Giáo án Vật lý 11 - Chương 2 - Dòng điện không đổi

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến Thức:

-Biết được một số phương pháp về giải bài toán về toàn mạch.

2. Kĩ năng:

-Vận dụng được các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch; công, sông suất và hiệu suất của nguồn điện.

-Vận dụng được các công thức tính suất điện động & điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng để giải các bài toán về toàn mạch.

3. Thái độ:

+ Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

+ Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.

+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự nghiên cứu, vận dụng lý thuyết, hoạt động nhóm, quan sát

 

docx 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 11 - Chương 2 - Dòng điện không đổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Eb = 4e = 6 (V) ; rb = = 2r = 2(W)
Điện trở của bóng đèn
 RĐ = = 6(W) = RN
b) Cường độ dòng điện chạy qua đèn
 I = = 0,75(A)
 Công suất của bóng đèn khi đó
 PĐ = I2RĐ = 0,752.6 = 3,375(W)
c) Công suấtPb = EbI = 6.0,75 = 4,5(W)
 Pi = = = 0,5625(W)
 Ui = e - = 1,125 (V)
Nêu nội dung của hoạt động 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thảo luận nhóm dùng phiếu học tập số 2
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT2
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
 - Thu thập thông tin từ sgk
 - Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành trong thời gian .
*Yêu cầu hs trả lời. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Cá nhân trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét, đánh giá của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập ví dụ
Trả lời câu hỏi C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9 sách giáo khoa tr 60,61
C.HướnC.Hướng dẫn về nhà:	
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Yêu cầu học sinh làm bài tập trong phiếu học tập củng cố 
( câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực)
HS thảo luận hoàn thành yêu cầu gv đề ra
D. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Mạch điện gồm điện trở R = 2Ω mắc thành mạch điện kín với nguồn ξ = 3V, r = 1Ω thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài R là:	
	A. 2W 	B. 3W	C. 18W 	D. 4,5W
Một nguồn có ξ = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là:	
	A. 2,25W 	B. 3W 	C. 3,5W 	D. 4,5W
Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 6V, điện trở trong r = 1Ω nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Công suất đó là:
	A. 36W 	B. 9W	C. 18W 	D. 24W
Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 3V, điện trở trong r = 1Ω nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Khi đó R có giá trị là:
	A. 1Ω 	B. 2Ω	C. 3Ω	D. 4Ω
Một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V điện trở trong r = 2Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín. Xác định R biết R > 2Ω, công suất mạch ngoài là 16W:
	A. 3 Ω 	B. 4 Ω 	C. 5 Ω 	D. 6 Ω
Một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V điện trở trong r = 2Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín. Tính cường độ dòng điện và hiệu suất nguồn điện, biết R > 2Ω, công suất mạch ngoài là 16W:
	A. I = 1A. H = 54% 	B. I = 1,2A, H = 76,6% 	C. I = 2A.H = 66,6% 	D. I = 2,5A.H = 56,6%
Bài tập tự luận: MĐ 3,4
Một nguồn điện có suất điện động E = 1,5V, điện trở trong r = 0,1 Ω. Mắc giữa hai cực nguồn điện trở R1 và R2 . Khi R1 nối tiếp R2 thì cường độ dòng điện qua mỗi điện qua mỗi điện trở là 1,5A. Khi R1 song song R2 thì cường độ dòng điện tổng cộng qua 2 điện trở là 5A. Tính R1 và R2.
Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6 V, r = 1 W, R1 = 20 W, R2 = 30 W, R3 = 5 W. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế 2 đầu mạch ngoài.
Cho mạch điện: E = 6V, r = 0,5Ω, R1 = R2 = 2 W, R3 = 5 W, R5 = 4 W, R4= 6 W. Điện trở ampe kế và các dây nối không đáng kể. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở, số chỉ ampe kế và hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
Tuần 11 	Ngày soạn:03/11/2017
Tiết 21,22 	Ngày dạy: 06/11/2017
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA.
I. Mục tiêu :
1. Kiến Thức:
-Nắm rõ được các cơ sở lí thuyết để tiến hành thí nghiệm.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản
-Mắc được mạch điện, biết cách sử lí số liệu để viết kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ:
+ Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp
+ Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự nghiên cứu, vận dụng lý thuyết, hoạt động nhóm, quan sát
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: bộ dụng cụ thí nghiệm, giáo án
- Học liệu: phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại nội dung định luật ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn điện thành bộ
- Chuẩn bị các nội dung trong phiếu học tập. Chuẩn một bộ pin con thỏ
