I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính.
2. Kỹ năng:
- Biết và vận dụng thông thạo các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, trình bày bài toán một cách khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.
HS: nghiên cứu bài.
Ngày soạn: 30/9/2015 Tuần: 7 Tiết: 13 §9. thø tù thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính. 2. Kỹ năng: - Biết và vận dụng thông thạo các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán, trình bày bài toán một cách khoa học. II. CHUẨN BỊ: GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập. HS: nghiên cứu bài. III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Giảng bài mới: (1’) Khi tính toán cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào? Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Lý thuyết. (20’) 1. Nhắc lại về biểu thức. Gv: Biểu thức là gì? Hs : trả lời. 2: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức GV: Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc. HS: Trả lời. GV: Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc. HS: Trả lời. Hoạt động 2. Luyện tập. (18’) Bài tập: Thực hiện phép tính. a) 33 . 18 - 33.12 b) 39 . 213 + 87 . 39 c) 27.75 + 25.27 – 150 d) 12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7)] } Gv: cho HS nhận xét đặc điểm của các biểu thức đã cho. HS: Nhận xét. Gv: các câu a, b,c bài toán cho ở dạng gì? HS: cho ở dạng là tổng hay hiệu của các tích. Gv: để tính nhanh bài toán đó ta áp dụng tính chất nào? Hs: Tính chất phân phối. Gv: cho Hs thực hiện. HS: thực hiện và lên bảng trình bày. Gv: cho HS nhận xét và sửa bài. I. Lý thuyết. 1. Nhắc lại về biểu thức: - Các số được nối với nhau bởi dấu của các phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức. 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức: a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc. - Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia ta thực hiện từ trái qua phải. - Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân, chia, cuối cùng là cộng, trừ. Vd: a/ 48 - 31 + 80 = 16 + 8 = 24 b/ 4 . 32 – 5 . 6 = 4 .9 – 5 .6 = 6 b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc : Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn {} ta thực hiện các phép tính trong () trước, rồi thực hiện các phép tính trong [ ], cuối cùng thực hiện các phép tính trong {}. Vd: 100 : {2 . [52 - (35 - 8 )]} =100 : {2. [52 - 27]} = 100 : {2 . 25} = 100 : 50 =2 II. Bài tập. Bài tập: Thực hiện phép tính. 33 . 18 - 33.12 = 33( 18 - 12 ) = 33 . 6 = 27 . 6 = 162 39 . 213 + 87 . 39 = 39 ( 213 + 87) = 39 . 300 = 11700 c) 27.75 + 25.27 – 150 = 27.(75 + 25) – 150 = 27 . 100 – 150 = 2 d) 12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7)] } = 12 : {390 : [500 - 370] } = 12 : {390 : 130} = 12 : 3 = 4 4. Củng cố: (5’) - Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc. 5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho tiết sau:( 1’) - Xem lại các bài tập đã giải. - Xem lại lý thuyết bài học. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 30/9/2015 Tuần:7 Tiết: 14 LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết được thứ tự thực hiện các phép tính và các qui ước. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các quy ước vào giải các bài tập một cách thông thạo. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác trong tính toán. II. CHUẨN BỊ: GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập. HS: Làm bài tập đầy đủ. III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Đặt vấn đề: (1’)Bài học hôm nay các em tiếp tục được vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Thực hiện phép tính. (20’) Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 3 . 52 – 16 : 22 ; b) 23 . 17 – 23 . 14 ; c) 15 . 141 + 59 . 15 ; d) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 ; e) 20 – [30 – (5 – 1)2] ; f) 33 : 32 + 23 . 22 ; g) (39 . 42 – 37 . 42) : 42. Gv: cho HS nhận xét đặc điểm của các biểu thức đã cho. HS: Nhận xét. Gv: các câu b,c, d, g bài toán cho ở dạng gì? HS: cho ở dạng là tổng hay hiệu của các tích. Gv: để tính nhanh bài toán đó ta áp dụng tính chất nào? Hs: Tính chất phân phối. Gv: cho Hs thực hiện. HS: thực hiện và lên bảng trình bày. Gv: cho HS nhận xét và sửa bài. Hoạt động 2. Tìm số tự nhiên x. (20’) Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết: 70 – 5 . (x – 3) = 45 ; 10 + 2 . x = 45 : 43 ; 2 . x – 138 = 23 . 32 ; Gv: cho HS nhắc lại các cách tìm trong phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia. Hs: nhắc lại. Gv: Các em hãy vận dụng các cách tìm đó vào giải bài toán. Hs: thực hiện. Gv: cho 4 hs lên bảng trình bày lời giải. Hs: lên bảng trình bày. Gv: cho HS nhận xét và sửa bài. Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 3 . 52 – 16 : 22 = 3 . 25 – 16 : 4 = 75 – 4 = 71 b) 23 . 17 – 23 . 14 = 8 .17 – 8 . 14 = 8 . (17 – 14) = 8 . 3 = 24 c) 15 . 141 + 59 . 15 = 15 . (141 + 159) = 15 . 300 = 4500 ; d) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 = 17 . (85 + 15) – 120 = 17 . 100 – 120 = 1700 – 120 = 1580 ; e) 20 – [30 – (5 – 1)2] = 20 – [30 – 42] = 20 – [30 – 16] = 20 – 14 = 6 ; f) 33 : 32 + 23 . 22 = 3 + 25 = 3 + 32 = 35 ; g) (39 . 42 – 37 . 42) : 42 = [42 . (39 – 37)] : 42 = [42 . 2] : 42 = 84 : 42 = 2 . Bài 2: a) 5 . (x – 3) = 70 - 45 5 . (x – 3) = 25 x – 3 = 25 : 5 x – 3 = 5 x = 5 + 3 x = 8 b) 10 + 2 . x = 42 10 + 2 . x = 16 2 . x = 16 - 10 2 . x = 6 x = 3 c) 2 . x – 138 = 8 . 9 2 . x – 138 = 72 2 . x = 72 + 138 2 . x = 210 x = 105 4. Củng cố: (3’) Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc và có dấu ngoặc. 5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1’) - Xem lại các bài tập đã giải. V. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: