Giáo án Tuần 1 - Lớp Bốn

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

1. Mục tiêu:

Giúp học sinh ôn tập về:

1.1. KT: - Biết cách đọc, viết các số đến 100 000; Phân tích cấu tạo số.

1.2. KN: - HS đọc, viết các số đến 100 000; Phân tích cấu tạo số.

1.3 TĐ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác.

2.Nhiệm vụ

2.1.Cá nhân: Mỗi Hs phải đọc ít nhất 5 số có 4 hoặc 5 chữ số để nhớ lại cách đọc, viết số có nhiều chữ số.

2.2. Nhóm: Ôn lại cách phân tích cấu tạo số , cách tính chu vi hình tứ giác, HCN,HV.

3.Tổ chức dạy học trên lớp

Hoạt động 1:Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.

Cá nhân HS đọc số Gv nêu

+ Nêu mối liên hệ giữa hai hàng liền kề nhau

+ Nêu ví dụ về số tròn chục tròn trăm, tròn nghìn

- Gv chốt kiến thức

 

docx 43 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 1 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc, viết , thứ tự các số có 6 chữ số.
2.2. Nhóm: xác định giá trị chữ số, dãy số cách đều .
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
* Bài tập 1. 
- Gv phân tích quy luật của dãy số
- Yêu cầu hs tìm quy luật của các dãy số sau đó điền vào chỗ trống.
- HS tìm quy luật
- 2 hs lên bảng làm bài
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài tập 2. 
- Yêu cầu hs viết số 853201 sau đó phân tích các hàng của số đó và đọc số
- Yêu cầu Hs làm bài
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Gv củng cố bài.
* Bài tập 3. 
- Nối theo mẫu
- Yêu cầu hs làm bài
Gv nhận xét, củng cố bài.
 *Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 hs đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu hs đọc kĩ các số đã cho sẵn, tìm qui luật viết các số ?
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs tự làm bài
- 2 hs lên bảng làm bài
- Gv củng cố bài.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Viết số có 6 chữ số lớn nhất từ các chữ số sau.
a, 3,5,8,1,9,0
b,5,7,0,1,,5
- Chuẩn bị bài sau
+ Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được hàng và lớp.
+ Nhóm: Tìm cách tách lớp, nhận biết mỗi lớp có mấy hàng ?
Thứ ngày tháng 9 năm 2017
TOÁN
HÀNG VÀ LỚP
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh nhận biết về:
1.1. KT: Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, chục, trăm; Lớp nghìn gồm 3 hàng: nghìn, chục nghìn và trăm nghìn.
1.2. KN: - Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp.
 - Giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
 - Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh thích học về số tự nhiên.
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được hàng và lớp.
2.2. Nhóm: Tìm cách tách lớp, nhận biết mỗi lớp có mấy hàng ?
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1:Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: 
- Gv yêu cầu hs đọc tên các hàng theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
+ Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
* Lưu ý hs:
- Ghi chữ số vào các hàng từ nhỏ đến lớn.
- Khi viết các số có nhiều chữ số nên để khoảng cách giữa 2 chữ số rộng hơn một chút.
Hoạt động 2: Thực hành:
* Bài tập 1. 
1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự làm, đọc kết quả bài làm của mình.
- Gv đánh giá, nhận xét. 
*Bài tập 2. 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv để hs tự làm bài, quan sát giúp đỡ nếu cần: tìm 3 số.
- Gv củng cố bài.
* Bài tập 3. 
- Gv hướng dẫn hs làm bài
- 2 hs lên làm bảng phụ.
- Dưới lớp làm bài vào Vbt.
- Gv củng cố bài: Giá trị của các số phụ thuộc vào vị trí các chữ số đó trong số.
Bài tập 4. 
Gv phân tích mẫu cho hs:
657763 = 60 000 + 5000 + 60 +3.
Chú ý: hàng nào có chữ số 0 thì không viết vào tổng.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Lớp đơn vị, lớp nghìn gồm những hàng nào?
- Gv nhận xét giờ học. Về nhà học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được cách so sánh số có nhiều chữ số
+ Nhóm: Tìm ra cách so sánh số có nhiều chữ số.
Thứ ngày tháng 9 năm 2017
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh về:
1.1. KT: Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
1.2. KN: - Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm chữ số.
 - Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, số lớn nhất, số bé 
 - Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được cách so sánh số có nhiều chữ số
2.2. Nhóm: Tìm ra cách so sánh số có nhiều chữ số.
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1: Cách so sánh các số có số chữ số khác nhau
- Yêu cầu HS so sánh 2 số sau:
99578 và 100 000
- Gv nhận xét, kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn..
Hoạt động 2 : Cách so sánh các số có các chữ số bằng nhau:
693 251 và 693 500
- So sánh các chữ số ở các số 
- So sánh các số ở cùng hàng bắt đầu từ trái sang phải 
- So sánh 2 chữ số hàng trăm nghìn 
- So sánh hàng tiếp theo 
HS nêu.
* Gv kết luận: Khi so sánh các số có nhiều chữ số ta so sánh từ hàng cao nhất.
Hoạt động 3: Thực hành
* Bài tập 1. 
- Yêu cầu hs làm bài. 
- 2 hs làm bảng, lớp làm vào Vbt.
Gv đánh giá, nhận xét.
* Bài tập 2. 
- Hs đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gv nhận xét và thống nhất kết quả.
- Gv củng cố bài.
* Bài tập 3. 
- Yêu cầu hs tự làm và đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét đánh giá
* Bài tập 4. 
- Gv hướng dẫn hs làm bài.
- Hs tự làm, đổi chéo vở kiểm tra.
- Gv củng cố bài.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số?
- Chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được hàng triệu thuộc lớp triệu.
+ Nhóm: Tìm cách viết các số tròn chục triệu từ 3 chục triệu đến 100 triệu .
Thứ ngày tháng 9 năm 2017
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh nhận biết về:
1.1. KT: Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
1.2. KN: Nhận biết được các thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được hàng triệu thuộc lớp triệu.
2.2. Nhóm: Tìm cách viết các số tròn chục triệu từ 3 chục triệu đến 100 triệu .
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1:Giới thiệu lớp triệu:
- Gv yêu cầu hs viết số : một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- Gv: Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, viết là: 1000 000.
- Cách viết một chục triệu
- Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, cách viết. 
* Kl: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- HS nêu:Lớp triệu gồm những hàng nào
Hoạt động 2: Thực hành:
*Bài tập 1. 
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu Hs nối tiếp đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
 Gv đánh giá, nhận xét.
* Bài tập 2. 
- Gv yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chữa bài bằng cách cho HS choi trò chơi Thi chạy tiếp sức.
- Nhận xét bài
* Bài tập 3.
-HS nêu cầu đề bài 
- Cả lớp viết số vào bảng con
- Nhận xét.
*Bài tập 4. 
-HS nêu cầu đề bài 
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Lớp triệu gồm những hàng nào ?
- Gv nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được vững về lớp triệu .
+ Nhóm: Tìm hiểu về lớp triệu gồm những hàng nào ? Cách sử dụng bảng thống kê.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Học xong bài này học sinh có khả năng:
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 1.2. Kỹ năng: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
1.3. Thái độ: HS có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu trung thực trong học tập là gì?
2.2. Nhóm: Tìm hiểu cách xử lí tình huống trong SGK
3. Tổ chức dạy học trên lớp:
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK)
Mục tiêu: HS biết cách xử lý tình huống.
Gọi HS nêu các cách giải quyết.
+ Nếu là Long em chọn cách giải quyết nào ?
- Giáo viên kết luận:
 Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm sau là phù hợp.
*Hoạt động2 : Bài tập 1:
Mục tiêu: Giúp HS biết nêu ý kiến trung thực.
GV nêu yêu cầu bài tập.
-Học sinh làm việc cá nhân trình bày ý kiến.
- Một số học sinh trả lời, nhận xét, giải thích các việc a,b,c,d.
*Hoạt động3: Bài tập 2
*Mục tiêu: Giúp HS biết ý nghĩa về trung thực
Giáo viên nêu từng ý trong bài tập.
-Mỗi học sinh tự chọn 2 trong 3 cách rồi giải thích.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của trung thực trong học tập
4 Kiểm tra đánh giá: Nhận xét đánh giá hành vi của học sinh
5. Định hướng học tập tiếp theo
- Nêu ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Học sinh nêu 
- Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .
- Chuẩn bị bài sau
+ Cá nhân: Thực hành xử lí các tình huống trung thực trong học tập
+Nhóm: Chuẩn bị cách xử lí một số tình huống trong bài tập số 5
BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức
 Học xong bài này, học sinh có khả năng :
	 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .
	1.2. Kỹ năng: Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
	1.3. Thái độ: HS có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Thực hành xử lí các tình huống trung thực trong học 
2.2. Nhóm: tậpChuẩn bị cách xử lí một số tình huống trong bài tập số 5
3. Tổ chức dạy học trên lớp:
*Hoạt động 1: Bài tập 3 (SGK)
Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống về trung thực trong học tập. 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diên các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động2 : Bài tập 4 (SGK)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu và có trách nhiệm trung thực trong học tập.
-Học sinh thảo luận.
- Một số học sinh trình bày suy nghĩ của mình về nhưng mẩu chuyện, tấm gương đó.
*Hoạt động3: Bài tập 5 (SGK)
- Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm theo 4 nhóm.
- Giáo viên mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- Nhóm 1 và nhóm 3 trình bày. Nhóm 2 và nhóm 4 nhận xét.
+ Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
+ Em có hành động như vậy không? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung: 
Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
4 Kiểm tra đánh giá
5. Định hướng học tập tiếp theo
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân:Tìm hiểu cách vượt khó trong học tập
+ Nhóm: Tìm cách xử lí một số tình huống trong SGK để rút ra cách vượt khó trong học tập.
KHOA HỌC 
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
1. Mục tiêu: 
1.1.Kiến thức 
 - Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.
1.2.Kỹ năng: 
 - Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí 
 1.3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu những điều kiện về tinh thần, vật chất cần để duy trì sự sống của con người.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
* Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ?
 Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
 -Chia lớp thánh các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS.
 -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
 -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng
 -Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
 -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
 * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
 -Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
 -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ?
 * Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
 -Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu cho từng nhóm.
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.
 -Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.
 -Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
 -Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
 -Hỏi: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
 -Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 
 -Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
 -Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi.
 -Chia lớp thành 4 nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có đủ: Nước, thức ăn, quần áo.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt.
4. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
5.Định hướng học tập tiếp theo
-GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó 
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân: Tìm hiểu xem con người hàng ngày lấy vào và thải ra cái gì trong quá trình sống của cơ thể người.
+ Nhóm: Tìm hiểu sơ đồ trao đổi chất ở người 
KHOA HỌC
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
1. Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức 