- Học bài cũ và làm các bài tập giáo viên giao về nhà.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng
MĐ4
Thực hành: Khảo sát sđ đ và điện trở trong
- Nhận biết được các dụng cụ đo, biến trở.
- Nắm được nguyên tắc an toàn điện
- Hiểu được sơ đồ mạch điện và cách lắp mạch điện
- Biết cách tiến hành TN
- Đọc được các số liệu từ dụng cụ đo.
- Vận dụng được các cộng thức vật lý để xác định E,r
- Xử lí được các số liệu tính toán
- Vẽ được đồ thị
- Giải các bài bài toán về đồ thị và lập hệ để gải
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
Kiểm tra bài cũ : 
Nêu định luật ôm và viết biểu thức?
Nêu các cách ghép bộ nguồn và viết biểu thức?
A. KHỞI ĐỘNG .
HOẠT ĐỘNG 1. 
Nhắc lại công thức điện năng, công suất điện?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
 (1) Mục tiêu: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết của bài thực hành
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà, xem hình ảnh trả lời các câu hỏi của phiếu học tập.
(4) Phương tiện dạy học: dụng cụ thí nghiệm.
(5) Sản phẩm:
Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
1. Áp dụng hệ thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2. Sử dụng các đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong các mạch điện.
Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm.
1. Pin điện hoá.
2. Biến trở núm xoay R.
3. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
5. Điện trở bảo vệ R0.
6. Bộ dây dẫn nối mạch.
7. Khoá đóng – ngát điện K.
Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
+ Khi mạch ngoài để hở hiệu điện thế gữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn điện.
 Đo UMN khi K ngắt : UMN = E
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch MN có chứa nguồn : UMN = U = E – I(R0 - r)
Đo UMN và I khi K đóng, Biết E và R0 ta tính được r.
+ Định luật Ôm đối với toàn mạch : I = 
 Tính toán và so sánh với kết quả đo.
Giới thiệu dụng cụ đo.
Đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B có nhiều thang đo ứng với các chức năng khác nhau như : đo điện áp, đo cường độ dòng điện 1 chiều, xoay chiều, đo điện trở, 
+ Vặn núm xoay của nó đến vị trí tương ứng với chức năng và thang đo cần chọn. Sau đó nối các cực của đồng hồ vào mạch rồi gạt nút bật – tắt sang vị trí “ON”.
+ Nếu chưa biết rỏ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, ta phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn.
+ Không do cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá thang đo đã chọn.
+ Không chuyển đổi chức năng thang đo khi đang có dòng điện chạy qua nó.
+ Không dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện để đo hiệu điện thế.
+ Khi sử dụng xong các phép đo phải gạt nút bật – tắt về vị trí “OFF”
+ Phải thay pin 9V bên trong nó khi pin yếu (góc phải hiễn thị kí hiệu )
+ Phải tháo pin ra khỏi đồng hồ khi không sử dụng trong thời gian dài.
Nêu nội dung của hoạt động 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thảo luận nhóm dùng phiếu học tập số 1
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT1
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
 - Thu thập thông tin từ sgk
 - Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành trong thời gian .
*Yêu cầu hs trả lời. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Cá nhân trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét, đánh giá của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu cở sở lí thuyết
Trả lời câu hỏi C1, C2, sách giáo khoa tr 64
HOẠT ĐỘNG 3. Tiến hành thí nghiệm
 (1) Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà, xem hình ảnh trả lời các câu hỏi của phiếu học tập.
(4) Phương tiện dạy học: dụng cụ thí nghiệm.
(5) Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh
Nêu nội dung của hoạt động 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thảo luận nhóm dùng phiếu học tập số 2
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT2
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
 - Thu thập thông tin từ sgk
 - Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành trong thời gian .
*Yêu cầu hs trả lời. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Cá nhân trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét, đánh giá của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tiến hành thí nghiệm
Trả lời câu hỏi C4, C5, sách giáo khoa tr 66,67.
C.HướnC.Hướng dẫn về nhà:	
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Yêu cầu học sinh làm bài tập trong phiếu học tập củng cố 
( câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực)
HS thảo luận hoàn thành yêu cầu gv đề ra
D. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
MĐ 1,2:
Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc thêm một vôn kế giữa hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Thay điện trở nói trên bằng một điện trở khác trị số. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế trong hai trường hợp cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
