Giáo án Tuần 4 - Lớp Bốn

TOÁN

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

1. Mục tiêu:

Giúp học sinh ôn tập về:

1.1. KT: Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

1.2. KN: Thực hành so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên nhanh hơn.

- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.

1.3 TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ.

2.Nhiệm vụ

2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được cách so sánh và sắp xếp số tự nhiên.

2.2. Nhóm: Tìm cách so sánh và sắp xếp số tự nhiên.

3.Tổ chức dạy học trên lớp

Hoạt động 1:So sánh số tự nhiên

+ Mục tiêu: Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên

 

docx 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 -GV: Tại sao lại điền số 0 ?
 -GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
 Bài 4 
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.
 -GV chữa bài và đánh giá nhận xét HS.
 Bài 5: ( HS khá giỏi)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
Nhóm thảo luận tìm ra đáp án đúng. Đại diện nhóm BC kết quả.
KL:có 3 đáp án thỏa mãn yêu cầu của đề bài
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, cách đổi đợn vị đo khối lượng.
Thứ ngày tháng 9 năm 2017
TOÁN
YẾN, TẠ, TẤN
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh về:
1.1. KT: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam.
1.2. KN: - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam.
 - Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác.
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được cấc đơn vị đo tấn, tạ, yến . Mối quan hệ của các đơn vị đo này.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, cách đổi đợn vị đo khối lượng.
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1:Giới thiệu tấn, tạ, yến.
+ Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam.
+ Cách tiến hành:
Gv: Để đo vật nặng đến hàng chục kilôgam người ta dùng đơn vị đo là yến.
10 kg = 1 yến
1 yến = 10 kg
* Để đo các vật nặng hàng chục yến người ta dùng đơn vị đo là tạ .
- Hs nhắc lại
10 yến = 10 tạ
1 tạ = 10 yến
- Biết 10 yến = 1tạ mà 
1 yến = 10 kg, vậy 1 tạ = .. kg ?
- Bao nhiêu kilôgam thì được 1 tạ ? 
* Để đo các vật nặng hàng chục tạ, người ta dùng các đơn vị đo là tấn.
10 tạ = 1 tấn
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg
- Hs nhắc lại
Hoạt động 2: Thực hành: 
+ Mục tiêu:
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam.
 - Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
+Cách tiến hành:
Bài 1
GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài (cột 2 làm 5 ý)
-GV sửa chữa, nhận xét .
Bài 3:
-GV viết lên bảng : 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.
-GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
-GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo .
Bài 4(K-G)
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài trước lớp.
?Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối của chuyến sau?
?Vậy trước khi làm bài, chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài .
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
+Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn ?
+1 tạ bằng bao nhiêu yến ?
+1 tấn bằng bao nhiêu tạ ?
-GV tổng kết tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
Tìm hiểu về bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng
Thứ ngày tháng năm 201
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh về:
1.1. KT: Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam; hec-tô-gam và gam.
1.2. KN: - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 3 bài toán cô yêu cầu để nắm được 2 đơn vị đo khối lượng Đề ca gam, hec to gam, bảng đon vị đo khối lượng.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu về bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng.
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1:Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam.
+ Mục tiêu: Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam; hec-tô-gam và gam.
+ Cách tiến hành:
- Để đo vật nặng hàng chục gam dùng đơn vị đo đề - ca gam (dag).
1 dag = 10 g; 10 g = 1 dag
- Để đo vật nặng hàng trăm gam ta dùng đơn vị đo là hec - tô -gam (hg).
1 hg = 100 g = 10 dag
Hs ghi nhớ và nhắc lại.
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng. (Hoạt động nhóm )
+ Mục tiêu: Lập được bảng đơn vị đo khối lượng
+ Cách tiến hành:
- YCHS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó.
- Lập bảng đơn vị đo khối lượng.
HS trả lời. - Nhận xét chốt kết quả 
Hoạt động 3: Thực hành: 
+ Mục tiêu: - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV viết lên bảng 7 kg = .... g và yêu cầu HS cả lớp thực hiện đổi .
- GV cho HS đổi đúng , nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét.
-GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách đổi :
+Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo.
+Ta cần đổi 6 kg ra g , tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé .
+Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên 1 đơn vị đo liền sau nó , thêm cho đến khi gặp đơn vị cần phải đổi thì dừng lại .
-GV cho HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài, nhận xét .
 Bài 2:
 -GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
 Bài 3:
 -GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh .
-GV chữa bài .
Bài 4:
-GV gọi HS đọc đề bài .
-Cho HS làm bài .
 -GV nhận xét
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
 - GV tổng kết giờ học .
 - Dăn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tiết sau.
- Tìm hiểu về hai đơn vị đo thời gian Giậy và thế kỷ , cách đổi đơn vị đo thời gian 
Thứ ngày tháng năm 201
TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh về:
