lại bài Bạn của Nai nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3)Bài mớiÔn tiết 2.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* HĐ1: Củng cố kiến thức
-Ôn tập đọc và học thuộc lòng 
- GV nhận xét.
* Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu .
- GV nhận xét.
* Ôn cách xếp tên riêng người theo bảng chữ .
- GV nhận xét.
* HĐ2: Luyện đọc:
Học bài: Mít làm thơ .
- Hường dẫn tìm hiểu bài:
+ Vì sao cậu bé có tên là Mít?
+ Ai dạy Mít làm thơ?
- GV nhận xét
- HS đọc lại các bài:Gọi bạn, Bím tóc đuôi sam và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu
- Nhiều hs đặt, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, xem lại các bài tuần 7 và 8, ghi lại tên riêng theo thứ tự.
- Hs trình bày.
-HSKK phân tích “bi, bì, bí”
- HS đọc bài “Mít làm thơ”
- Vì cậu bé không biết gì?
- Thi sĩ Hoa Giấy.
4)Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc lại một trong các bài đã ôn tập.
- Tập đọc và trả lời lại các bài.
- Đọc tiếp những bài còn lại chuẩn bị ôn tập.
Toán
Lít
I.Mục tiêu
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, đo dầu Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít. HSNK:BT2( làm thêm cột 3); BT3. HSKK: đếm 1->10, 1+3, 1+4
-GDHS tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
GV:chai, ca 1 lít
HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : Hát
2)Kiểm tra bài cũ :Phép cộng có tổng bằng 100
- HS nêu 3 phép tính có tổng bằng 100.
3)Bài mới : Lít
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HĐ 1: Biểu tượng dung tích(sức chứa)
GV lấy 2 cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau, cho bình nước rót vào. Cho HS nhận ra sức chứa khác nhau. 
-Giới thiệu ca 1 lít .
a) Giới thiệu chai “ 1 lít ” : chai này đựng 1 lít nước 
- GVđổ chai 1 lít nước vào ca 1 lít.Ca này cũng đựng được 1 lít nước 
Lít viết tắt là . GV ghi lên bảng 1 lít = 1l
à Để đong chất lỏng (như nước, dầu, rượu ) người ta thường dùng đơn vị lít 
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:
-Nêu yêu cầu làm bài
- GV nhận xét.
Bài 2:
-Gợi ý và làm mẫu:
-GV lưu ý: khi ghi kết quả tính có kèm tên đơn vị 
-GV nhận xét.
Bài 3: 
-Nêu yêu cầu làm bài
- GV nhận xét.
Bài 4
-Gợi ý làm bài
=> Hỗ trợ HSCHT đặt câu lời giải
- GV nhận xét.
- HS so sánh “sức chứa”: Cốc to chứa nhiều nước hơn cốc nhỏ. Bình chứa nhiều nước hơn cốc. 
- HS quan sát, chú ý lắng nghe 
- HS đọc 1lít.
Bài 1: Đọc , viết ( theo mẫu)(SGK- cá nhân)
- HS đọc:ba lít, mười lít, hai lít, năm lít.
 và viết : 3l , 10l , 2l , 5l
Bài 2: Tính ( theo mẫu) (bảngcon – cá nhân)
- HS nêu ( HSNK làm thêm cột 3)
a) 9 l + 8 l = ; 15 l+ 5l = ; 2 l + 2 l + 6 l = 
b) 17 l – 6 l = ; 18l- 5 l = ; 28 l – 4 l – 2 l = 
-Hỗ trợ HSKK đếm từ 1->10, tính 1+3, 1+4
Bài 3: Còn bao nhiêu lít? ( SGK – cá nhân) (HSNK)
- HS điền vào bảng a) 13 lít b) 8 lít c) 10 lít
Bài 4 : (làm tập – cá nhân)
 HS đọc đề - HS làm vào tập
Bài giải
Số lít nước mắm cả hai cửa hàng đó bán được là:
 12 + 15 =27 ( l )
 Đáp số: 27 l
4)Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc : 3l, 5l, 14l ,12l.
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị trước bài luyện tập.
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017
Chính tả
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học.
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc. Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật. HSKK: bo, bò
- Ý thức tự giác học tập
II.Chuẩn bị
GV: bảng phụ, SGK.
HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : 
2)Kiểm tra bài cũ : Ôn tập
- HS đọc lại bài Bạn của Nai Nhỏ và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
3)Bài mới : Ôn tập tiết 3 .
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* HĐ1: Củng cố kiến thức
*Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng .
- GV lấy điểm kiểm tra của một số hs.
* Ôn luyện về từ chỉ hoạt động .
- GV nhận xét, kết luận.
* Ôn tập về đặt câu kể về 1 con vật, đồ vật, cây cối 
- GV nhận xét
* HĐ2: Luyện đọc:
* Học“ Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2/3”
1.Bản danh sách gồm những cột nào?
2. Tên hs trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?
- HS đọc các bài tập đọc: Trên chiếc bè, Chiếc bút mực, thời khoá biểu và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu, hs đọc lại bài“Làm việc thật là vui”
- HSKK: phân tích “bo, bò”
- HS trình bày: báo phút, báo giờ, gáy, kêu , bắt sâu, bảo vệ, nở, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em
- HS đọc yêu cầu, thực hành đặt câu, lớp nhận xét.
- HS đọc bài.
- STT, Họ và tên, nam hay nữ, ngày sinh, nơi ở.
- Theo thứ tự bảng chữ cái.
4)Củng cố Dặn dò:
- HS đọc lại các bài vừa ôn.
- Ôn lại các bài, chuẩn bị “ Ôn tập tt”
Toán 
Luyện tập
I.Mục tiêu
- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít. Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu
- Giải toán có liên quan đến đơn vị lít.HSNK : BT4. HSKK: ôn lại 1+1, 1+2, 1+3, 1+4.
- GDHS: cẩn thận trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: ca, chai 1 lít, bảng phụ.
HS: bảng con, SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : Hát
2)Kiểm tra bài cũ : Lít
HS thực hiện bảng con: 12 l + 5 l ; 57l + 17l
Kiểm chuẩn bị.
3)Bài mới : Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu làm bài
- nhận xét.
Bài 2:
-Gơi ý làm bài
- GV nhận xét.
*HĐ2: Hướng dẫn giải toán cói lời văn
Bài 3:
-Gợi ý giải toán
- GV tóm tắt.	
- Xác định dạng bài toán thuộc dạng gì?
=> Lưu ý HS giải toán có kèm dơn vị đo
- GV sửa bài, nhận xét.
*HĐ3: thực hành
-Nêu yêu cầu làm bài
Bài 1: Tính( Bảng con- cá nhân) 
- HS đọc yêu cầu.
2 l+1 l = ; 16 l+ 5 l = ; 
3 l + 2 l – 1 l = 
15 l- 5 l = ; 35 l – 12 l = ; 
16 l – 4 l + 15 l =
-HSKK: ôn tính lại 1+1, 1+2, 1+3, 1+4.
	Bài 2: Số ( SGK – CN)
- HS đọc yêu cầu.
- HS điền vào SGK – Trình bày
 a)6 l ; b)8 l ; c)30 l
Bài 3: Toán giải ( làm tập – cá nhân)
- HS đọc đề. 
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- HS làm vào tập:
Bài giải
 Thùng thứ hai có là:
 16 -2= 14 (l)
Đáp số: 14 l 
Bài 4: Thực hành
-Đọc yêu cầu- HS Thực hành
4)Củng cố - Dặn dò:
- HS thực hiện : 45l – 12 l ; 57 l – 13 l; 36l+12l
- Thực hành BT4, nhận xét tiết học.
