Giáo án Tuần 4 - Lớp 3

Tiết 2+3 Tập đọc – kể chuyện

NGƯỜI MẸ

I. Mục đích- yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Biết đọc diễn cảm theo lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con, vì con người mẹ có thể làm tất cả.

KC : Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

* Các kĩ năng sống: - Ra quyết định, giải quyết vấn đề.

 - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.

 

docx 50 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chạy trong sân trường.
- Học sinh đi thường.
Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Tiết 1	Tập đọc
ÔNG NGOẠI
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Đọc dúng các kiểu câu các từ dễ lẫn ở phương ngữ.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ có trong bài.
-Đọc trôi chảy toàn bài và biết phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung bài: Ông hết lòng chăm lo cho con cháu. Cháu mãi mãi biết ơn ông.
II. Đồ dùng dạy học: 
-GV sgk.
- HS sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS lên ĐK lớpGọi 2 HS đọc bài " Người mẹ" 
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
-GV cho HS hoạt động nhóm 5.
+ Các nhóm hoạt động ( nhóm trưởng chỉ đạo các bạn)
+ đọc nối tiếp câu, tìm từ khó.
+ đọc đoạn, tìm câu dài 
+ đọc ngắt nghỉ đúng.
- GV cho hội đồng tự quản lên điều khiển lớp.
- GV Viết từ khó lên bảng : lang thang, lặng lẽ, gió nóng, loang lổ.
- GV cho HS chia đoạn.
- GV đọc các câu cần nhấn mạnh ngắt nghỉ cho HS.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài : Trời xanh ngắt trên cao, \ xanh như dòng sông trong,\ lặng lẽ \ giữa những ngọn cây hè phố.\\ 
 Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy\ là tiếng trống trường đầu tiên,\ âm vang mãi trong đời đi học sau này.\\
 Trước ngưỡng của của trường tiêu học,\ tôi đã may mắn có ông ngoại ,\ thầy giáo đầu tiên của tôi.\\
-GV gọi HS đọc bài cô vừa HD cách đọc.
- GV cho HS đọc theo từng nhóm.
- GV cho HS chia sẻ, nhận xét cách đọc.
- GV nhận xét.
- giải nghĩa từ : Loang lổ
+ Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp 
- Cho lớp đọc đồng thanh khổ 2,3.
c, Tìm hiểu bài:
H: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp.
H: Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học...
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
H: Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích nhất trong đoạn ông dẫn cháu đến
H: Vì sao bạn nhỏ lại gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên. Hãy chọn 1
d, Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 1.
- Gọi 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố- Dặn dò:
- H: Qua bài thơ ta thấy tình cảm của hai ông cháu như thế
 H: Ở nhà các em đã biết quan tâm
Về HTL bài thơ.
- Nhận xét giờ học.
-HS 
-Gọi 2 HS đọc bài " Người mẹ"
- HS nối tiếp nhau đọc bài
-HS làm nhiệm vụ nhóm theo nhóm 5.
-HS lên điều khiển lớp.
- tìm từ khó các từ : lang thang, lặng lẽ, gió nóng, loang lổ.
- Bài chia làm 4 đoạn
-HS lắng nghe và làm theo cô vào trong SGK.
-HS đọc bài các câu GV vừa HD trong bài.
- HS đứng đọc cách đọc các câu cô vừa HD từng đoạn.( đại diện nhóm đọc) N2+ N3+N5 đọc và chia sẻ nhận xét.
- Trời xanh ngắt trên cao, \ xanh như dòng sông trong,\ lặng lẽ \ giữa những ngọn cây hè phố.\\ 
 - Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy\ là tiếng trống trường đầu tiên,\ âm vang mãi trong đời đi học sau này.\\
 - Trước ngưỡng của của trường tiêu học,\ tôi đã may mắn có ông ngoại ,\ thầy giáo đầu tiên của tôi.\\
- HS giải nghĩa từ. loang lổ là có nhiều mảng màu đan xen, lộn xộn.
- Trời sắp vào thu, không khí mát dịu; trời xanh ngắt trên cao
- Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, 
- đọc thầm đoạn 3 
- Trả lời
- Chọn phương án ( phương án b)
- Theo dõi
- 3 HS thi đọc
- Ông quan tâm, chăm sóc hét lòng cho cháu. Cháu rất yêu quý và biết ơn ông
- HS trả lời
Tiết 2	Toán 
BẢNG NHÂN 6
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
 - Vận dụng trong giải bài toán bằng phép nhân.
