Giáo án Tự nhiên & xã hội lớp 1 - Bài 12 - Nhà ở

MÔN : TỰ NHIÊN & XÃ HỘI – LỚP 1

BÀI 12 : NHÀ Ở

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Học sinh nhận biết được các kiểu nhà ở khác nhau phân theo phong tục tập quán từng miền.

- Nhận biết và kể tên được những đồ dùng trong nhà của mình.

 2. Kỹ năng.

- Trẻ nhận biết được địa chỉ nhà ở của mình.

- Phân biệt được nhà mình thuộc mẫu nhà thành thị, nông thôn hay miền núi.

- Biết nêu tên và cách sử dụng các đồ dùng trong gia đình của mình.

- Tự giác giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, nhà ở của mình.

Thái độ

 - Các con biết yêu quý ngôi nhà của mình. vì nó là nơi che chở bảo vệ cho cả gia đình mình.

 - HS có ý thức gọn gàng, ngăn nắp, cẩn thận.

 - hợp tác học tập cùng cô và các bạn.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên & xã hội lớp 1 - Bài 12 - Nhà ở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : TỰ NHIÊN & XÃ HỘI – LỚP 1
BÀI 12 : NHÀ Ở
Người Soạn : Vũ Thị Huyền 
Ngày Soạn : 24 /11/2017 
Ngày Dậy : 29/11/2017.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh nhận biết được các kiểu nhà ở khác nhau phân theo phong tục tập quán từng miền. 
- Nhận biết và kể tên được những đồ dùng trong nhà của mình. 
 2. Kỹ năng. 
- Trẻ nhận biết được địa chỉ nhà ở của mình.
- Phân biệt được nhà mình thuộc mẫu nhà thành thị, nông thôn hay miền núi.
- Biết nêu tên và cách sử dụng các đồ dùng trong gia đình của mình. 
- Tự giác giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, nhà ở của mình. 
Thái độ
 - Các con biết yêu quý ngôi nhà của mình. vì nó là nơi che chở bảo vệ cho cả gia đình mình. 
 - HS có ý thức gọn gàng, ngăn nắp, cẩn thận.
 - hợp tác học tập cùng cô và các bạn. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Hình vẽ SGK/ 26,27 
 - Một số hình ảnh do cô chuẩn bị thêm 
III. Các hoạt động dậy học chủ yếu.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động, ổn định lớp.
Mời cả lớp đi lấy sách, bút chì và thước kẻ trước.
Sau khi ổn định giáo viên có thể cho học sinh hát một vài bài hát. Hoặc vận động tại chỗ bài Chú nhện con nghịch ngợm. 
Kiểm tra bài cũ.
Một bạn hãy nhắc lại cho cô biết tiết trước bài chúng ta học là gì nhỉ ? 
À ! là bài Gia Đình đúng không nào ? vậy một bạn khác kể tên những thành viên trong gia đình con, những việc làm hàng ngày của từng thành viên trong gd mình. 
Những dịp lễ tết hay cuối tuần gia đình con thường làm gì? 
Rất giỏi ? cô cảm ơn con 
Thế thông qua bài gia đình tiết trước được học, chúng ta cần phải biết yêu thương và quý trọng gia đình của mình. 
Giới thiệu vào bài mới. 
Hàng ngày mỗi khi tan học bố mẹ thường hay đón các con về đâu nhỉ ? 
Ah về nhà đúng không, có bạn nào không về nhà không ? 
Vậy vì sao các con lại biết đó là ngôi nhà của mình mà không phải một ngôi nhà khác ( vì nó có những đặc điểm nhận dạng, có địa chỉ ) 
Các con mở sách giáo khoa bài 12/ trang 26 ra nhé. 
Bài học hôm nay của chúng mình có tên là : Nhà ở. Cả lớp nhắc to tên bài học cho cô. ( cô viết tên bài học lên bảng ) 
Nhận biết nhà ở theo vùng miền 
Hãy quan sát 4 bức tranh trong sách ( hoặc máy chiếu ) và cho cô biết có các loại nhà như thế nào ? 
Bức tranh 1 : có nhà mái ngói, nhà cấp 4, có ao, có vườn cây và có một khoảng sân rộng -> nhà ở nông thôn 