- Xem trước bài “ Luyện tập chung”
**************************
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
Đạo đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP ( T1)
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập, biết được ích lợi của chăm chỉ học tập.
 - Thực hiện đúng giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
 - GDHS: Có thái độ tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Phiếu thảo luận 
 - HS: Vở đạo đức
 III/ Hoạt động dạy- học: 
 1/ Ổn định 
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV: Tham gia làm việc nhà có ích lợi gì ? HS trả lời; Nhận xét đánh giá.
 3/ Bài mới: GV giới thiệu bài 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
 - Nêu tình huống, HS thảo luận, theo dõi và kết luận.
- Yêu cầu HS đóng vai, theo dõi, kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận 
- Chia nhóm, phát phiếu thảo luận ; Theo dõi giúp đỡ và chốt lại: Chăm chỉ học tập giúp học tập đạt kết quả tốt. Được thầy cô bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
- Yêu cầu tự liên hệ về việc học tập của mình. Em đã chăm chỉ học tập chưa?
- GV nêu ý kiến, theo dõi chốt lại. 
*GDHS : Có thái độ tự giác học tập.
Hoạt động 4: Luôn giữ thói quen đúng giờ (TH-ƯD)
BT1 -> BT4:
BT5:
GVKL và GDHS: phải học tập theo thời gian biểu hợp lý.
-Thảo luận theo cặp.
-Đóng vai nhận xét .
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả.
- HS trao đổi và tự liên hệ.
- Lắng nghe
-HS ghi ý kiến cá nhân vào SGK
-HS thảo luận nhóm 3
-HS trình bày
 4/ Củng cố - Dặn dò
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng toán đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị đã học :kg,l.Biết số hạng, tổng
-Giải bài toán với một phép cộng. HS NK: BT1( dòng 3), BT3( Cột 4, 5), BT5. HSKK: 1+1, 1+2, 1+3, 1+4, 1+5.
- GDHS tích cực trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: bảng phụ.
HS: bảng con.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : Hát
2)Kiểm tra bài cũ : Luyện tập
- HS thực hiện bảng: 18l - 15l = 3 l ; 20l - 5l = 15 l ; 1 l + 2 l + 3 l = 6 l
3)Bài mới Luyện tập chung
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* HĐ1: Hướng dẫn làm bài: 
Bài 1: -Nêu yêu cầu làm bài
=> Hỗ trợ HSCHT tính
- GV nhận xét.
Bài 2 :
-Gợi ý làm bài
- GV giúp hs hiểu yêu cầu.
Bài 3:
-Gợi ý làm bài
=> Hỗ trợ HSCHT tính
- GV nhận xét.
* HĐ 2: Làm bài
Bài 4 :-Gợi ý khai thác đề bài
- GV tóm tắt như SGK
+ Lần đầu bán : 45 kg gạo
+Lần sau bán: 38 kg gạo
+Cả hai lần bán: .kg gạo?
=> Hỗ trợ HS CHT đặt câu lời giải
- GV sửa bài, nhận xét bài chấm.
Bài 5:-Gợi ý làm bài
-Nhận xét 
Bài 1: Tính ( làm bảng con – CN) (HSNK nêu miệng dòng 3) 
- HS làm bài 
- HSKK: 1+1, 1+2, 1+3, 1+4, 1+5.
Bài 2 : Số ( SGK – CN) 
 - HS đọc yêu cầu.
	- HS trình bày:45 kg , 45 l 
Bài 3: (làm bảng lớp_ CN)
 - HS NK : làm thêm 2 cột cuối :63,80
- HS làm bài 
- Kết quả lần lượt là:51,93,82
Bài 4 : Toán giải (làm tập- CN)
- HS đọc đề 
- Giải bài toán theo tóm tắt vào tập:
 Số kg gạo cả 2 lần bán là:
 45 + 38 = 83 (kg)
 Đáp số: 83 kg 
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:( Làm SGK – CN)
-HS trính bày.3 kg
4)Củng cố -Dặn dò:
- HS đọc lại các bảng cộng.
