Giáo án tự chọn 10 - Chủ đề: Mệnh đề

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản của: Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

2. Về kỹ năng: Biết áp dụng kiến thức cơ bản đã học vào giải toán, xét được tính đúng sai của mệnh đề, suy ra được mệnh đề đảo, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, phát biểu được mệnh đề dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, sử dụng các ký hiệu để viết các mệnh đề và ngược lại.

3. Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác.

II.Chuẩn bị của GV HS:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: Ôn tập kiến thức và làm bài tập trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn 10 - Chủ đề: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08/2015
Tuần : 02, tiết 3+4 Chủ đề
 MỆNH ĐỀ
I.	Mục tiêu:
Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản của: Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
Về kỹ năng: Biết áp dụng kiến thức cơ bản đã học vào giải toán, xét được tính đúng sai của mệnh đề, suy ra được mệnh đề đảo, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, phát biểu được mệnh đề dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, sử dụng các ký hiệu để viết các mệnh đề và ngược lại.
Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác.
II.Chuẩn bị của GV HS:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: Ôn tập kiến thức và làm bài tập trước ở nhà.
III.Phương pháp dạy học:
Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
HS: Nêu khái niệm mệnh ? Lấy ví dụ .(T1)
HS: Nêu khái niệm hai mệnh đề tương đương ? Lấy ví dụ .(T2)
Dạy chủ đề
Hoạt động 1: Xét tính đúng – sai của mệnh đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Hãy xét tính đúng – sai của các mệnh đề sau
a/ Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Việt Nam
b/ 99 là số nguyên tố
c/ 1025 chia hết cho 5
d/ là số hữu tỉ
e/ Nếu a là số nguyên tố thì a3 là số nguyên tố
f/ a chia hết cho 4 khi và chỉ khi a chia hết cho 2
Bài 2: Cho mệnh đề chứa biến P(n): “2n + 3 là một số chia hết cho 3”
Hãy xét tính đúng sai của mệnh đề khi:
a/ n = 3
b/ n = 4
c/ n = 5
d/ n = 6
Bài 1
a/ đúng
b/ sai
c/ đúng
d/ sai
e/ sai
f/ sai
Bài 2
a/ Khi n = 3 thì P(3) = 2.3 + 3 = 9 chia hết cho 3 Þ mệnh đề đúng
b/ Khi n = 4 thì P(4) = 2.4 + 3 = 11 không chia hết cho 3 Þ mệnh đề sai
c/ Khi n = 5 thì P(5) = 2.5 + 3 = 13 không chia hết cho 3 Þ mệnh đề sai
d/ Khi n = 6 thì P(6) = 2.6 + 3 = 21 chia hết cho 3 Þ mệnh đề đúng
Hoạt động 2: Mệnh đề phủ định
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 3: Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau
a/ 
b/ phương trình x2 – 2x – m2 = 0 có hai nghiệm phân biệt
c/ là số nguyên tố
d/ x2 + x + 1 > 0 với mọi x
e/ 
Bài 4: Nêu mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau
a/ P: “ Tứ giác ABCD đã cho một tiếp được trong đường tròn”
b/ Q: “Tam giác ABC đã cho là tam giác cân”
c/ R: “13 có thể biểu diễn thành tổng của hai số chính phương”
d/ H: “ 213 – 1 là một số nguyên tố”
Bài 3
a/ 
b/ , phương trình x2 – 2x – m2 = 0 vô nghiệm
c/ là hợp số
d/ Tồn tại x sao cho x2 + x + 1 £ 0
e/ 
Bài 4
a/ : “Tứ giác ABCD đã cho không nội tiếp được trong đường tròn”
b/ : “Tam giác ABC đã cho không là tam giác cân”
c/ : “13 không thể biểu diễn thành tổng của hai số chính phương”
d/ : “213 – 1 không là số nguyên tố”
Tiết 2
Hoạt động 3: Mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 5: Cho hai mệnh đề:
P: “Tam giác ABC vuông tại A”
Q: “Trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC”
a/ Phát biểu mệnh đề P Þ Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai?
b/ Phát biểu mệnh đề P Û Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai?
a/ Nếu tam giác ABC vuông tại A thì trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC. Mệnh đề này đúng
b/ Tam giác ABC vuông tại A nếu và chỉ nếu AM bằng nửa cạnh BC. Mệnh đề này đúng
Hoạt động 4: Điều kiện cần, điều kiện đủ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 6: Sử dụng thuật ngữ “điều kiện đủ” để phát biểu định lí sau
a/ Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng đồng dạng
b/ Nếu một hình thang có hai đường chép bằng nhau thì nó là hình thang cân
Bài 7: Sử dụng thuật ngữ “điều kiện cần” để phát biểu định lí sau
Nếu một số nguyên dương lẻ được biểu diễn thành tổng của hai số chính phương thì số đó phải có dạng 4k + 1 (k Î ¥)
Bài 6
a/ Điều kiện đủ để hai tam giác đồng dạng là chúng bằng nhau
b/ Để một hình thang là hình thang cân, điều kiện đủ là hai đường chéo của nó bằng nhau
Bài 7
Để một số nguyên dương lẻ biểu diễn thành tổng của hai số chính phương điều kiện cần là số đó có dạng 4k + 1
Củng cố toàn bài và hướng dẫn học ở nhà:
-	Xem lại các bài tập đã giải.
-	Đọc và soạn trước bài mới: Tập hợp
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày 22 tháng 8 năm 2015
TỔ TRƯỞNG
Đào Văn Còn

Tài liệu đính kèm:

  • docTC10_tuan_2_20152016.doc