 -Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hằng ngày của cơ thể người.
 -Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
1.2.Kỹ năng:
 -Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
 1.3.Thái độ: 
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu xem con người hàng ngày lấy vào và thải ra cái gì trong quá trình sống của cơ thể người.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu sơ đồ trao đổi chất ở người 
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
 * Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ?
 * Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
 -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý)
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
 -Gọi HS nhắc lại kết luận.
* Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
 -Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng.
 * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”.
 -GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
 +Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
 +Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ.
 +Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm.
 +Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm thắng cuộc .
 * Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 * Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
 -Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
* Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
 -Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
 - GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
 -Tuyên dương những HS trình bày tốt.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS 
5.Định hướng học tập tiếp theo
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
+ Cá nhân: Tìm hiểu vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
+ Nhóm: Tìm hiểu sơ đồ quá trình trao đổi chất của người.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo)
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức 
 -Biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
 1.2.Kỹ năng: -Hiểu và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất.
 -Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp. tuần hoàn. Bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
 1.3.Thái độ: Yêu quý cơ thể và biết cách chăm sóc cơ thể.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu sơ đồ quá trình trao đổi chất của người.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
 * Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất.
 -GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 8 / SGK và trả lời câu hỏi.
 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
 2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ?
 -Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu.
 -Nhận xét câu trả lời của từng HS.
 * Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất. 
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
 -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
 -Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên bảng và đọc. Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -Yêu cầu: Hãy nhìn vào phiếu học tập các em vừa hoàn thành và trả lời các câu hỏi:
 1.Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
 2.Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS.
 * Hoạt động 3: Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất. 
 Bước 1: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Dán sơ đồ trang 7 phóng to lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành”.
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
 -Gọi HS nhận xét bài của bạn.
 -Kết luận về đáp án đúng.
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
 Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp với yêu cầu:
 -Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
 -Gọi 2 đến 3 cặp lên thực hiện hỏi và trả lời trước lớp. Gọi các HS khác bổ sung nếu bạn nói sai hoặc thiếu.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
4. Kiểm tra đánh giá
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
5.Định hướng học tập tiếp theo
-Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS.
 - Chuẩn bị bài sau
 + Cá nhân: Phân loại được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
 + Nhóm: Tìm hiểu các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
KHOA HỌC
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG
THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
1. Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức 
 -Phân loại được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
 -Phân loại được thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó.
 1.2.Kỹ năng:
- Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
 1.3.Thái độ: 
- Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Phân loại được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
* Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống.
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ?
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống.
 -Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang 
10 / SGK.
 -Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ?
 -Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
 -Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy ?
 * Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS.
 -Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK.
 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường.
 3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
 -Tuyên dương các nhóm trả lời đúng, đủ.
 Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
 -Phát phiếu học tập cho HS.
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
 -Gọi một vài HS trình bày phiếu của mình.
 -Gọi HS khác nhận xét , bổ sung.
4. Kiểm tra đánh giá
 -GV cho HS trình bày ý kiến bằng cách đưa ra các ý kiến sau và yêu cầu HS nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao ?
 a) Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá,  trứng là đủ chất.
 b) Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường.
 c) Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- Nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12295619.docx