MĐ 3,4:
Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 3,3V; khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực nguồn là 3,5V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn: 	
	A. 3,7V; 0,2Ω 	B. 3,4V; 0,1Ω 	C. 6,8V;1,95Ω 	D. 3,6V; 0,15Ω 
Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là: 
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).	B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).	D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
Tuần 12 	Ngày soạn: 11/11/2017
Tiết 23 	Ngày dạy: 13/11/2017
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. kiến thức:
Nắm được dòng điện không đổi. Nguồn điện
Nắm được điện năng , công suất điện
Định luật ôm đối với toàn mạch
Phương pháp giải một số bài tập về mạch điện.
Biết cách xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện giải bài tập
Áp dụng một số công thức để bài tập đơn giản và phức tạp
3. Thái độ:
+ Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
+ Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự nghiên cứu, vận dụng lý thuyết, hoạt động nhóm, quan sát
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: giáo án và một số bài tập
- Tài liệu: phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại nội dung cả chương II
- Chuẩn bị các nội dung trong phiếu học tập.
- Học bài cũ và làm các bài tập giáo viên giao về nhà.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng
MĐ4
 Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- Nắm được các tác dụng của dòng điện
- Nắm được định nghĩa và biểu thức về cường độ dòng điện, cường độ dòng điện không đổi, suất điện động, dụng cụ do và đơn vị đo cường dộ dòng điện, suất điện động
- Nắm được một số lại nguồn điện không đổi
- Hiểu được khái niệm độ gảm thế trên đoạn mạch
- Đồ thị (U,I)
- Giải thích được sự tạo thành các điện cực
- Hiểu được cấu tạo và hoạt động của một số loại nguồn điện hóa học
- Vận dụng được các công thức về cường độ dòng điện, Định luật ôm cho đoạn mạch có chứa điện trở R, Suất điện động của nguồn để gải một số bài tập đơn giản
- Vận dụng được các công thức về cường độ dòng điện, Định luật ôm cho đoạn mạch có chứa điện trở R, Suất điện động của nguồn để gải một số bài tập phức tạp
- Ghỉa được các bài tập về mạch ghép điện trở nối tiếp, song song, hổn hợp
Điện năng. Công suất điện
- Nắm được các công thức về điện năng, công suất điện của mạch điện và của nguồn điện
- Nắm được tên gọi và đơn vị vật lý của các đại lượng trong các biểu thức điện năng. Công suất điện
- Hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức
- Biết suy luận từ biểu thức tính công của dòng điện ra các công thức công suất, định luật Jun-lenxo
- Hiểu được ý nghĩa các giá trị định mức được ghi trên các thiết bị điện
- Vận dụng được các công thức tính công, công suất của dòng điện, nguồn điện để gải một số bài tập đơn giản
- Vận dụng được các công thức tính công, công suất của dòng điện, nguồn điện để gải một số bài phức tạp.
- Vận dụng được kiến thức để gải quyết về các bài toán thực tế về tiền điện, hao phí điện năng 
Định luật ôm cho toàn mạch
- Nắm được nội dung và biểu thức định luật
- Nắm được công thức tính hiệu suất
- Hiểu được phương pháp suy luận biểu thức định luật ôm từ định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Hiểu được các trường hợp đoản mạch, ngắn mạch, chập mạch
- Vận dụng được định luật ôm cho toàn mạch để giải một số bài toán đơn giản
- Vận dụng được công thức tính hiệu suât để giải bài tập đơn giản
- Vận dụng định luật ôm cho toàn mạch để giải một số bài toán phức tạp ( Bài toán có chứa đèn, dụng cụ do, bài toán cực trị, bài toán có R thay đổi )
Mắc Nguồn điện thành bộ
- Nắm được các cách mắc nguồn điện thành bộ nguồn
Nắm được các công thức tính sđ đ và điện trở trong của bộ nguồn
- Hiểu được nguên lý ghép nguồn điện thành bộ nhằm tạo ra bộ nguồn mới có sđ đ và điện trở trong theo yêu cầu
- Vận dụng được công thức ghép nguồng điện thành bộ để giải một số bài toán đơn giản
- Vận dụng được công thức ghép nguồng điện thành bộ để giải một số bài toán phức tạp như ( Biện luận số nguồn, cách ghép....)
Phương pháp gải bài tập về mạch điện
- Nắm được các bước cơ bản để gải một bài tập về mạch điện
- Hiểu được tính chất của từng loại mạch điện khác nhau
- Vận dụng được phương pháp vào một số bài tập đơn giản ( Bài toán thuận, bài toán nghịch)
- Vận dụng được phương pháp vào một số bài tập phức tạp ( Bài toán thuận, bài toán nghịch)
Thực hành: Khảo sát sđ đ và điện trở trong
- Nhận biết được các dụng cụ đo, biến trở.
- Nắm được nguyên tắc an toàn điện
- Hiểu được sơ đồ mạch điện và cách lắp mạch điện
- Biết cách tiến hành TN
- Đọc được các số liệu từ dụng cụ đo.
- Vận dụng được các cộng thức vật lý để xác định E,r
- Xử lí được các số liệu tính toán
- Vẽ được đồ thị
- Giải các bài bài toán về đồ thị và lập hệ để gải
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG .
HOẠT ĐỘNG 1. 
Nhắc lại công thức chương II
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. Giải bài tập trắc nghiệm:
(1) Mục tiêu: Học cách giải bài tập trắc nghiệm
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà, xem hình ảnh trả lời các câu hỏi của phiếu học tập.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ
(5) Sản phẩm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/A
D
D
B
A
A
A
C
C
A
C
C
D
Nêu nội dung của hoạt động 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thảo luận nhóm dùng phiếu học tập số 1
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT1
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
 - Thu thập thông tin từ sgk
 - Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành trong thời gian .
*Yêu cầu hs trả lời. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Cá nhân trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét, đánh giá của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điều kiện để có dòng điện là
	A. chỉ cần có các vật dẫn.	
	B. chỉ cần có hiệu điện thế.	
	C. chỉ cần có nguồn điện.	
	D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
 Điện năng tiêu thụ được đo bằng
	A. vôn kế.	B. ampe kế.	C. tĩnh điện kế.	D. công tơ điện.
 Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
	A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
	B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
	C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
	D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
 Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
	A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
	B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
	C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
	D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
 Hiệu điện thế giữa hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở 10 W và 30 W ghép nối tiếp nhau bằng 20 V. Cường độ dòng điện qua điện trở 10 W là
	A. 0,5 A.	B. 0,67 A.	C. 1 A.	D. 2 A.
 Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc nối tiếp với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ
	A. giảm. 	B. không thay đổi.	C. tăng. 	D. có thể tăng hoặc giảm.
 Một dòng điện 0,8 A chạy qua cuộn dây của loa phóng thanh có điện trở 8 W. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là
	A. 0,1 V.	B. 5,1 V.	C. 6,4 V.	D. 10 V.
 Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc song song với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ
	A. giảm.	B. có thể tăng hoặc giảm.
	C. không thay đổi.	D. tăng.
 Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
	A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
	B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
	C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
	D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
 Một nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài có điện trở tương đương R. Nếu R = r thì
	A. dòng điện trong mạch có giá trị cực tiểu.	B. dòng điện trong mạch có giá trị cực đại.
	C. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực tiểu.	D. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực đại.
 Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
	A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
	B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
	C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
	D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
 Một bếp điện 115 V - 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu chì chịu được dòng điện tối đa 15 A. Bếp điện sẽ
	A. có công suất toả nhiệt ít hơn 1 kW.	B. có cóng suất toả nhiệt bằng 1 kW.
	C. có công suất toả nhiệt lớn hơn 1 kW.	D. nổ cầu chì.
HOẠT ĐỘNG . Giải bài tập tự luận
(1) Mục tiêu: Học cách giải bài tập tự luận
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà, xem hình ảnh trả lời các câu hỏi của phiếu học tập.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ
(5) Sản phẩm: 
Bài 1:
Mà U1=U2 ta có:
ó 31,5+10,5r =63+6r r =7Ω
Bài 2: 
a. Độ sáng và công suất tiêu thụ của đèn
điện trở của đèn:= 9Ω
cường độ dòng điện định mức của đèn:=0,67 A
cường độ dòng điện qua đèn: =0,67 A
I =Id nên đèn sáng bình thường
P = Pd = 4 W
b. Công suất của nguồn 
P = ξI=5,36 W
Nêu nội dung của hoạt động 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thảo luận nhóm dùng phiếu học tập số 2
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT2
Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
 - Thu thập thông tin từ sgk
 - Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành trong thời gian .
*Yêu cầu hs trả lời. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Cá nhân trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét, đánh giá của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuong 2_12217806.docx