 -Biết làm đúng các bài tập về bảng nhân 6.
II. Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bìa, mỗi tấm 6 hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài viết tên bài học.
 b, Hướng dẫn lập bảng nhân 6.
- Gắn một tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng
H: Có mấy chấm tròn?
H: 6 chấm tròn lấy một lần được mấy chấm tròn?
- 6 được lấy một lần ta viết:6 x 1 = 6 
- HD tương tự với 6 x 2; 
6 x 3
- Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đó để lập các phép tính còn lại của bảng nhân 6
- Cho HS học thuộc " Bảng nhân 6 "
c, Luyện tập thực hành.
 Bài 1: Tính nhẩm
- GV yêu cầu HS làm cá nhân bài1.
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau trong nhóm nêu kết quả.
Bài 2:
-GV yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán và làm vào vở. 
- GV đi quan sát các HS xem đã làm được chưa.( nếu chưa làm được đi giúp đỡ).
(Dự kiến sai HS dễ đặt tính sai nhầm vị trí con số trong phép tính nhân).
-GV chốt kết quả cho HS.
Bài 3: Đếm thêm 6 rồ viết số
-GV yêu cầu HS tự làm cá nhân thảo luận theo nhóm.
- GV cho HS đọc trước lớp kết quả. 
- GV cho HS đổi vở chéo nhau tự kiểm tra nhau.
-4.Củng cố- Dặn dò: 
- Gọi 2 HS đọc lại bảng
Về học thuộc bảng nhân 
- Nhận xét giờ học
- Quan sát
- 6 chấm tròn.
- Được 6 chấm tròn.
- Nhắc lại: 6 x 1 = 6 
- Lập bảng nhân 6: 
 6 x 1 = 6	 6 x 6 = 36
 6 x 2 = 12 6 x 7 = 42
 6 x 3 = 18 6 x 8 = 48
 6 x 4 = 24 6 x 9 = 54
 6 x 5 = 30 6 x 10 = 60
-HS làm cá nhân. 
-HS tự chia sẻ trong nhóm với nhau nêu kết quả.
- HS làm cá nhân.
- HS tự chia sẻ bài theo nhóm, nhóm trưởng giúp đỡ các bạn yếu.
- Mỗi thùng có 6 l dầu.
- Hỏi 5 thùng như thế có bao nhiêu l dầu?
 5 thùng có số lít dầu là:
 6 x 5 = 30 (lít)
 Đáp số: 30 lít dầu
- HS làm cá nhân.
- HS trình bày trước lớp, chia sẻ.
6
12
18
24
30
36
42
48
54
60
- HS đổi vợ kiểm tra chéo.
Tiết 3	+ 4	Tiếng Anh
(GV chuyên)
Tiết 5	Âm nhạc
(GV chuyên)
Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tiết 1	Toán
 LUYỆN TẬP 
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - HS được làm thêm để ghi nhớ bảng nhân 6.
 - Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức.
 - Biết làm toán dạng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : sgk
HS : SGK – vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV cho HS lên điều khiển lớp.
GV nhận xét, chốt.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài
b, thực hành làm bài tập. 
* Bài 1: Tính nhẩm.
a,
- Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài cá nhân bài tập 1.
- GV cho HS đọc trình bày trước lớp kết quả phần a.
-GV cho HS chia sẻ, nhận xét.
b) 
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- GV đi quan sát lớp xem còn em nào chưa thuộc bảng nhân giúp đỡ các em.
* Bài 2: Tính.
-GV yêu cầu HS làm vào vở cá nhân.
- GV cho 1 HS lên bảng làm bài
(Câu hỏi tương tác phép tính này các em làm từ phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau).
- Cho HS tự chia sẻ. 
- GV chốt.
* Bài 3: 
- GV yêu cầu HS làm cá nhân
- GV đi quan sát HS làm dạng toán giải có lời văn về bảng nhân 6.
-GV cho HS đổi vở tự kiểm tra chéo.
- GV chốt cho HS.
* Bài 4: Viết tiếp số chấm.
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm.
- HS nhận xét về đặc điểm của từng dãy số.
- Chia 2 nhóm yêu cầu HS thảo luận.
- GV chốt nhận xét.
