Giáo án Tuần 2 - Lớp 5 (không chia cột)

TUẦN 2:

Toán

Tiết 6: LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

- HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.

- HS chuyển một phân số thành phân số thập phân.

- HS yêu thích môn học, cẩn thận khi làm bài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:bảng phụ.

- HS: Ôn tập về phân số thập phân.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Bài 1( Cá nhân):

- GV vẽ tia số lên bảng.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS khác vẽ tia số vào vở và điền vào các phân số thập phân.

- HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 2( Nhóm đôi) 4 phút.

 - HS đọc yêu cầu bài:

- GV hướng dẫn HS cách làm.

 + HS thảo luận nhóm đôi và làm vào bảng nhóm.

*GV quan sát giúp đỡ nhóm có HS yếu.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 2 - Lớp 5 (không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................
..
Khoa học
 Tiết 3: NAM HAY NỮ (TT)
I.MỤC TIÊU:
- HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm về nam và nữ. 
- HS nêu được một số đặc điểm khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. 
- HS có tinh thần đoàn kết, tôn trọng bạn khác phái; hình thành kĩ năng phân tích đối chiếu , tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ.
- HS: Sưu tầm các bài viết về sự thành đạt của nam và nữ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1(sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm về nam và nữ):
- HS thảo luận theo nhóm 3( 5phút), các câu hỏi sau:
1.	Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
a.Công việc nội trợ là của phụ nữ.
 b.Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
 c.Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
2.	Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không ?
3.	Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
+Các nhóm lần lượt trình bày, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- HS quan sát tranh nêu vai trò của phụ trong xã hội.
-GV nhận xét và kết hợp giáo dục HS.
2.Hoạt động 2:(khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ):
- GV hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm 3( 6 phút).
- 1 nhóm làm bảng phụ.
- Đại diện trình bày.
- HS nhận xét bổ sung. 
- GV nhận xét và kết luận: : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
- 2 em đọc phần “Bạn cần biết”.
*Rút kinh nghiệm:
...............................
Lịch sử
Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
-HS nêu được những đề nghị của ông và giá trị của những đề nghị đó với tình hình đất nước ta lúc bấy giờ.
- HS lòng yêu nước, tinh thần học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Chân dung Nguyễn Trường Tộ.
- HS: Sưu tầm thông tin về Nguyễn Trường Tộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ.
-GV treo tranh chân dung Nguyễn Trường Tộ nêu yêu cầu.HS giới thiệu thông tin về Nguyễn Trường Tộ
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- GV nhaän xeùt vaø giôùi thieäu sô löôïc vaøi neùt veà tieåu söû Nguyeãn Tröôøng Toä.
- HS đọc thầm từ đầu... máy móc.
- HS thảo luận nhóm 3 (5 phút ) câu hỏi trên bảng: Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì? 
- Đại diện trình bày
- HS, GV nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung ý trả lời của HS.
 * HS khá giỏi biết được lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nghe theo.
2.Hoạt động 2:Đánh giá cùa nhân dân về những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ.
-HS tham khảo SGK và thảo luận nhóm đôi (3 phút ) câu hỏi sau:
 *Nhân dân ta đánh giá thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? 
- Đại diện trình bày, HS, GV nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung ý trả lời của HS.
 *Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?.
- GV nhận xét ý kiến của HS, kết hợp giáo dục HS.
*Rút kinh nghiệm: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 29/8/2017
Toán
Tiết 7: ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- HS củng cố các phép tính cộng, trừ các phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
- HS thực hiện thành thạo các phép tính và làm đúng bài tập.
- HS chăm học, nhớ kiến thức đã học.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
- HS: ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.( Ôn tập kiến thức):
- GV viết lên bảng hai phép tính :
 + + ; - ; - GV yêu cầu HS thực hiện tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vở giấy nháp.
- Lớp nhận xét và nêu cách thực hiện ( Khi muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng các tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số).
- GV viết tiếp lên bảng hai phép tính :
 + ; - và yêu cầu HS tính.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- 2 HS nêu trước lớp :
 + Khi muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi thực hiện tính cộng (hoặc trừ) như với các phân số cùng mẫu số.
- HS khác nhắc lại cách cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu, khác mẫu.
2.( Luyện tập):
Bài 1(Cá nhân):
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét . GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2a,b (Nhóm đôi) 3 phút.
- HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn.
- HS thảo luận, 1 nhóm lảm bảng phụ.
- Các nhóm đại diện trình bày, HS,GV nhận xét
Bài 3( Cá nhân):
- GV gọi HS đọc đề bài toán. GV yêu cầu HS làm bài.
- HS suy nghĩ và tự làm bài. HS trình bày, HS,GV nhận xét.
*Rút kinh nghiệm: 
.....................................................................................................................................
Chính tả
 Tiết 2: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I.MỤC TIÊU:
- HS nghe- viết đúng bài chính tả Lương Ngọc quyến.
- HS trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Ghi lại đúng phần vần của tiếng( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; Chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu(BT3).
- HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
- HS: Đọc trước bài chính tả.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
 - 1 HS đọc bài.
* Em biết gì về Lương Ngọc quyến ?
- HS nêu các từ khó và luyện viết:
- 1HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp các từ: (Lương Văn Can, lực lượng, khoét, xích sắt, mưu, giải thoát).
- HS, GV nhận xét.
Hoạt động 2:HS nghe – viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết, nhắc nhở một số điều cần chú ý khi viết bài.
- HS nghe GV đọc, viết bài vào vở. 
- GV đọc lại, HS dò bài.
- HS đổi vở cho bạn soát lỗi.
- GV xuống lớp kiểm tra, chấm bài một số em.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 2(nhóm đôi) 2 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, HS thảo luận.
- 1 nhóm làm bảng phụ, HS trình bày.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3(nhóm 3) 3 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV đưa ra mô hình cấu tạo của vần và hỏi: vần gồm có những bộ phận nào?
- Các em hãy chép vần của từng tiếng in đậm trong bài tập 1 vào mô hình cấu tạo vần
- HS thảo luận và trình bày. HS,GV nhận xét.
- GV kết luận: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối và âm đệm. Âm đệm được ghi bằng chữ cái o,u. Có những vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối. Trong tiếng bộ phận quan trọng không thể thiếu là âm chính và thanh.
*Rút kinh nghiệm: ..
Kĩ thuật
	 Tiết 2: 	 ĐÍNH KHUY HAI LỖ( Tiết 2)
I MỤC TIÊU: 
- HS biết cách đính khuy hai lỗ.
- HS đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. 
- HS tính cẩn thận khi thực hiện, yêu thích sản phẩm lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ. 
 Bộ cắt khâu thêu lớp 5
- HS: Bộ cắt khâu thêu lớp 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Quan sát mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu.
- GV nhắc lại các bước đính khuy hai lỗ.
- HS nhắc lại các bước đính khuy hai lỗ.
- GV lưu ý: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 - 4 lần cho chắc chắn.
 2.Hoạt động 2: Thực hành.
 + Quấn chỉ quanh chân khuy.
- HS nhắc lại cách quấn chỉ quanh chân khuy.
- HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ.
+ Kết thúc đính khuy.
- HS nhắc lại cách kết thúc đính khuy.
- HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ.
* HS khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét ưu khuyết điểm của từng sản phẩm.
- GV nhận xét tuyên dương.
 *Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
 Tiết 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU:
- HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ.
- HS mô tả được quá trình thụ tinh, phân biệt được một vài giai đoạn phát triển cuả thai nhi. 
- HS kính trọng và biết ơn cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Sự hình thành của cơ thể người.
- GV nêu câu hỏi:
 * Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người?
 *Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ?
 * Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ?
- Nhận xét phần trả lởi của HS và nêu:
+ Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh.
+ Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
+ Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra.
2.Hoạt động 2:Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- GV nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi( 3 phút) 1 nhóm làm bảng phụ: Quan sát hình ảnh và thông tin “Sơ đồ quá trình thụ tinh”, chọn hình ảnh nào phù hợp với thông tin nào?
-GV kết luận.
3.Hoạt động 3:Các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- HS thảo luận nhóm bốn( 5 phút) quan sát hìn 2,3,4,5 cho biết hình nào thai nhi được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng,9 tháng. Mô tả đặc điểm thai nhi, em bé từng giai đoạn.
- GV và nhấn mạnh quá trình phát triển của bào thai:
- Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn chỉnh.
- Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể .
- Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng.
*Rút kinh nghiệm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 30/8/2017
Toán
Tiết 8: ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- HS củng cố phép nhân và phép chia hai phân số.
- HS thực hiện thành thạo các bước thực hiện phép tính, áp dụng làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- HS tính cẩn thận và chính xác khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phép nhân hai phân số, phép chia hai phân số
- GV viết lên bảng phép nhân và yêu cầu HS thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài của bạn và nêu cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét và giúp HS hiểu được: Muốn nhân hai phân số với nhau ta lấy tử số nhân tử số mẫu số nhân mẫu số.
- GV viết lên bảng phép chia và yêu cầu HS thực hiện tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài của bạn và nêu được: ( Muốn chia một phân số cho một phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).
2. Luyện tập
Bài 1 cột 1,cột 2( Cá nhân):
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở . 
- HS trình bày.
- HS,GV nhận xét.
* HS khá, giỏi làm bài 1 còn lại
Bài 2 a,b,c ( Nhóm đôi) 4 phút.
- GV nêu yêu cầu và gợi ý.
- Lớp thảo luận cách thực hiện bài tập, 2 nhóm thực hiện vào bảng phụ.
- HS trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV sửa bài, tuyên dương .
Bài 3( Cá nhân):
- 1 em đọc bài toán.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng. GV hướng dẫn.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày.
- HS,GV nhận xét.
*Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
Tập đọc
 Tiết 4: SẮC MÀU EM YÊU
I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu các từ ngữ mới trong bài: cao vợi, chín rộ, hoa hồng bạch, sờn bạc. Hiểu nội dung bài thơ: tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
- HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích. 
- HS tình yêu quê hương đất nước, yêu mọi cảnh vật xung quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn thơ đọc diễn cảm.
- HS: Đọc trước bài thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Luyện đọc:
- 1HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- Lớp đọc nối tiếp lần 1(8 em, mỗi em đọc 1 khổ thơ).
- Luyện đọc các từ: (Lá cờ, rực rỡ, bát ngát, tổ quốc, yên tĩnh, cao vợi, nắng trời...)
- Đọc nối tiếp lần 2.
- GV nêu từ ngữ, HS giải nghĩa từ.
- 1 em đọc phần chú giải. HS đọc nhóm đôi ( 2 phút) .HS tđọc nối tiếp đoạn
- GV nhận xét phần đọc của HS .
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm toàn bài trả lời câu 1,2. 
- HS thảo luận nhóm đôi (2 phút) câu 3.
- HS nêu nội dung bài. 
- 2 HS nhắc lại.
3. Đọc diễn cảm :
- GV treo bảng đoạn văn, hướng dẫn đọc và đọc mẫu .
- 1 HS đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm
- HS xung phong đọc diễn cảm .
- GV nhận xét tuyên dương .
- HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình yêu thích.
*HS khá, giỏi học thuộc cả bài thơ.
- GV nhận xét và ghi điểm , kết hợp giáo dục.
*Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU:
- HS biết mình là lớp 5 là HS lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- HS có ý thức học tập, rèn luyện trong cuộc sống.
- HS vui và tự hào khi là học sinh lớp 5, luôn cố gắng trong học tập và các hoạt động của nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp trường điạ phương tổ chức; hình thành kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, ra quyết định. 
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sưu tầm bài viết về các tấm gương HS lớp gương mẫu.
- HS: Ghi vào giấy hương phấn đấu của bản thân trong năm học. Câu chuyện các tấm gương HS lớp gương mẫu, tranh vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Kế hoạch phấn đấu của bản thân:
- GV nêu yêu cầu giao iệc.
- HS thảo luận nhóm( phút 5 ) theo tổ: Ghi kế hoạch và hướng phấn đấu của bản thân các thành viên trong tổ bảng phụ.
- Lần lượt các tổ cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét và tuyên dương những em hiểu bài và có kế hoạch phấn đấu tốt, nhắc nhở các em thực hiện đúng kế hoạch đã nêu ra.
* Kể chuyện các tấm gương.
- HS lần lượt kể về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu mà các em sưu tầm được trên sách, báo hay em biết
- GV kể tấm gương HS lớp 5 ngoan, học giỏi và kết luận kế hợp giáo dục HS “Các em cần học tập theo các tấm gương tốt để mau tiến bộ.”
2. Hoạt động 2: (Vẽ tranh)
- GV yêu cầu HS treo tranh đã vẽ về chủ đề Trường, lớp em lên bảng theo nhóm
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương các tổ xuất sắc 
- Kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5. Các em hãy cố gắng học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là lớp đàn anh, đàn chị trong trường để HS các lớp dưới noi theo.
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo?
*Rút kinh nghiệm:
...............................
 Kể chuyện
Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS chọn được một chuyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi,... về câu truyên mà các bạn kể.
 - HS có thói quen ham đọc sách, báo.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS và GV sưu tầm 1 số sách báo nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Bảng phụ ghi nhận xét kể chuyện.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Tìm hiểu đề .
- GV đính đề bài lên bảng, gọi HS đọc đề bài 
- GVgạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân.
+ HS nêu ý hiểu của mình về danh nhân và anh hùng.
( Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ. Anh hùng là người lập công trạng đặc biệt lớn lao đối với đất nước).
+ Gọi HS đọc phần gợi ý.
 - GV gợi ý: Trong chương trình tiếng việt lớp 2,3,4 các em đã được học rất nhiều truyện về các anh hùng, danh nhân như: Hai Bà Trưng, Chàng trai làng Phù Đổng... Chúng ta còn đọc nhiều truyện danh nhân khác nữa. Hày kể câu chuyện sẽ kể về anh hùng, danh nhân, về chiến công của họ mà em định kể ngày hôm nay. - GV nêu câu hỏi khai thác gợi ý. HS lần lượt trình bày. HS, GV nhận xét.
- GV đính bảng tiêu chí đánh giá lên bảng :
 * Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm.
 * Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu cử chỉ : 3 điểm.
 *Nêu đúng ý nghĩa câu truyên: 1 điểm.
 * Trả lời được câu hỏi của các bạn: 2 điểm
2.HS kể chuyện:
- HS kể theo nhóm 3( 7 phút): Kể cho bạn nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- Khuyến khích HS xung phong kể chuyện trước lớp.(4-6 em).
- Lớp theo dõi nhận xét và đánh giá theo tiêu chí mà GV đã đưa ra
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
* HS khá, giỏi kể câu chuyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên sinh động.
*Rút kinh nghiệm: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
- HS củng cố cấu tạo văn tả cảnh, biết phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn Rừng trưa và Chiều tối(BT1). 
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết trước,viết được 1 đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). 
- HS tinh thần học tập nghiêm túc, tình yêu thiên nhiên và quan sát tinh tế để có bài văn hay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Hoàn thành dàn ý tiết trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 1(Nhóm đôi) 4 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
 + Đọc kĩ bài văn.
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
 + Gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm và nhấn mạnh cách quan sát, dùng từ ngữ giàu hình ảnh như :
 * Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tác giả quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến
 * Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Tác giả quan sát tinh tế để thấy lá tràm đang bắt đầu ngả sang màu vàng úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời, lá tràm thơm ngát.
Bài 2( Cá nhân):
GV ghi đầu bài, hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
 HS đọc yêu cầu và giới thiệu cảnh mình định tả.
Lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ ( Một số em trình bày dàn ý trước lớp
 - Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng phụ và bài bạn trình bày.
 - GV bổ sung ý cho dàn ý của HS, ghi điểm cho những HS hoàn thành bài tập.
*Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 31/8/2017
Toán 
 Tiết 9: HỖN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- HS biết đọc, viết hỗn số, biết cấu tạo của hỗn số gồm có phần nguyên và phần phân số.
- HS rèn kĩ năng đọc– viết đúng hỗn số.
- HS chăm học, yêu thích và tìm hiểu về toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Bộ đồ dùng dạy học toán 5. Bảng phụ.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Tìm hiểu về hỗn số.
- GV đính lên bảng các tấm bìa như phần bài học cho HS quan sát và nêu vấn đề .
Hãy tìm cách viết số bánh mà cô đã cho bạn An. 
- HS trao đổi với nhau, sau đó một số em trình bày cách viết của mình trước lớp.
- GV nhận xét về các cách làm của HS .
- GV viết to hỗn số 2 lên bảng, chỉ rõ phần nguyên, phần phân số, sau đó yêu cầu HS đọc hỗn số.
- HS lần lượt đọc hỗn số vừa hình thành.
- GV viết hỗn số lên bảng gọi HS đọc, HS cho ví dụ .
- GV nêu : Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
2. Luyện tập.
Bài 1(cá nhân)
- GV treo 1 hình tròn và hình tròn được tô màu và nêu yêu cầu : Em hãy viết hỗn số chỉ phần hình tròn được tô màu.
- HS viết và đọc các hỗn số.
-HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2a (Nhóm đôi) 3 phút.
GV nêu yêu cầu và gợi ý.
Lớp thảo luận cách thực hiện bài tập, 2 nhóm thực hiện vào bảng phụ.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV sửa bài, tuyên dương .
* HS khá, giỏi làm bài 2b.
*Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. MỤC TIÊU:
- HS củng cố về từ đồng nghĩa.
- HS tìm được từ đồng nghĩa t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 2 lop 5_12203548.doc