1.1. KT: - Biết đơn vị giây, thế kỉ
 - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
1.2. KN: - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
1.3 TĐ: Giáo dục học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác.Yêu quý thời gian
2.Nhiệm vụ
2.1.Cá nhân: Mỗi Hs làm ít nhất 2 bài toán cô yêu cầu để nắm được hai đơn vị đo thời gian Giậy và thế kỷ , cách đổi đơn vị đo thời gian .
2.2. Nhóm: Tìm hiểu về hai đơn vị đo thời gian Giậy và thế kỷ , cách đổi đơn vị đo thời gian 
3.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động 1:Giới thiệu đơn vị giây, thế kỉ
+ Mục tiêu: Biết đơn vị giây, thế kỉ, mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
+ Cách tiến hành:
- Gv cho hs quan sát đồng hồ thật:
 Tìm hiểu về giây
→ 1 phút = 60 giây
- Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo là thế kỉ.
→1 thế kỉ = 100 năm
Hướng dẫn HS cách tìm thế kỷ 
- Hs nêu lại cách tìm thế kỷ
Hoạt động 2: Thực hành 
+ Mục tiêu: Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài. ( không làm 7p =...giây, 9 thế kỉ = ....năm, 1/5 thế kỉ = ....năm)
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và làm bài
Bài 3:
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ hai điểm thời gian cho nhau.
-GV yêu cầu HS làm tiếp phần b.
-GV chữa bài
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS phần sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm.
5.Định hướng học tập tiếp theo
Bài tập : Điền số thích hợp vào chỗ chấm
7 thế kỉ =...năm 1/5 thế kỉ =...năm
20 thế kỉ=....năm 1/4 thế kỉ = ....năm
5 ngày = ....giờ 1/3 ngày = .....giờ
512 phút =.....giờ..... phút 1 giờ 12 giây= ......giây 
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức 
 -Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 1.2.Kỹ năng:
-Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.
 1.3.Thái độ: -Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu những loại thức ăn đảm bảo sức khỏe của con người
2.2. Nhóm: Tìm hiểu tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ? Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. 
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
 * Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
+Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 +Cách tiến hành:
Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm 4 HS.
 -Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 +Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?
 +Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào ?
 +Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
 -Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17 / SGK.
 -GV chuyển hoạt động: Để có sức khỏe tốt chúng ta cần có những bữa ăn cân đối, hợp lý. Để biết bữa ăn như thế nào là cân đối các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
 * Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. 
+Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
+Cách tiến hành:
 Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 HS, phát giấy cho HS.
 -Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
 -Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày.
 -Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
 -Yêu cầu HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ?
 * GV kết luận: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Đi chợ”
 +Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
+Cách tiến hành:
 -Giới thiệu trò chơi: Các em hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ. Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này.
 -Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
 -Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm. 
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
 -Yêu cầu HS chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất.
 -Tuyên dương.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia sôi nổi các hoạt động, nhắc nhở những HS, nhóm HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 -Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
	 ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức 
 -Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 -Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
1.2.Kỹ năng:
 -Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá.
 1.3.Thái độ: - Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu các món ăn chứa nhiều chất đạm.
2.2. Nhóm: Tìm hiểu tại sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
 * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”.
+Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
+Cách tiến hành:
 -GV tiến hành trò chơi theo các bước:
 -Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
 -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
 -GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
 -Tuyên dương đội thắng cuộc.
 -GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng. Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
 * Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
+Mục tiêu:
 -Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật và vừa cung cấp đạm thực vật.
 -Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
+Cách tiến hành:
 Bước 1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc.
 Bước 2: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 +Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ?
 +Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
 +Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?
 -Sau 5 đến 7 phút GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
 -GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. Chúng ta nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. 
+Mục tiêu: Lập được danh sách những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
+ Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng.
 -Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị giới thiệu một món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau: Tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó ?
 -Gọi HS trình bày.
 -GV nhận xét, tuyên dương HS.
4. Kiểm tra đánh giá
GV. nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em cần cố gắng hơn trong tiết học sau.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt trên báo hoặc tạp chí.
Địa lý
TRUNG DU BẮC BỘ
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức 
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ. Vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
1.2.Kỹ năng:-Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
-Học sinh khá giỏi nêu được quy trình chế biến chè.
1.3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng.
 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
 Cá nhân: Tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
*Hoạt động 1:Vùng đồi với đỉnh tròn , sườn thoải
+ Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ. Vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp
+ Cách tiến hành:
- Nội dung thảo luận :
+Vùng trung du là vùng núi vùng đồi , hay đồng bằng ? 
+Nhận xét về đỉnh , sườn và cách sắp các đồi của vùng trung du ? +Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ? 
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao , đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với đỉnh và sườn đồi của vùng trung du.
*Hoạt động 2:Chè và cây ăn quả ở trung du
+ Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.
+ Cách tiến hành:
- Em hãy chỉ trên bản đồ Việt Nam các tỉnh có vùng trung du các tỉnh : Thái Nguyên , Phú Thọ , Vĩnh Phúc , Bắc Giang
- Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp 
H : Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên , theo em vùng du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào ? 
GV nói : Với những đặc điểm riêng , vùng trung du rất thích hợp cho việc trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp
* Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
+ Mục tiêu: Nắm được Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du .Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
+ Cách tiến hành:
Đất trống đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả .
-Hãy nói tên tỉnh , loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí 2 tỉnh trên bản đồ Địa lí Việt Nam . 
- Chè trồng ở Thái Nguyên là cây công nghiệp , vải thiều trồng ở Bắc Giang là cây ăn quả .
- Mỗi loại cây trồng đó thuộc loại cây ăn quả hay cây công nghiệp ?
- Hiện nay ở các vùng núi và trung du đang có hiện tượng gì xảy ra ? 
+ Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống đồi trọc.
- Theo em hiện tượng đất trống đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào ?
- Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? 
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Dựa vào bảng số liệu em nhận xét về diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây 
Củng cố bài học.
Nhận xét giờ học.
- Học bài, xem trước bài sau.
LỊCH SỬ
NƯỚC ÂU LẠC
1 - MỤC TIÊU 
1.1.Kiến thức 
+ Học sinh biết :
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
1.2.Kĩ năng:
- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc .
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
1.3. Thái độ:Yêu thích lịch sử Việt Nam
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân: Tìm hiểu cuộc sống của người Lạc Việt
2.2. Nhóm: Tìm hiểu Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu: Biết được Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
+ Mục tiêu: Nắm được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc, Truyền thuyết An Dương Vương
+ Cách tiến hành:
+ So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ?
+ Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì ?
- GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương.
- GV mô tả về tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
+ Mục tiêu: - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc .
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau :
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
- HS trả lời và nêu ý kiến của riêng mình.
- GV nhấn mạnh : Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà và cũng bởi vì sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
4. Kiểm tra đánh giá
GV thu vở một số Hs để chấm nhận xét và đánh giá, khen HS
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Em học được gì qua thất bại của An Dương Vương?
Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập 
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ .
1.2.Kỹ năng: 
- Kĩ năng tự lập kế hoạch vượt khó trong học tập,
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
 1.3.Thái độ:
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1.Cá nhân: - Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
2.2.Nhóm: - Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
3.Tổ chức hoạt động học tập trên lớp:
HĐ1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7) KNS
+ Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập và hiểu được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ
+ Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
 + Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK .
 - GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 - GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học , chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách k

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an theo Tuan Lop 4 Giao an Tuan 4 Lop 4_12295635.docx