Bức tranh 2 : có nhà cao tầng hay còn gọi là chung cư. Đặc điểm để phục vụ mật độ dân số lớn. -> nhà ở thành phố lớn, đông dân.
Bức tranh 3 : nhà có bậc thang lên xuống tại cửa chính. Có mái bằng rơm hoặc cọ, xung quanh có nhiều đồi núi và cây cối -> đặc điểm của vùng miền núi và đây được gọi là nhà sàn. 
Bức tranh 4 : nhà cửa san sát và cao tầng, được thiết kế và quy hoạch đẹp mắt, gọn gàng, sạch sẽ -> nhà ở thị trấn hay thành phố.
nhà con thuộc mẫu nhà nào trong các bức tranh. 
Con đang sống ở đâu và làm thế nào con nhận ra đó là nhà của mình. 
Cô tổng kết, mỗi vùng miền thì đều có phong tục tập quán riêng, nên cách làm nhà hay dựng nhà ở cũng sẽ khác nhau và phù hợp với đặc điểm riêng biệt, như ở miền núi phải làm nhà cao tầng để tránh thú dữ. ở nông thôn làm nhà rộng rãi, sân to, vườn lớn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, ở thành phố thì cần phải xây chung cư, nhà cao tầng vì diện tích đất ít, dân số lại đông  
Nhận biết các đồ dùng trong nhà. 
Quan sát tiếp các bức tranh còn lại và kể tên cho cô các đồ dùng trong gia đình mà các con biết : 
Cô sẽ chia nhóm để tìm hiểu và thảo luận. tổ 1,2,3,4
+ trong các bức tranh có bàn ghế, kệ, sạp, giường tủ, bếp ga, bếp củi, có những đồ vật thì đắt tiền và có giá trị, nhưng có những đồ vật thì đơn xơ. 
Bài học rút ra : nhà ở đã phải phù hợp vói từng vùng miền thì đồ dùng hay cách bài trí những đồ dùng trong gia đình cũng phải hợp lý với thói quen sinh hoạt. 
Vd : ở chung cư thì không thể đun bếp củi được vì dễ gây ra cháy nổ. ở nông thôn thường kê 1 cái sạp ở giữa nhà hoặc giữa sân để ngồi hóng gió. Còn ở thành thị thì lại kê bàn ghế. Và tận dụng mọi diện tích để kê đồ đạc  
Tổng kết : đồ đạc trong gia đình được mua sắm để phục vụ cho nhu cầu của con người, tuy nhiên cũng cần có sự phù hợp với từng gia đình, từng mục đích sử dụng và tùy theo điều kiện kinh tế nữa. 
Hoạt động thực hành : 
Vẽ ngôi nhà của em 
Cô sẽ phát giấy và học sinh sẽ tưởng tượng, nhớ lại và vẽ ngôi nhà của mình. 
Cô sẽ vẽ mẫu 1 số kiểu nhà, hoặc cho các con xem một số bài vẽ mẫu trên bảng. 
Thuyết trình về ngôi nhà của mình. 
Thu bài và trả bài vào tiết sau cho các con. 
Tổng kết bài học. 
Sau bài học ngày hôm nay các con cần ghi nhớ và có những kỹ năng gì ? 
Về nhà các con phải biết yêu quý ngôi nhà của mình. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn đồ dùng trong gia đình của mình nhé, vì làm như vậy ngôi nhà của chúng ta sẽ luôn sạch sẽ và bền đẹp. 
Cô chào cả lớp và hẹn gặp lại chúng mình trong tiết học sau. 
Học sinh hát cùng cô và các bạn, hoặc có thể kể chuyện cho cô nghe. 
Một bạn xung phong giơ tay phát biểu kiểm tra bài cũ : 
Thưa cô nhà em có Bố, Mẹ, anh con và con ạ ! 
Những dịp cuối tuần gia đình con thường về thăm ông bà ngoại ạ . 
Học sinh chuẩn bị SGK và mở bài cần học ngay trước mặt. 
Học sinh quan sát tranh và phát biểu ý kiến. 
Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại nhà ở khác nhau và tìm ra được đặc điểm của nhà mình. 
Nắm được một số đặc điểm của từng vùng miền. 
Kể tên các đồ dùng trong các bức tranh và liên hệ trong gia đình con. 
Học sinh vẽ Ngôi nhà yêu quý của em. 
Học sinh chào cô và chuẩn bị bài học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dậy 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12 Nha o_12204346.doc