- Chuẩn bị Kiểm tra.
***************************
Tập đọc
ÔN TẬP (tiết 4)
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học.
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả “ Cân voi”. Sai không quá 5 lỗi HSNK: viết đúng, rõ ràng bài chính tả. HSKK: viết bi, bì, bí.
- Yêu quí trường lớp.
II.Chuẩn bị
1.GV: bảng phụ, VBT, SGK
2.HS: bảng con, VBT, SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định 
2)Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dung cụ học tập
3)Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* HĐ1: Củng cố kiến thức.
*Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
- Gv nhận xét.
* Rèn kĩ năng viết chính tả.
- GV đọc bài chính tả
+Lương Thế Vinh đã làm gì?
- Luyện viết từ khó:
- GV đọc cho hs viết.
- GV chấm bài, nhận xét.
* HĐ2: Luyện đọc
* Đọc bài “Cái trống trường em”
- GV đọc bài.
1.Tìm những từ ngữ nói lên hoạt động, tình cảm của cái trống?
2.Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn hs với ngôi trường?
=> GDHS: Biết yêu trường lớp.
* Đọc bài “ Mít làm thơ”
- GV đọc mẫu.
1. Mít tặng các bạn những câu thơ nào?
2.Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?
- HS đọc lại các bài tập đọc: Mẩu giấy vụn, Ngôi trường mới, và trả lời câu hỏi bài.
- HS đọc lại bài.
-Dùng trí thông minh để cân voi.
-Viết bảng: mức chìm, dắt, chìm 
- HS viết bài.
- HSKK: viết bi, bì, bí.
- HS đọc bài
- nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ, buồn, vui, gọi,..
-Yêu trường lớp, yêu mọi vật trong trường.
- HS luyện đọc bài.
- HS đọc những câu thơ
- Ví các bạn cho Mít chế giễu họ.
4)Củng cố- Dặn dò:
- Tập đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị “Ôn tập (tt)”
***********************************************
Luyện từ và câu
Ôn tập tiết 5 .
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học.
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc. Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh.( BT2). HSKK: bỏ, bọ
-GDHS tích cực trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: bảng phụ, VBT, SGK.
HS: VBT, SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định: hát
 2)Kiểm tra bài cũ : Ôn tập tiết 4
HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Mẩu giấy vụn”
3)Bài mới: Ôn tập tiết 5
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* HĐ 2: Củng cố kiến thức 
* Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
- GV NX.
* Kể truyện theo tranh .
- GV treo tranh và gợi ý.
=> Hỗ trợ HSCHT trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chấm bài.
* HĐ 1: Luyện đọc: 
* Học “Đổi giày”
- GV đọc mẫu, hướng dẫn hs tập đọc bài
* Tìm hiểu bài:
1.Vì xỏ giày nhầm, bước đi của cậu bé như thế nào?
2.Khi thấy đi lại khó khăn,cậu bé nghĩ gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc các bài tập đọc và trả lời câu hỏi các bài:Phần thưởng, Làm việc thật là vui và trả lời câu hỏi.
- HSKK: phân tích “bỏ, bọ”
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời từng câu hỏi gợi ý để tạo thành câu chuyện.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS đọc bài.
- Bước thấp, bước cao.
- Cậu bé nghĩ “Chân mình một bên dài, bên ngắn, hay tại đường khấp khểnh”
- Hs đọc lại bài.
4)Củng cố Dặn dò:
- HS đọc lại một trong các bài ôn tập.
- Tập đọc lại các bài, chuẩn bị “Ôn tập tt”
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
Tiết đọc thư viện
ĐỌC CẶP ĐÔI
 I. Mục tiêu 
- Giúp học sinh nhận diện ra chính đặc điểm ở lứa tuổi của mình qua những tính cách nhân vật trong sách.
 - Hình thành cho HS thói quen đọc sách
 - Giáo dục HS lòng ham thích tìm hiểu thế giới xung quanh qua sách 
 II. Chuẩn bị : 
 -GV: sách thư viện 
 -HS: vở
 III . Các hoạt động dạy - học :
*Ổn định
*Bài mới
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Hoạt động đọc 
a.Trước khi đọc 
- Ổn định tổ chức:
+Cô mời các em ổn định chỗ ngồi. Thật vui khi cô lại được cùng các em đến thư viện trường mình, khi đến thư viện các em nhớ thực hiện tốt nội qui thư viện nhé! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá kho báu của trường chúng mình qua hoạt động đọc cặp đôi.
+Ở HĐ đọc cặp đôi, các em sẽ cùng đọc sách với bạn mình. Các cặp đôi có thể chọn 1 quyển sách mà các em thích để cùng đọc. Trong khi các em đọc, cô sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ, câu nào khó hiểu các em có thể giơ tay để cô đến giúp.
+Bây giờ, các em hãy mời 1 bạn để cùng đọc sách với mình: có thể là bạn ngồi cạnh hoặc bạn khác. Và các cặp đôi sẽ ngồi vào vị trí gần nhau.
- Hướng dẫn tìm sách theo mà màu đã có trong thư viện: 
+các em có nhớ mã màu mà lớp 3 của mình ưu tiên chọn không?
+cô mời 1 em lên nêu và chỉ lại!
-Các em còn nhớ cách lật sách không? Cô mời 1 bạn lên chọn và lật sách cho lớp ta xem nha! (Cô mời các em hướng mắt về các kệ sách để theo dõi bạn chọn và lật sách)
-Cô cảm ơn em, em hãy trả sách lại kệ.
-Bây giờ đến lượt các cặp đôi lên chọn sách và di chuyển về vị trí ngồi mà em thấy thoải mái: cô mời lần lượt 4 cặp đôi từ bên phải qua. 
-các em bắt đầu đọc trong 15 phút.
b. Trong khi đọc :
-Đến từng nhóm theo dõi tốc độ đọc (qui tắc 5 ngón tay) và trò chuyện với HS về sách của nhóm đang đọc
-Nhắc cách lật sách
-Nhắc khoảng cách từ mắt đến sách
-Nhắc các cặp phải ngồi cạnh nhau, không ngồ đối diện
c. Sau khi đọc :
-Thời gian đọc đã hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này các em có thể đến thư viện mượn về nhà đọc tiếp.
- Yêu cầu HS chia sẻ
+ Truyện/sách có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Em có thích quyển sách không ? Thích nhất ở phần nào ?
+ Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
+ Theo em nhân vật chính có những đức tính gì đáng quý?
2. Hoạt động hướng dẫn sắm vai :
HĐ3.Hướng dẫn HS viết vẽ: 
-Hd HS vẽ nhân vật yêu thích nhất.
-Mời HS xung phong chia sẻ
-Quan sát nghe gợi ý
- màu xanh dương , màu vàng 
-HS thực hành
- Đọc theo nhóm đôi 
- chia sẻ về nội dung chính của sách 
-HS Làm việc cá nhân
- HS thực hiện
* Củng cố, dặn dò, khen ngợi
*****************************
Chính tả
Ôn tập tiết 6
I.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được các câu hỏi của bài tập đọc. Thuộc khoảng hai đoạn ( hoặc bài thơ) đã học. Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể ( BT2). HSKK: nói cảm ơn
- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc; đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện.(BT3)
-GDHS tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
GV: bảng phụ, VBT, SGK.
 HS: VBT, SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1)Ổn định : 
2)Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập
3)Bài mới : Ôn tiết 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* HĐ 1: Củng cố kiến thức:
*Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
- GV nhận xét và cho điểm hs.
* Ôn cách nói lời cảm ơn và xin lỗi .
- GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có cách nói phù hợp.