3. Củng cố -Dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 6
-Về nhà ôn lại bảng nhân 6
- Nhận xét giờ học
- HS lên đk lớp.
- 2 - gọi 1 bạn 
lên bảng 6 x 3 = 18 ; 6 x 2 =12
 6 x 7 = 42 6 x 8 = 48
HS chia sẻ, nhận xét. 
HS làm cá nhân.
3 HS trình bày chia sẻ.
a, 6 x 5 = 30 6 x 10 = 60 
 6 x 7 = 42 6 x 8 = 48
 6 x 8 = 54 6 x 6 = 36
 6 x 2 = 12
 6 x 3 = 18 
 6 x 4 = 24
HS chia sẻ, nhận xét.
HS làm cá nhân.
HS làm cá nhân.
HS lên bảng làm, trình bày chia sẻ.
6 x 9+ 6 =54 + 6= 60 ; 
6 x 5 + 29 = 30 + 29 = 59
6 x 6 + 6 = 36 + 6 = 42
-HS làm cá nhân.
Mỗi HS mua 6 quyển vở. Hỏi 4 HS mua bao nhiêu quyển vở?
Bài giải:
Số vở 4 học sinh mua là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
Đáp số: 24 ( quyển vở)
- HS đổi vợ tự kiểm tra chéo.
- HS Thảo luận nhóm làm bài và báo cáo.
a) 12, 18, 24 ,30,36 ,42 ,48
b) 18, 21, 24 ,27,30 ,33 ,36
- Dãy a các số lien tiếp hơn kém nhau 6 đơn vị.
- Dãy b các số liên tiếp hơn kém nhau 3 đơn vị.
-Đọc thuộc lòng bảng nhân 6
Tiết 2	Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH: ÔN TẬP CÂU ‘AI LÀ GÌ’
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
 - Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2).
 - Đặt đựoc câu theo mẫu: Ai là gì? (BT3 a, b, c).
 - Học sinh khá giỏi: Học sinh ham thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1HS nêu miệng lời giải BT 2 
- Nhận xét, củng cố lại bài
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những
H: Em hiểu thế nào là ông bà?
H: Em hiểu thế nào là chú cháu?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 
- Gọi HS nêu các từ, GV viết bảng
- Nhận xét
- Gọi HS đọc lại các từ GV ghi trên bảng
Bài 2: Xếp các chữ thành ngữ, tục ngữ 
H: "Con hiền cháu thảo" nghĩa là gì?
H: Vậy ta xếp câu này vào cột nào.
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm và xếp các thành ngữ, tục ngữ
- Nhận xét, tuyên dương
* Bài 3: Dựa theo nội dung các bài
- HD HS làm miệng, GV ghi bảng
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Gọi 1 HS nêu lại tên bài
- Về ôn lại bài
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu 
- Đọc yêu cầu 
- Là chỉ ông và bà
- Là chỉ chú và cháu.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài
ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, cha chú, cô chú, cậu mợ , ...
- Học sinh đọc ( CN - ĐT)
- Đọc yêu cầu 
- Con cháu ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Vào cột 2 " Con cháu đối với ông bà cha mẹ".
- Các nhóm thảo luận làm bài và báo cáo.
- HS đọc lại các câu đã đặt.
Bài soạn: Chính tả Nghe – viết: ÔNG NGOẠI 
Ngày soạn : 26\08\2017
Ngày giảng : 29\08\2017
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS viết đúng và phân biệt được từ khó có trong đoạn viết.
 -Tìm được các tiếng có vần oa và vần oay, làm đúng bài phân biệt d/ r / gi.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV sgk, bảng phụ.
HS vở viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng viết : thửa ruộng, mưa rào, ngẩn ngơ
- GV cho HS chia sẻ, nhận xét.
- GV nhận xét cho HS.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài mới hôm nay viết chính tả nghe- viết bài “Ông ngoại”
b, Hướng dẫn nghe viết
- GV viết tên bài lên bảng.
- GV đọc bài chính tả lần 1.
- Gọi 1 bạn đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi đọc thầm.
* trao đổi về nội dung đoạn.
- GV hỏi khi đến trường ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn.
-Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em yêu thích?
- GV hỏi HS đoạn văn gồm mấy câu?
- Gồm những chữ nào trong bài cần viết hoa ?
- GV cho HS viết từ khó dễ viết sai vào vở nháp.
- Gọi 1 bạn lên bảng viết từ khó dễ viết sai : chậm rãi, trong trẻo, loang lổ.
- GV sửa lỗi sai cho HS nếu viết còn sai ở dưới lớp hoặc trên bảng.
- GV cho HS nhận xét bạn viết từ khó trên bảng.
- GV nhận xét.
- GV đọc bài chính tả.
- GV quan sát uốn nắn, nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế.
-( Lần 1) GV đọc bài cho HS soát lỗi lần 1 HS tự chỉ tay soát lỗi gạch chân lỗi sai bằng bút chì, tổng hợp lỗi sai viết lỗi sai ra lề vở.
-(Lần 2) GV đọc soát lỗi, HS tự đổi vở kiểm tra chéo.
-( Lần 3) GV cho HS tự mở SGK đọc soát lỗi.
- GV thu 3 bài đánh giá, nhận xét
 c, Hướng dẫn làm bài tập:
 * Bài 2: Tìm 3 tiếng có vần oay
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
 - Gọi HS nêu các từ vừa tìm được.
 - GV nhận xét.
 * Bài 3: Tìm các từ
- Lần lượt đọc từng phần, yêu cầu HS suy nghĩ, viết các từ tìm được. 
- Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- H: Bài chính tả hôm nay học những nội dung gì?
- Về tập viết những từ dễ lẫn.
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp lắng nghe GV đọc và viết ra nháp :
thửa ruộng, mưa rào, ngẩn ngơ
HS chia sẻ, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi đọc thầm, 1 HS đọc lại đoạn văn.
-Ông dẫn cậu lang thang khắp các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường.
- 3 HS trả lời : + Hình ảnh ông dắt cậu bé đi vào các lớp.
+ Hình ảnh ông nhấc bổng cậu trên tay cho cậu gõ vào chiếc trống trường.
+ Hình ảnh cậu bé nhớ mãi tiếng trống trường đầu tiên.
- 4 câu.
- Gồm các chữ đầu câu, đầu đoạn văn : từ Ông, Trong, Tiếng.
- HS viết lên bảng, dưới lớp viết ra nháp : chậm rãi, trong trẻo, loang lổ.
HS nhận xét bài cho bạn.
- HS viết bài vào vở
- (Lần 1)HS tự chỉ tay soát lỗi gạch chân lỗi sai bằng bút chì, tổng hợp lỗi sai viết lỗi sai ra lề vở.
-(Lần 2) HS tự đổi vở kiểm tra chéo.
- HS tự mở SGK đọc soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Nối tiếp nhau nêu:
 +xoay, hoáy, khoáy, ngoáy...
- 1 em nêu yêu cầu.
- Viết bảng con: giúp, dữ, ra
- HS nêu.
Tiết 4 Tập viết
 	ÔN CHỮ HOA C
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Cửu Long bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu tục ngữ : 	Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Chữ mẫu 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
HS viết bảng con: B, Bố Hạ
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1-2'
b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'
* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: C
- HS nhận xét độ cao, cấu tạo.
- GV hướng dẫn viết con chữ C - viết mẫu C - HS viết bảng con C
 - GV đưa tiếp chữ N, L
 - Nêu cấu tạo độ cao chữ N và L
 - GV hướng dẫn viết từng con chữ - HS luyện viết bảng con N, L
* Luyện viết từ ứng dụng:- HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa: Cửu Long là con sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ 
 - GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Cửu Long 
* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Công ơn của cha mẹ rất lớn lao	 
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong câu 
 - Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?
 - GV hướng dẫn viết chữ khó Công, Nghĩa
 - HS viết bảng con: Công, Nghĩa
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'
- Nêu yêu cầu vở tập viết- Quan sát vở mẫu
- HD tư thế ngồi viết - HS viết bài
d. Chấm, chữa: 5' (chấm 10 em)
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Nhận xét giờ học. 
Tiết 5	Thủ công
GẤP CON ẾCH
I/Mục tiêu :
 - Biết cách gấp con ếch
- Gấp được con ếch bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. 
II/Đồ dùng dạy học:
-Mẫu con ếch, giấy màu.
III/Hoạt động dạy học:
1.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho hs quan sát, nhận xét.
- Gv đưa con ếch mẫu.
- Con ếch gấp bằng gì?
- Có mấy bộ phận?
- Phần đầu có những gì?
- Hình dáng như thế nào?
- Phần thân thế nào?
- Con ếch có lợi gì?
- Gọi 1 em lên mở dần con ếch ra
- Hướng dẫn cách làm
- Gv làm mẫu, vừa làm, vừa hướng dẫn. Hs làm theo.
- Hs tự gấp giấy nháp.
- Hs quan sát.
- Giấy.
- Đầu, thân, chân, hai mắt.
- Đầu, hai mắt.
- Nhọn dần về phía trước?
- Phình rộng dần phía sau.
- Hs mở. Lớp quan sát.
- Hs quan sát quy trình.
- Hs làm
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tiết 1	Toán
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
 - Vận dụng vào giải toán có một phép nhân.
 - Bài tập cần làm: Bài 1. Bài 2 (a). Bài 3.	
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS lên đk lớp.
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài...
b, Hướng dẫn HS thực hiện phép tính nhân: 12 × 3 = ?
H: Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
H: Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
H: Ta có thể tìm kết quả phép tính 
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính. 
H: Khi thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta ...
C, Thực hành làm bài tập:
* Bài 1: Tính
- GV cho HS làm cá nhân đọc kỹ yêu cầu bài toán làm vào vở.
- GV cho HS chữa bài theo nhóm ( nhóm trưởng giúp đỡ các bạn).
- GV đi quan sát xem các nhóm hoạt động.
- GV chốt kết quả cho các nhóm.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu HS làm cá nhân
- Yêu cầu HS làm vào vở
 32 x 3 11 x 6 42 x 2 13 x 3
GV cho HS chữa trước lớp
GV cho HS tự chia sẻ.
GV chốt.
Bài 3:- Gọi HS đọc bài toán
- GV cho HS làm nhóm đôi.
- GV quan sát lớp làm bài tập giúp đỡ các em chưa biết làm.
*Câu hỏi tương tác cho em học trung bình: bài toán cho biết gì? Yêu cầu ta làm gì? Vậy ta làm phép tính gì để tìm được số bút trong 4 hộp?
- GV gọi 1 HS lên bảng giải nhằm giúp các bạn học yếu hơn dễ hiểu bài.
- GV chốt, nhận xét.
3. Củng cố Dặn dò:
- Gọi 1 - 2 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân 
- Về nhà làm bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS lên đk lớp.
- Gọi 1 bạn lên làm bài tập.
- 2 chữ số
- 1 chữ số
- Ta tính 12 + 12 + 12 = 36
- Nhắc lại cách tính
- Ta đặt tính rồi thực hiện nhân từ phải sang trái
- Đọc yêu cầu 
- HS nhẩm và nêu miệng:
- Đọc yêu cầu bài toán và làm cá nhân. 
HS chữa bài theo nhóm.
Các nhóm tự chia sẻ cách đặt tính và nhân phép tính 2 chữ số với 1 chữ số cho các bạn cùng nhóm.
- HS làm cá nhân.
- HS chia sẻ trước lớp về bài làm.
32 x 3 = 96 11 x 6 = 66 42 x 2 = 84 13 x 3 = 39
- HS làm nhóm đôi.
- Một hộp bút có 12 cái bút 
- Hỏi 4 hộp có bao nhiêu cái bút?
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
4 hộp như thế có số bút chì là:
 12 x 4 = 48 ( bút )
 Đáp số: 48 bút chì 
- HS tự chia sẻ, nhận xét bài làm. 
Tiết 2	Tập làm văn
Nghe – kể: DẠI GÌ MÀ ĐỔI? - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục đích- yêu cầu: 
 - Nghe kể câu chuyên "Dại gì mà đổi" (BT1).
 - Nội dung giảm tải CV5842 Bỏ (BT2)
 + Học sinh khá giỏi: ham thích môn học.
* Các kĩ năng sống: - Giao tiếp; Tìm kiếm, xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS kể về gia đình mình với người bạn mới quen
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
* Bài tập 1:
- GV kể câu chuyện 2 lần.
H: Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
H: Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
H: Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS luyện kể theo nhóm đôi.
- Gọi 3 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
H: Truyện buồn cười ở điểm nào?
4. Củng cố - Dặn dò: Tiết TLV hôm nay học 
Về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS kể, 1 số em nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Theo dõi.
- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
- Cậu bé nói: Mẹ sẽ chẳng đổi được 
- Vì cậu bé nghĩ: Chẳng ai muốn đổi 
- 1 học sinh kể chuyện.
- Luyện kể chuyện theo nhóm.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Truyện buồn cười vì cậu bé mới 4 tuổi đã biết rằng không ai muốn đổi một 
- HS nêu
Tiết 3	Tin học
(GV chuyên)
Tiết 4	Thể dục
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT – TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Chơi trò chơi "Thi xếp hàng". 
-Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác, biết cách chơi và biết tham gia chơi. 
- Giáo dục học sinh yêu thích thể dục thể thao. 
II. Địa điểm - phương tiện: Sân tập, còi, kẻ sân chơi
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Cho HS giậm chân tại chỗ, hát theo nhịp.
- YC HS chạy chậm một vòng quanh sân.
- Cho HS ôn đội hình đội ngũ. 
2. Phần cơ bản:
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- GV điều khiển HS ôn lần 1 sau đó lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập
-Yêu cầu HS tập luyện theo nhóm.
* Trò chơi "Thi xếp hàng nhanh".
- GV nêu trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS học thuộc vần điệu của trò chơi.
 - Cho học sinh chơi thử. 
- Sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 
- Cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- Cho HS đi thường theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
- Nhận xét giờ học.
- Chạy chậm trên sân.
- HS ôn.
- Học sinh luyện tập theo nhóm.
- Nghe giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi.
- Học sinh chơi thử.
- Học sinh chơi chính thức.
- Chạy trong sân trường.
- Học sinh đi thường.
Buổi chiều
Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tiết 1	Tiếng Việt (ôn) 
 Rèn đọc: NGƯỜI MẸ 
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Biết đọc diễn cảm theo lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con, vì con người mẹ có thể làm tất cả.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
 a) Giới thiệu :
 Luyện đọc
- GV cho HS đọc nối tiếp câu
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn.
- Lắng nghe, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp luyện đọc.
- Bài chia làm mấy 4 đoạn.
- Câu dài ngắt sau chữ cụ, gió. Câu thoại: đọc nhấn giọng: nhanh hơn gió, chẳng bao giờ trở lại.
à GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, luyện đọc mẫu dãy.
 +Hướng dẫn đọc đoạn 1: giọng hồi hộp, dồn dập , thể hiện tâm trạng hoảng hốt . 
- GV cho HS lên đk lớp cho lớp đọc.
-GV cho HS tự đọc và các bạn kiểm tra nhau. 
- GV đi quan sát HS đọc.
- Gọi HS đọc bài , GV kết hợp hỏi để giải nghĩa từ trong từng đoạn 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
-Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm đôi - GV nhắc nhở
- Gọi một nhóm đọc bài trước lớp, 
* Đoạn 2: Đọc đúng:
 +Câu 1: lối nào (l,n)
 +Câu 3: đỏ tươi (ươi), nhấn giọng ủ ấm, ôm ghì.
 +Câu 6: chồi (ch), nảy (n), lộc (l), nở (n)
à GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu , luyện đọc (dãy).
 +Giải nghĩa từ: ôm ghì là ôm thật chặt.
 +Hướng dẫn đọc đoạn 2: giọng chậm rãi, rõ ràng từng câu .Giọng tha thiết thể hiện sự sẵn sàng hy sinh của mẹ. Nhấn giọng: làng, tuyết bám đầy, ủ ấm, ôm ghì, đảm...àGV đọc mẫu , luyện đọc (6 em).
* Đoạn 3:
Đọc đúng: + Câu 4,5 (câu thoại): giọng chậm, dứt khoát.
	 + Câu 6: lã chã (l) , nối (n), lệ (l), đọc ngắt sau dấu phẩy.
	 + Câu 7: lạnh lẽo (l)
 GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu , luyện đọc (dãy).
	 +Giải nghĩa từ: lã chã/SGK
	 +Hướng dẫn đọc đoạn 3: nhấn giọng: nhất định, hãy khóc đi . àGV đọc mẫu , luyện đọc đoạn (4 em) 
* Đoạn 4:
 +Hướng dẫn đọc đoạn 4: giọng thần chết ngạc nhiên, giọng mẹ điềm đạm, dứt khoát. 
-GV cho HS đọc đoạn đã HD.
- GV cho HS chia sẻ.
c, Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 4 Lop 3_12208325.docx