Giáo án Vật lí 12 - Bài 20: Mạch dao động

Bài 20

MẠCH DAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ

- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC.

- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC

- Nêu được định nghĩa dao động điện từ

- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 12 - Bài 20: Mạch dao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT):36
Ngày soạn: / . / 2017
Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Bài 20
MẠCH DAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU	
 Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ
- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC.
- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC
- Nêu được định nghĩa dao động điện từ
- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC 
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng công thức , vào giải một số bài tập cụ thể
3. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn
4. Định hướng hình thành năng lực 
- Tự giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và hợp tác thực hiện nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học.
Máy chiếu, 
- Học liệu.Các câu hỏi tình huống trong bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại kiến thức liên quan đến bài học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động: Các eelectron hoạt động trong mạch dao động của anten sẽ làm cho anten phát ra sóng điện từ. Đó là một trong nguyên tắc cơ bản của việc liên lạc vô tuyến vậy mạch dao động là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha. 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Trên hình là mạch dao động em hãy tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của mạch dao động?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Hs Dựa vào SGK tư liệu thảo luận nhóm về cấu tạo nguyên tắc hoạt động của mạch dao động.
GV theo dõi, phát hiện, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn
3
Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm khác.
GV xác nhận các ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
I. Mạch dao động
1. Gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm thành mạch kín.
- Nếu r rất nhỏ (» 0): mạch dao động lí tưởng.
2. Muốn mạch hoạt động ® tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
3. Người ta sử dụng hiệu điện thế xoay chiều được tạo ra giữa hai bản của tụ điện bằng cách nối hai bản này với mạch ngoài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dao động điện từ tự do trong mạch dao động
GV- Vì tụ điện phóng điện qua lại trong mạch nhiều lần tạo ra dòng điện xoay chiều ® có nhận xét gì về sự tích điện trên một bản tụ điện? 
HS - Trên cùng một bản có sự tích điện sẽ thay đổi theo thời gian. 
GV - Trình bày kết quả nghiên cứu sự biến thiên điện tích của một bản tụ nhất định.
- HS ghi nhận kết quả nghiên cứu.
GV - Trong đó w (rad/s) là tần số góc của dao động.
GV - Phương trình về dòng điện trong mạch sẽ có dạng như thế nào?
HS : Cá nhân trả lời
GV - Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện ® phương trình q và i như thế nào?
HS :Cá nhân trả lời
GV - Từ phương trình của q và i ® có nhận xét gì về sự biến thiên của q và i.
- HS thảo luận và nêu các nhận xét.
GV - Cường độ điện trường E trong tụ điện tỉ lệ như thế nào với q?
HS : Cá nhân nêu nhận xét
GV - Cảm ứng từ B tỉ lệ như thế nào với i?
HS: Cá nhân trả lời
GV - Có nhận xét gì về và trong mạch dao động
HS: Cá nhân trả lời
GV - Chu kì và tần số của dao động điện từ tự do trong mạch dao động gọi là chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động?
GV ® Chúng được xác định như thế nào?
HS: Cá nhân trả lời
GV: Khi tụ tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ năng lượng. Năng lượng này gọi là gì?
HS: Cá nhân trả lời
G V?/ Khi có dòng điện qua cuộn cảm trong cuộn cảm có năng lượng không?
HS: Cá nhân trả lời
GV ?/ Năng lượng này gọi là gì?
HS: Cá nhân trả lời
GV ?/ Vậy với mạch dao động vừa có cuộn cảm vừa có tụ điện thì trong mạch có những loại năng lượng nào?
HS: Cá nhân trả lời
II. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động
1. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng
- Sự biến thiên điện tích trên một bản:
q = q0cos(wt + j)
với 	
- Phương trình về dòng điện trong mạch:
với 	I0 = q0w
- Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện
q = q0coswt
và 	
Vậy, điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hoà theo thời gian; i lệch pha p/2 so với q.
2. Định nghĩa dao động điện từ
- Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện (hoặc cường độ điện trường và cảm ứng từ ) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
3. Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động
- Chu kì dao động riêng
- Tần số dao động riêng
III. Năng lượng điện từ
- Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch gọi là năng lượng điện từ
- Mạch dao động lý tưởng năng lượng điện từ được bảo toàn
4. Củng cố, vận dụng
- Hệ thống lại kiến thức cần nhớ
	- Yêu cầu HS vận dụng làm bài tập 8 ( 107 SGK )
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong SGK và SBT chuẩn bị cho giờ bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an phat trien nang luc bai 20 mon vat li_12247931.doc