=> GDHS: Biết lịch sự , lễ phép trong giao tiếp
* Ôn cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy.
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
* HĐ 2: Luyện đọc bài “ Mua kính” 
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Hướng dần tìm hiểu bài 
1.Cậu bé muốn thử kính để làm gì?
2. Tại sao bác bán kính phì cười?
- Gv nhận xét.
- HS đọc các bài :người thầy cũ, thời khoá biểu và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- HS đọc yêu cầu và tình huống.
- HS thảo luận nhóm đôi và trình bày.
- HSKK: nói lời cảm ơn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở bài tập và trình bày.
- HS đọc lại bài.
- HS luyện đọc bài.
- Để đọc được sách.
- Vì cậu bé không học mà muốn nhờ đeo kính mà biết đọc chữ.
- HS đọc lại bài.
4)Củng cố: Dặn dò:
- Tập đọc lại tất cả các bài, chuẩn bị ôn tập tt.
**********************
Toán
KIỂM TRA 
I. Mục tiêu:
-Ôn giải toán có lời văn , đặt tính rồi tính, so sánh số, nhận dạng hình.
-Rèn kĩ năng thực hành . HSKK: viết lại bảng cộng 1
-Tính cẩn thận, chính xác
II/ Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bài tập 
 HS: vở 
III/ Các hoạt động dạy học: 
*Ổn định
*Kiểm tra chuẩn bị: 
*Dạy học bài mới: Giới thiệu 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
-GV nêu đề bài
BT1: đặt tính rồi tính
23 + 24 ; 35 +16 ; 77 + 13 ; 58 + 42
-HS làm cá nhân 
-Đọc đề bài , tự giải 
- Đáp án lần lượt là: 47, 51, 90, 100
HSKK: viết lại bảng cộng 1
- Đáp án lần lượt là: 
Bài giải
Số trang sách Lan đọc là:
26+6=32 (trang sách)
 Đáp số: 32 trang sách
-Đáp án: 
Có 3.. hình tam giác 
Có 3.. hình tứ giác 
BT2: >, < , = 
 17 + 1 . 18 + 1	
 9 + 6 . 6 + 9
 24 + 7 . 30 + 2 
 1 dm . 2 cm + 6 cm 
*Hoạt động 2: Giải toán 
BT3: 
Mai đọc : 26 trang sách 
Lan đọc nhiều hơn: 6 trang sách 
Lan đọc : . trang sách ?
BT4: trong hình vẽ A. .B 
Có .. hình tam giác 
Có .. hình tứ giác . . . 
 D E C
*Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học 
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
Kể chuyện
KIỂM TRA (viết)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức giữa kì I: Nghe-viết chính xác bài CT (35 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi, trình bày sạch sẽ đúng hình thức thơ. HSKK: bo, bò, bỏ
-Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kĩ năng giữa kì I: Viết được đoạn văn ngắn từ 3-5 câu theo gợi ý trả lời câu hỏi, nói về chủ điểm nhà trường.
-Ý thức học tập nghiêm túc.
II.CHUẨN BỊ
-GV: Đề thi
-HS: giấy thi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra chuẩn bị.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HĐ 1: cho học nghe viết bài chính tả: Dậy sớm trang 76 sgk.
HĐ 2: học sinh viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nói về em và trường em.
Gợi ý: 
1) Em tên gì, học lớp mấy, trường nào?
2) Trường em như thế nào?
3) Em thích đến nơi nào ở trường?
4) Vì sao em thích đến nơi đó?
5) Tình cảm của em đối với trường như thế nào?
- HS viết bài.
- HSKK: viết bo, bò, bỏ
- HS viết đoạn văn.
4. Củng cố, dặn dò
****************************************
Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
I.Mục tiêu
- Biết tìm x trong các bài tập dạng:x+a =b ; a+x =b ( với a, b là các số không quá 2 chữ số)
- Giải bài toán có một phép trừ. HSNK: BT1làm thêm( cột g),BT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc