Giáo án tự chọn - Bài toán về dòng điện không đổi - Nguồn điện

I - MỤC TIÊU

1Kiến thức

 Ôn lại các định nghĩa về cường độ dòng điện , dòng điện không đổi và các công thức ,

 Nắm điều kiện có dòng điện. Củng cố định nghĩa suất điện động của nguồn điện và công thức.

Củng cố lại các kiến thức về pin và acquy.

2 – Kĩ năng

 Vận dụng các công thức trong bài đẻ giải 1 số bài toán định lượng.

 Vận dụng kiến thức về dòng điện, nguồn điện, pin-acquy để trả lời các Câu trắc nghiệm định tính.

II - CHUẨN BỊ:

1 – Giáo viên: Soạn câu trắc nghiệm

2 - Học sinh : Ôn các nội dung kiến thức về dòng điện.

III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn - Bài toán về dòng điện không đổi - Nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai điện trở R1 , R2 vào hiệu điện thế 
U = 6V . Khi mắc nối tiếp thì I1 = 0,24 A. Khi chúng mắc song song thì I2= 1A.Tính R1, R2?
 Gợi ý :
Dùng định luật Ôm , kết hợp công thức tính điẹn trở tương đương trong các cách mắc.
Cho HS hoàn chỉnh.
GV nhận xét.
Hoạt động 3 ( 20 phút ) Trả lời trắc nghiệm.
Thảo luận và trình bày phần trả lời ( có giải thích)
Khắc sâu khi GV giải thích.
GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luân và trình bày
Nhận xét và giải thích
CÂU HỎI:
Câu1- Tìm Số e qua tiết diện thẳng của dây dẫn kim loại trong 1s . Biết điện lượng tải qua trong 30 s là 15C:
A.3,1.1019	B. 0,31.10 19	C. 1,25.1020	D. 0,31.1018
Câu2 – Hai cực của Pin Vôn ta được tích điện khắc nhau là do:
A.Các eléc tron dịch chuyển từ cực đồng đến cực kẽm trong d d điện phân
B. Chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch
C. Chỉ có các ion H trong d d điện phân thu lấy e của cực đông
D. Các ion H và các ion kẽm trong d d điện phân thu lấy e của cực đông 
Câu 3- Điểm khác nhau chủ yếu giữa Ắc quy và pin Vôn ta là :
Sử dụng dung dịch điện phân khác nhau
Chất dùng làm hai cực khác nhau.
phản ứng trong Ắc quy xảy ra thuận nghịch
Sự tich sđiện ở hai cực.
Câu4 - Ñieàu kieän ñeå coù doøng ñieän laø:
Chæ caàn coù caùc vaät daãn ñieän noái lieàn vôùi nhau taïo thaønh maïch ñieän kín
Chæ caàn duy trì moät hieäu ñieän theá giöõa hai ñaàu vaät dẫn
Chæ caàn coù hieäu ñieän theá 	
 Chæ caàn coù nguoàn ñieän
Câu5 - Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năg:
A.Tác dụng lực của nguồn điện
B. Thực hiện công của nguồn
C. Dự trữ điện tích của nguồn
D. Tích điện cho hai cực.
Hoạt động 4 (5 phút) Củng cố , dặn dò:
Ghi nhớ dặn dò và khắc sâu kiến thức
Nhắc lại kiến thức trọng tam 
Dặn dò :
Làm các bài tập còn lại
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 7	Ngày soạn: 
GIẢI BÀI TOÁN VỀ ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN
I-MỤC TIÊU
1 - kiến thức
Học sinh hiểu được công của dòng điện là gì. Nắm được mối quan hệ giữa công của lực lạ trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch kín.
Nắm công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất điện. Biểu thức tính công – công suất của nguồn điện.
Nắm định luật Jun-lenxơ và công suất tỏa nhiệt.
2 – Kĩ năng
Học sinh vận dụng kiến thức chung để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm định tính.
Vận dụng các công thức trong bài để giải một số bài toán xác định các đại lượng có liên quan
II- CHUẨN BỊ :
1 – Giáo viên
- các bài tập và câu trắc nghiệm
2 - Học sinh:
- Ôn tập 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của Học sinh
Trợ giúp của Giáo viên
Hoạt động 1 ( 5 phút ) Ổn định lớp , Kiểm tra bài cũ 
- Cá nhân trả lời.
Hỏi :
Điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch ?
Công suất điện?
Định luật JunLen xơ?
Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2 ( 15 phút) Bài tập tự luận
Ghi bảng:
Bài 8.5SBT:
a)
b) P = R.I2=931W
HS thảo luận giải .
Có thể dùng gợi ý của GV
Một HS hoàn chỉnh.
Bài 8.5tr22SBT:
Gợi ý:
Để tính R , cần tính I
Từ Q và hiệu suất => I , kết hợp ĐL Ôm è R ?
Tính công suất ?
Cho HS hoàn chỉnh.
Nhận xét và chỉnh sửa
Hoạt động 3 ( 20 phút ) Trả lời trắc nghiệm:
Thảo luận và trả lời
Ghi nhớ
Giáo viên nêu câu hỏi ( PHT )
Nhận xét và giải thích
PHIẾU HỌC TẬP
Câu1 – Bóng đèn có công suất định mức 100W làm việc bỉnh thường ở 110V. Cường độ dòng điện qua đèn :
	A. 1,2A.	B. 5/24A.	C. 20/22A.	D. 2A.
Câu 2 – Phát biểu nào sai:
NHiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua :
Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện , điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện , điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế hai đầu vật dẫn , điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật dẫn , điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu3 - Định luật J-L cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng	B. Quang năng	C.Hóa năng	D. Nhiệt năng
Câu4 - Một bàn là khi sử dụng U =220 V thì dòng điện bằng : 5A, giá điện 700đ/kW.h. Tính tiền điện trong 30 ngày , mỗi ngày dùng 20 phút:
A. 10.000đ	B. 15.000đ	C. 7.700đ	D. 8.800đ
Hoạt động 4 ( 5 phút ) củng cố , dặn dò :
- Khắc sâu kiến thức và ghi nhớ dặn dò
Nhắc các kiến thức trọng tâm.
Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau và làm bài tập còn lại.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 8	Ngày soạn: 
GIẢI BÀI TOÁN VỀ ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN
I-MỤC TIÊU
1 - kiến thức
Học sinh hiểu được công của dòng điện là gì. Nắm được mối quan hệ giữa công của lực lạ trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch kín.
Nắm công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất điện. Biểu thức tính công – công suất của nguồn điện.
Nắm định luật Jun-lenxơ và công suất tỏa nhiệt.
2 – Kĩ năng
Học sinh vận dụng kiến thức chung để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm định tính.
Vận dụng các công thức trong bài để giải một số bài toán xác định các đại lượng có liên quan
II- CHUẨN BỊ :
1 – Giáo viên
- các bài tập và câu trắc nghiệm
2 - Học sinh:
- Ôn tập 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hướng dẫn giải
Nội dung
1/ Chọn: C
Hướng dẫn: Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
2/ Chọn: B
Hướng dẫn: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
3/ Chọn: D
Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Biểu thức định luật Jun – Lenxơ có thể viết Q = R.I2.t = như vậy phát biểu “Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn” là không đúng.
4/ Chọn: D
Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu.
5/ Chọn: D
 Suất phản điện của máy thu điện được xác định bằng điện năng mà dụng cụ chuyển hoá thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt năng, khi có một đơn vị điện tích dương chuyển qua máy.
6/ Chọn: C
Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
7/ Chọn: A
Công của nguồn điện được xác định theo công thức A = EIt.
8/ Chọn: B
Hướng dẫn: 1kWh = 3,6.106 (J)
9/ Chọn: C
Hướng dẫn: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức P = EI.
10/ Chọn: B
Hướng dẫn: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là U = 220 (V), công suất của mỗi bóng đèn lần lượt là P1 = 25 (W) và P2 = 100 (W) = 4P1. Cường độ dòng điện qua bóng đèn được tính theo công thức I = P/U suy ra cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
11/ Chọn: C
Hướng dẫn: Điện trở của bóng đèn được tính theo công thức R = . Với bóng đèn 1 tao có R1 = . Với bóng đèn 2 tao có R2 = . Suy ra 
12/ Chọn: C
Hướng dẫn:
- Bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 120 (V), cường độ dòng điện qua bóng đèn là I = P/U = 0,5 (A).
- Để bóng đèn sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là UR = 220 – 120 = 100 (V). Điện trở của bóng đèn là R = UR/I = 200 (Ù).
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật.
B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cạy qua vật.
D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 4: Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự
A. chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu.
B. chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu.
C. chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu.
D. chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Suất phản điện của máy thu điện được xác định bằng điện năng mà dụng cụ chuyển hoá thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt năng, khi có một đơn vị điện tích dương chuyển qua máy.
B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D. Suất phản điện của máy thu điện được xác định bằng điện năng mà dụng cụ chuyển hoá thành dạng năng lượng khác, không phải là cơ năng, khi có một đơn vị điện tích dương chuyển qua máy.
Câu 6: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
Câu 7: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI.
Câu8: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s B. kWh C. W D. kVA
Câu 9: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt. B. P = UIt. C. P = EI. D. P = UI.
Câu 10: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
Câu 11: Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A. B. C. D. 
Câu 12: Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 100 () B. R = 150 ().
C. R = 200 (). D. R = 250 ().
4. Củng cố và dặn dò:
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 9	Ngày soạn: 
GIẢI BÀI TOÁN VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh ôn nội dung và biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch.
Hiểu tác hại gây ra do đoản mạch và cách khắc phục
2- Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức về đoản mạch để giải thích 1 số hiện tượng.
Vận dụng định luật Ôm cho toàn mạch và tính được hiệu suất của nguồn.
II- CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Học sinh:
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của Học sinh
Trợ giúp của Giáo viên
Hoạt động 1 _ ( 5 phút ) Ổn định và kiểm tra bài cũ.
Cá nhân trả lời.
Hỏi :
Phát biểu và viết biểu thức ĐL ÔM cho toàn mạch?
Khi xảy ra đoản mạch sẽ có tác hại như thế nào ? Khắc phục?
Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2 ( 15 phút ) Bài tập tự luận:
Bài 9.5 tr23SBT
Phần hoàn thành của học sinh.
HS lên bảng hoàn chỉnh bài toán ( HS trung bình )
HS khá hoàn chỉnh.
Bài 9.5 tr23SBT:
Gợi ý:
Viết bthức ĐL ôm toàn mạch cho 2 trường hợp è suy ra mlh giữa R1 vói các đại lượng khác è R1 ?
GV : Cho HS hoàn chỉnh
Nhận xet savf chỉnh sửa 
Bài 9.6tr24SBT:
Viết biểu thức HĐT mạch ngoài cho 2 tr. hợp . Suy ra các phương trình liên hệ è sđ động và r?
Tính Công suất năng lượng toàn phần pin nhận từ mặt trời ?
Tính công suất tiêu thụ của pin 
Suy ra hiệu suất?
Yêu cầu HS hoàn chỉnh 
Nhận xét
Hoạt động 3 ( 20 phút ) Trả lời trắc nghệm
Thảo luận và trả lời
Ghi nhớ
Giáo viên nêu câu hỏi ( PHT )
Nhận xét và giải thích
PHIẾU HỌC TẬP:
Câu1 - Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. 
 B. Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng 
C. Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.	 
 D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 2 : Một nguồn điện có r = 0,1 được mắc với R = 4,8 thành mạch kín, khi đó hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện là 12V.Cường độ dòng điện trong mạch là:
I = 120 ( A)	 B. I = 12 ( A)	C. I = 2,5 ( A)	D. I = 25 ( A) 
Câu3 Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
A.Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.	
B.Nối hai cực của nguồn điện banừg dây dẫn có điện trở nhỏ
C.Khi mắc cầu chì cho một mạch điện kín.	
D. Dùng pin .hay ăcquy để mắc một mạch điện kín.
Câu4 - Người ta mắchai cực của nguồn điện với một biến trở coa thể thay đổi từ 0 đến vô cực.Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 V.Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 A thì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện là 4V.Suất điện động và điện trở trong của nguồn là:
A. = 4,5 V và r = 4,5 . 	B. = 4,5 V và r = 25 .	
 C. = 4,5 V và r = 0,25 .	D. = 9 V và r = 4, 5.
Câu5 : Hai nguồn điện có suất điện động 1,6 V và 2 V.Điện trở trong của chúng lần lượt là 0,3và 0,9 .Người ta mắc nối tiếp hai nguồn điện kế trên với 1 điện trở mạch ngoài là R= 6.Hãy xác định hiệu điện thế mạch trong của mỗi nguồn điện.Chọn đáp án đúng?
A. U1 = 0,15 V; U2 = 0,45 V	B. U1 = 15 V; U2 = 45 V.
C. U1 = 1,5 V; U2 = 4,5 V	D. U1 = 5,1 V; U2 = 51 V
Câu6 :Hai nguồn điện có suất điện động lần lượt là 1,5 V và 2 V, điện trở trong của chúng là 0,2 và 0,3 . Người ta nối các cực cùng tên với nhau.Hãy xác định số chỉ của vôn kế, coi cường độ dòng điện chạy qua vôn kế và điện trở của dây nối là không đáng kể và điện trở của dây nối là không đáng kể.
A. U = 7,1 V	 B.U = 1,7 V	C.U = 17 V	 D. U = 71V
Câu7 : Mắc lần lượt từng điện trở R1 = 4 và R2 = 9 vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r không đổi thì thấy nhiệt lượng tỏa ra ở tưnhg điện trở trong thời gian t = 5 phút đề bằng Q = 192 J.
Xác định điện trở trong và suất điện động E của nguồn điện.
A. r = 6 , E = 4V	B. . r = 36 , E = 2,5V	
C. . r = 6 , E = 31V.	D. r = 6 , E = 6,4V
Hoạt động 4 ( 5 phút) Củng cố 
- Khắc sâu kiến thức và ghi nhớ dặn dò
Nhắc các kiến thức trọng tâm.
Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau và làm bài tập còn lại.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 10	Ngày soạn: 
GIẢI BÀI TOÁN GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
I - MỤC TIÊU
1- Kiến thức
Ôn tập cho học sinh về các công thức tính suất điện động và điện trở trong của các bộ nguồn ( nối tiếp, song song, hốn hợp đối xứng)
Nắm chiều dòng điện chạy qua đoạn chưa nguồn.
2- Kĩ năng
Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn trong giải bài tập tự luận.
Vận dụng công thức mắc nguồn thành bộ giải bài toán áp dụng định luật Ôm và kĩ năng trả lời trắc nghiệm
II- CHUẨN BỊ :
Giáo viên: các câu trác nghiệm và bài tập tự luận
Học sinh: ôn tập về ĐL Ôm và ghép nguồn
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của Học sinh
Trợ giúp của Giáo viên
Hoạt động 1 ( 5 phút ) Ổn định lớp . Kiểm tra bài cũ
Cá nhân trả lời .
Nhận xét - bổ sung.
Hỏi :
Biểu thức hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chứa nguồn ?
Biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn trong 2 cách mắc?
Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2 ( 15 phút ) Giải BT tự luận
Bài 10.4:
I = 0,9A.
Bài 10.7: Phần bài giải của HS – 
HS suy nghĩ và thảo luận tìm hướng giải.
Một HS tr. Bình lên hoàn chỉnh
- Một HS khá ( Giỏi ) lên bảng giải theo hướng dẫn của GV.
Bài 10.4tr25SBT:
Hướng dẫn:
Tính sđ đ và điện trở trong bộ nguồn ? 
ĐL Ôm t/mạch èI?
Tính hđt 2 cực mỗi nguồn theo CT?
Yêu cầu 1 HS lên bảng hoàn chỉnh.
Bài10.7 tr26SBT:
Hướng dẫn :
Viết biểu thức tính rb , Eb cho mắc hỗn hợp đối xứng gồm m dãy , mỗi dãy n nguồn?
Viết biểu thức tính I ?
AD BĐT Co si , kết hợp : m.n = 20 .=> tìm m?n?
Tính I max?
Tính Hiệu suất theo công thức?
Yêu cầy HS giải – GV trợ giúp .
Nhận xét và chỉnh sửa.
Hoạt động 3 ( 20 phút ) Giải BT trắc nghiệm;
Thảo luận và trả lời
Ghi nhớ
Giáo viên nêu câu hỏi ( PHT )
Nhận xét và giải thích
PHIẾU HỌC TẬP:
Có 40 nguồn giống nhau , mỗi nguồn có suất điện động 6V, r = 1 .
Câu1 – Các nguồn mắc hỗn hợp đối xứng ( n dãy , mỗi dãy m nguồn ). Hỏi có bao nhiêu cách mắc khác nhau?
A. 5	B. 6	C.7	D.8
Câu2 - Điện trở mạch ngoài có giá trị R = 2,5 thì phải chọn cách nào để công suất mạch ngoài lớn nhất ?
A. n =5; m=8	B. n =4;m= 10	C. n = 10 ; m =4	D.n= 8 ; m = 5
Câu3 – Công suất max?
A. 10W	B. 20W	C.30W	D.40W
Hoạt động 4 ( 5 phút) Củng cố 
- Khắc sâu kiến thức và ghi nhớ dặn dò
Nhắc các kiến thức trọng tâm.
Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau và làm bài tập còn lại.
IV- RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 11	Ngày soạn: 
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nắm chắc được nội dung ĐL Ôm đối với toàn mạch, hiểu được cách tính hiệu điện thế hai cực nguồn điện (mạch ngoài); nắm chắc hơn về điện năng tiêu thụ có ích và điện năng tiêu thụ toàn phần.
+ Củng cố các kiến thức về định luật Ôm cho toàn mạch: Tính cường độ dòng điện của mạch theo định luật Ôm đối với toàn mạch, tính điện trở tương đương của mạch ngoài theo định luật Ôm cho đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp, song song; Tính hiệu điện thế hai cực nguồn điện hay của mạch ngoài.
2. Kĩ năng
+ Vận dụng kiến thức về định luật Ôm vào giải các bài tập.
+ Trình bày lập luận để tìm lời giải bài tập.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy thực hành giải bài tập.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị một số bài tập làm thêm.
2. Học sinh: 
+Học sinh hiểu và chỉ ra được hiệu điện thế hai cực nguồn điện(mạch nguồn), cường độ dòng điện trong mạch, điện trở tương đương của mạch ngoài RN và các công thức ĐL Ôm ho toàn mạch; Áp dụng được định luật nút; Ôn lại định luật Ôm đã học lớp 9
+Giải các bài tập trong sách giáo khoa.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng kết hợp với hướng dẫn theo quy tắc chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: (7phút) kiểm tra bài cũ
Hoạt động cuả giáo viên
Hoạt động cuả HS
-Cho học sinh trả lời: cường độ dòng điện trong mạch và suất suất điện động cuả nguồn có quan thế nào? phát biểu nội dung định luật Ôm đối với toàn mạch?
- Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ:
A.Giảm về 0. B.Không đổi so với trước.
C. Tăng rất lớn. D.Tăng giảm liên tục.
- Cho mạch điện gồm một pin 1,5V,điện trở trong 0,5W nối với mạch ngoài là một điện trở 5,5W. Cường độ dòng điện trong toàn mạch =bao nhiêu?
A. 0,25A. B.3A. C.3/11A. D. 4A
- = I(RN + r) = IRN +Ir hoặc I = 
Phát biểu nội dung định luật.
-Chọn câu C ( I= )
-Áp dụng công thức : I = = 0,25A
Chọn đáp án A.
Hoạt động 2: (3phút) Hệ thống các công thức sử dụng làm bài tập
Hoạt động cuả giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các công thức của định luật Ôm cho toàn mạch ; hiệu suất nguồn điện và giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức 
+ Phát biểu ĐL Ôm cho toàn mạch và viết biểu thức định luật ? Nêu công thức tính hiệu điện thế mạch ngoài ? Hiệu suất nguồn điện ?
GV : Kết luận và ghi các công thức cần ghi nhớ và vận dụng làm bài tập.
GV : Lưu ý cho học sinh là RN còn được gọi là điện trở tương đương của toàn mạch.
HS : Nêu các công thức và đơn vị 
+ UN = I.RN = - Ir 
Hay : = U + Ir
+ Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch : I = 
+ Hiệu suất cuả nguồn điện : H = 
HS : Ghi nhớ lưu ý và chép các CT ghi nhớ .
Hoạt động 3: (15phút) Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch giải các bài tập trong sách bài tập.
Hoạt động cuả giáo viên và học sinh
Nội dung bài tập
-Cho HS đọc và tóm tắt đề.
-Y/c học sinh thực hiện theo nhóm để tính ;r.
 -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả và nêu nhận xét.
-Cho HS đọc và tóm tắt đề.
-Y/c học sinh nhắc lại công tính công suất cuả động cơ liên quan đến vận tốc?
- Giáo viên gợi ý và cho các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi trên.
-yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày bài giải còn lại nêu nhận xét phần trình bày bài giải.
1/ Bài 9.4 /23sách bài tập
Áp dụng định luật Ôm: UN=IR= - Ir
Ta có: I1R1= - I1r Hay 2= -0,5r (1)
 I2R2= - I2r 2,5= - 0,25r (2)
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm : = 3V và r = 2W
2/ Bài 9.8/24 sách bài tập
a/ Công suất mạch ngoài: P=UI =F.v(1)
Trong đó: lực kéo F = P = 2N
Mặt khác: U = - Ir (2)thế vào(1) :
I - I2r = Fv Hay I2 -4I +2 = 0 (*)
Giải pt(*): I13,414A ; I2 0,586A
b/ Hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ là hiệu điện thế mạch ngoài và có hai giá trị tương ứngvới mỗi giá trị I1,I2: 
U1 = 0,293V
U2 1,707 V.
c/ Trong hai nghiệm trên thì trong thực tế nghiệm I2,U2 có lợi hơn vì dòng điện chạy trong mạch nhỏ hơn do đó tổn hao do toả nhiệt ở bê

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon 11 tiet 6 - tiet 11.doc