Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Vệ sinh hệ thần kinh

VỆ SINH HỆ THẦN KINH

I.Mục tiêu.

-Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh hệ thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

-HS kể tên những việc làm, những thức ăn đồ uống có thể có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc làm cần tránh, những đồ ăn uống độc hai cho cơ quan thần kinh.

-HS có ý thức học tập, làm việc đúng cách giữ vệ sinh thần kinh.

II.Đồ dùng dạy học .

-Hình minh họa trang 32, 33 SGK, clip tác hại của ma túy, rượu,slide chiếu

-HS:SGK, vở

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.

A. Ổn định lớp

Cho cả lớp hát môt bài.

B.Kiểm tra bài cũ.

Câu 1:Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ mọi hoạt động của con người?

a) Não

b) Tủy sống

c) Cả 2

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Vệ sinh hệ thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I.Mục tiêu.
-Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh hệ thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
-HS kể tên những việc làm, những thức ăn đồ uống có thể có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc làm cần tránh, những đồ ăn uống độc hai cho cơ quan thần kinh.
-HS có ý thức học tập, làm việc đúng cách giữ vệ sinh thần kinh.
II.Đồ dùng dạy học .
-Hình minh họa trang 32, 33 SGK, clip tác hại của ma túy, rượu,slide chiếu
-HS:SGK, vở 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Ổn định lớp
Cho cả lớp hát môt bài.
B.Kiểm tra bài cũ.
Câu 1:Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ mọi hoạt động của con người?
Não
Tủy sống
Cả 2
Câu 2:Cơ quan nào điều khiển phản xạ của cơ thể?
 a)Não
 b)Tủy sống
 c)Cả 2
Câu 3:Hãy kể tên những việc làm của con người do não làm điều khiển?
C.Tiến trình dạy học bài mới.
*Giới thiệu bài mới: “Chúng ta biết rằng, não là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể .Cũng như các cơ quan khác, cơ quan thần kinh cũng được bảo vệ, giữ gìn .Vậy làm cách nào để bảo vệ não, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Vệ sinh thần kinh”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG1:Thảo luận việc làm trong tranh.
Thời gian:10 phút
Phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan.
*Mục tiêu:Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan thần kinh.
*Tiến hành:
Bước 1:
-Yêu cầu HS quan sát các hình trang 32 SGKvà thảo luận nhóm đôi trả lới các câu hỏi trong 3 phút 
+Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?
+Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Bước 2: 
-Mời 7 HS lên gắn 7 bức tranh vào 2 cột “có ích” , “có hại” cho phù hơp.
-GV nhận xét, bổ sung và kết luậ;
Việc có lợi:
Ngủ đúng giờ
Vui chơi, giải trí thư giản
Việc có hại:
Thức khuya
Bị tránh mắng, phat đòn
-GV mở rộng “em đã làm gì có lợi cho cơ quan thần kinh”
Đại diện các nhóm trnh2 bày kết qủa thảo luận của từng bức tranh 
+Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giản, có lợi cho cơ quan thần kinh.
+Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương
-Đồng thời gắn các bức tranh đó vào cột “có ích”, “có hại” cho phù hợp .
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: “Trò chơi thử làm bác sĩ”
Thời gian:8 phút
Phương pháp:Trò chơi, trực quan, đàm thoại
Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
*Tiến hành:
Bước 1:
-Nêu yêu cầu:Quan sát hình 8 SGK trang 33 thảo luận theo cặp xem những trạng thái nào cò lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Bước 2:
-Cho HS đóng vai: 1 HS sẽ làm bác sĩ, các HS khác sẽ lần lượt thể hiện các trạng thái trong hình vẽ đến gặp bác sĩ để khám bệnh.Bác sĩ sẽ nhận xét xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh
Tổ chức cho HS chơi trò chơi
Tóm lại: Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác. Tránh tức giận hay sợ hãi, lo lắng.
GV cho HS nhắc lại kết luận
HOẠT ĐỘNG 3:Cái gì có lợi, cái gì có hại.
Thời gian: 9 phút
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan
Mục tiêu:Kể tện được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, nhũng đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh.
*Tiến hành;
-GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 9 trang 33 SGK, xếp các tranh theo 2 nhóm có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
-GV cho đại diện các nhóm lên dán tranh lên bảng và nhận xét .
-GV cho HS xem đoạn clip ngắn về tác hại của các chất này,
-GV hỏi:
+Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?
+Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì?
Tóm lại: Cần sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh 
Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.
GV cho HS nhắc lại kết luận
HOẠT ĐỘNG 4:Củng cố và dặn dò.
Thời gian: 3 phút
*Củng cố bài:
Câu 1: Trạng thái nào có lợi với cơ quan thần kinh?
Sợ hãi
Tức giận
Vui vẻ, thư giãn
Câu 2: Những chất nào dưới đây khi đưa vào cơ thể gây kích thích cơ quan thần kinh và làm mất ngủ?
Mứt sen
Nước trà, cà phê
Ma túy
Cả hai câu b và c đều đúng
*Nhận xét tiết học:Hôm nay cô thấy cả lớp mình có tinh thần học tập rất tốt các con tích cực tham gia đóng góp để hoàn thành bài học
*Dặn dò: Các con về ôn lại bài học cũ và nhớ thực hiện theo những đều đã học và xem trước bài “Vệ sinh thần kinh (tt)” 
HS nghe GV phổ biến luật chơi 
HS chơi theo hướng dẫn của GV 
HS nhắc lại kết luận:
Tóm lại: Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác. Tránh tức giận hay sợ hãi, lo lắng.
HS ngồi theo nhóm
HS thảo luận
HS gắn tranh theo cột
*Có lợi: Mứt sen, nước cam.
*Có hại: Cà phê, rượu, ma túy, thuốc lá.
 HS xem clip 
HS trả lời: 
Ma túy, thuốc lá, rượu là các chất gây nghiện,..
Chúng ta phải tránh xa ma túy
HS nhắc lại kết luận:
Tóm lại: Cần sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh 
Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.
HS trả lời;Vui vẻ, thư giãn
HS trả lời cả hai câu b và c đều đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 15 Ve sinh than kinh_12218465.docx