Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng:

- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. GV:

- Cho mỗi nhóm 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn để tạo ra lỗ nhỏ, 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ.

2. HS: - Nội dung SGK.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:(1 phút). Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

GV: Gọi 02 học sinh:

Câu 1: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguỵệt thực?

Câu 2: Để kiểm tra xem ánh sáng có thể truyền theo đường thẳng thì ta làm như thế nào? Hãy giải thích.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1074Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2017
Ngày dạy: 28/9/2017
Lớp: 7A
Tiết CT: 4 	Bài 4: 	ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng: 
- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
3. Thái độ: 
- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1. GV: 
- Cho mỗi nhóm 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn để tạo ra lỗ nhỏ, 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ.
2. HS: - Nội dung SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:(1 phút). Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
GV: Gọi 02 học sinh:
Câu 1: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguỵệt thực? 
Câu 2: Để kiểm tra xem ánh sáng có thể truyền theo đường thẳng thì ta làm như thế nào? Hãy giải thích.
3. Tiến trình dạy học:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:(2 phút)
- GV làm thí nghiệm như phần mở đầu bài SGK và đặt vấn đề phải đặt đèn pin như thế nào để thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng điểm A trên màn.Trước những ý kiến của hs GV tổng kết lại: Muốn thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu đúng điểm A trên màn ta cần biết mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn pin chiếu ra và tia hắt lại trên gương, đó chính là nội dung bài học hôm nay.
- HS suy đoán và phát biểu suy nghĩ của mình
Hoạt đông 2: Nhận biết gương phẳng:(3 phút)
- Em hãy cầm gương soi và nói xem em đã thấy gì trong gương?
- Thông báo hình ảnh của em và hình ảnh của các vật mà em quan sát được trong gương gọi là ảnh tạo bởi gương.
- Em hãy nhận xét mặt gương có đặc điểm gì? 
- Cho hs đọc C1 tiến hành thảo luận và trả lời?
- Đó là hình ảnh của em và một số hình ảnh của các vật xung quanh em.
- HS chú ý lắng nghe.
- Gương soi mặt gương phẳng, nhẵn, bóng. 
- C1: Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng, mặt bàn gỗ phẳng bóng.
I. Gương phẳng: 
C1: Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng, mặt bàn gỗ phẳng bóng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng:(5 phút)
- Để nghiên cứu xem tia sáng chiếu đến mặt gương hắt lại có theo 1 quy luật nào không? => Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm 4.2.
- Cho các nhóm quan sát hình 4.2 và đọc hướng dẫn thí nghiệm SGK, đại diện nhóm lên nhận dụng cụ TN?
- Cho các nhóm lắp dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm?
- Cho các nhóm thảo luận khi chiếu 1 tia sáng lên mặt một gương phẳng thì sau khi gặp mặt gương ánh sáng hắt lại theo nhiều hướng khác nhau hay theo 1 hướng xác định?
- Thông báo: Hiện tượng PXAS.
- Quan sát và đọc nội dung hướng dẫn trong SGK, nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Lắp ráp và tiến hành làm thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm: Theo một hướng xác định.
II. Định luật phản xạ ánh sáng: 
1.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào:
C2 : Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tờ giấy (Chứa tia tới và pháp tuyến )
* kết luận : Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới 
Hoạt đông 4: Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng:(4’)
- GV: Nêu mục đích TN
+ Xác định tia phản xạ nằm trong MP nào?
+ Phương của tia phản xạ có quan hệ như thế nào so với phương của tia tới?
- Cho các nhóm đọc thông tin ở mục 1, quan sát hình 4.2 để nhận biết:
+ Thế nào là đường pháp tuyến?
+ Tia tới SI, đường pháp tuyến IN (và tìm tia phản xạ IR) nằm trong mp nào? 
+ Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
- Liệu tia IR chỉ nằm trong mặt phẳng đó không? Làm cách nào để kiểm tra? 
- Cho hs tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra? khẳng định được tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào => trên cơ sở kết quả thí nghiệm y/c hs hoàn thành kết luận.
- GV: Dùng hình vẽ 4.3 để thông báo cho hs:
+ Phương của tia tới được xác định bởi góc nhọn SIN=i gọi là góc tới.
+ Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn NIR= i’gọi là góc phản xạ. 
- Cho hs tìm mối liên hệ giữa góc tới và góc phản xạ?
- Cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm với góc tới 600, 450, 300 xác định xem góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?
- Từ kết quả thí nghiệm y/c các nhóm rút ra kết luận?
- Làm thí nghiệm thảo luận đưa ra nhận xét: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tờ giấy Chứa tia tới và pháp tuyến)
- Trả lời theo y/c của GV: lấy 1 tấm bìa phẳng khác để hứng tia phản xạ, xem tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng khác không.
- Tiến hành làm thí nghiệm và rút ra kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới 
- Dự đoán góc phản xạ bằng góc tới 
- Tiến hành làm thí nghiệm và đo (xác định góc phản xạ tương ứng) Góc phản xạ bằng 600, 450, 300. 
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
2. Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới:
Góc phản xạ bằng 600, 450, 300. 
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 
Hoạt động 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng:(4 phút)
- Thông báo cho hs: Làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt khác ta cũng thu được kết luân như đối với không khí. Do đó kết luận trên có ý nghĩa khái quát có thể coi là 1 định luật gọi là định luật phản xạ ánh sáng.
- Cho hs đọc và ghi nội dung định luật vào vở?
- Cho 3 hoặc 4 hs đọc lại nội dung định luật?
* Định luật phản xạ ánh sáng: 
+ Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới 
+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3.Định luật phản xạ ánh sáng: 
+ Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Hoạt động 6: Biểu diễn gương và các tia sáng trên hình vẽ:(6 phút)
- GV vẽ hình 4.3 lên bảng, 
- Cho hs đọc thông tin qua mục 4 SGK, sau đó y/c hs chỉ được:
+ Cách vẽ gương?
+ Tia SI là tia nào?
+ Pháp tuyến IN?
+ Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia IR? 
SI:Tia tới S N R
NI:Pháp tuyến 
IR: Tia phản xạ 
SIN:Góc tới 
NIR:Góc phản xạ I
4.Biểu diễn gương phảng và cac tia sáng trên hình vẽ: 
 C4: 
SI: Tia tới 
NI: Pháp tuyến 
IR: Tia phản xạ 
SIN: Góc tới 
NIR: Góc phản xạ 
Hoạt động 7: Vận dụng:(5 phút)
- Cho hs làm việc cá nhân trả lời C4?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
C4: a. Tia phản xa, Cách vẽ dựng pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương, dựng góc NIR=SIN.
b. Dựng phân giác góc SIR là IN, mặt gương vuông góc với IN tại I ta tìm vị trí đặt gương. 
III.Vận dụng:
C4: a. Tia phản xa, Cách vẽ dựng pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương, dựng góc NIR=SIN.
b. Dựng phân giác góc SIR là IN, mặt gương vuông góc với IN tại I ta tìm vị trí đặt gương 
4. Củng cố bài học: (2’)
- Gọi một đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK? 
- Cho hs đọc lại nội dung định luật? 
5. Hướng dẫn tự học: (5’)
a. Bài vừa học:
- Làm bài tập 4.1 ->4.4 SBT, học thuộc nôi dung bài học. 
- Y/c hs đọc phần có thể em chưa biết.
- Cho một số bài tập vẽ tia phản xạ.
b. Bài sắp học:
- Chuẩn bị bài mới bài: 5 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4 Ly 7.doc