1.Mục tiêu
1.1 Kiến thức
-Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta;ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
-Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng
1.2 Kỹ năng
-Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng
1.3 Thái độ
-Khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu ý kiến
-Giáo dục bảo vệ môi trường
-Giáo dục hướng nghiệp
2. Trọng tâm
-Nhận biết được ánh sáng
-Điều kiện nhìn thấy một vật
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng
3. Chuẩn bị
3.1 Giáo viên
-Đồ dùng dạy học:hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng,bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2 Sgk(6 bộ)
Pin,dây nối,công tắc
Tuần 1,tiết 1 Ngày dạy. BÀI 1:NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 1.Mục tiêu 1.1 Kiến thức -Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta;ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. -Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng 1.2 Kỹ năng -Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng 1.3 Thái độ -Khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu ý kiến -Giáo dục bảo vệ môi trường -Giáo dục hướng nghiệp 2. Trọng tâm -Nhận biết được ánh sáng -Điều kiện nhìn thấy một vật - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng 3. Chuẩn bị 3.1 Giáo viên -Đồ dùng dạy học:hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng,bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2 Sgk(6 bộ) Pin,dây nối,công tắc 3.2 Học sinh -Đọc trước bài 1 Sgk:Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng và vật sáng 4. Tiến trình 4.1 Ổn định-tổ chức và kiểm diện 7A1 7A2.. 7A3.. 7A4.. 7A5.. 4.2 Kiểm tra miệng 4.3 Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt động 1(3’)Tổ chức tình huống học tập -Gv:Đầu bài 1sgk,Thanh đố Hải điều gì? -Hs:Đặt 1 cái đèn pin nằm ngang trước mắt,sao cho không nhìn thấy bóng đèn.Bấm công tắc bật đèn pin,mắt ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không?Vì sao? -Gv:Hải trả lời ntn? -Hs:Tất nhiên là nhìn thấy vì đèn pin đã được bật sáng. -Gv:Thanh có đồng ý với câu trả lời của Hải không? -Hs:Không.Vì đèn không chiếu thẳng vào mắt thì làm sao mà nhìn thấy được. -Gv:Theo các em,trong hai bạn:Thanh và Hải,bạn nào đúng? -Hs:Trả lời -Gv:Để giúp các em có phần trả lời chính xác,sau đây các em cùng tìm hiểu câu hỏi sau:”Một người,mắt không bị tật,mắt không bị bệnh,có khi nào người đó mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta nhìn thấy một vật? -Hs:Trả lời -Gv:Những câu hỏi trên đều có liên quan đến ánh sáng.Sau đây các em cùng tìm hiểu:Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng *Hoạt động 2(7’)Nhận biết ánh sáng -Gv:Yêu cầu hs đọc thông tin sgk phần:Quan sát và thí nghiệm -Hs:Đọc thông tin sgk -Gv:Trong các trường hợp các em vừa đọc,trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? -Hs:Trường hợp 2 và 3 -Gv:Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng có điều kiện gì giống nhau? -Hs:Trả lời C1 bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ có dấu ba chấm phần kết luận -Gv:Nhận xét Đưa cái đèn pin ra,bật đèn và chiếu về phía hs để hs thấy được đèn pin có thể bật sáng hay tắt đi.Sau đó gv để cái đèn pin ngang trước mặt,bật đèn,yêu cầu hs quan sát,rút ra nhận xét về câu trả lời của hai bạn:Thanh và Hải ở phần đầu bài -Hs:Thanh đúng -Gv:Điều quan trọng đối với chúng ta không phải chỉ ở chỗ nhận biết được ánh sáng mà là nhìn thấy được mọi vật ở xung quanh.Vậy khi nào thì ta nhìn thấy được một vật? *Hoạt động 3(10’)Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật -Gv:Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm Giới thiệu từng dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn hs cách thí nghiệm theo nhóm:hai bàn một nhóm,trước tiên quan sát TN theo trường hợp đèn sáng(các bạn trong nhóm thay phiên nhau quan sát),sau đó quan sát TN theo trường hợp đèn tắt. Sau khi quan sát,các nhóm hoàn thành C2 trong 6’ -Hs:hoạt động theo nhóm,hoàn thành C2 -Gv:quan sát,hướng dẫn hs thí nghiệm,thảo luận -Hs:Trả lời C2 -Gv:Khi nào ta nhìn thấy một vật -Hs:Khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta *GDBVMT -Ơû các thành phố lớn,do nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng như thế nào?(ánh sáng nhân tạo) -Aùnh sáng này có ảnh hưởng gì đến mắt?( có hại cho mắt) -Để làm giảm tác hại này,học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại hợp lí -Gv:Trong số các vật ta quan sát được,có vật tự phát ra ánh sáng,có vật hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng từ vật khác truyền vào nó.Sau đây ta cùng tìm hiểu hai loại vật này *Hoạt động 4(8’)Phân biệt nguồn sáng và vật sáng -Gv:Yêu cầu hs đọc và trả lời C3 sgk -Hs:Trả lời C3 Hs khác nhận xét,bổ sung -Gv:Yêu cầu hs hoàn thành phần kết luận sgk -Hs:Hoàn thành phần kết luận -Gv:Yêu cầu hs kể tên một số vật tự phát ra ánh sáng,một số vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. -Hs:Vật tự phát ra ánh sáng:con đom đóm khi phát sáng trong đêm,đèn dầu đang sáng, Vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: gương,Mặt Trăng, -Gv:Thế nào là nguồn sáng?Thế nào là vật sáng? -Hs:Trả lời *GDHN: Những nội dung về quang học trong chương (nhận biết ánh sáng,nguồn sáng và vật sáng)là kiến thức cơ bản cần nắm vững của những người làm việc nghiên cứu về thiên văn học trong các viện nghiên cứu về vật lí *Hoạt động 5(5’)Vận dụng -Gv:Yêu cần hs trả lời C4,C5 -Hs:Trả lời C4,C5 Hs khác nhận xét,bổ sung -Gv:Kết luận chung I. Nhận biết ánh sáng *Quan sát và thí nghiệm C1 Kết luận Mắt ta nhận biết được ánh sánh khi có ánh sáng truyền vào mắt ta II. Nhìn thấy một vật *Thí nghiệm C2:Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn bật sáng.Đó là vì đèn chiếu sáng vào mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng,cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta.Vậy ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì có ánh sáng từ mảnh giấy trắng truyền vào mắt ta. *Kết luận Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. III. Nguồn sáng và vật sáng C3:Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng,còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu ánh sáng vào nó. * Kết luận -Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. -Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. *Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng *Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. IV. Vận dụng C4:Bạn Thanh đúng vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta,không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. C5:Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti,các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng.Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được. 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố -Khi nào ta nhìn thấy một vật? Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. -Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta? Căn cứ vào kết quả quan sát thí nghiệm trình bày ở câu C2(đèn sáng,ta nhìn thấy mảnh giấy trắng) -Hãy chỉ ra vật nào dưới đây”không phải là nguồn sáng” a. Ngọn nến đang cháy b. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng c. Mặt Trời d. Đèn ống đang sáng Đáp án: b 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà *Đối với bài học ở tiết học này -Nắm được các nội dung sau: +Khi nào ta nhìn thấy một vật? +Thế nào là nguồn sáng?Vật sáng bao gồm những vật nào? +Kể tên một số nguồn sáng mà em biết? -Đọc phần:”Có thể em chưa biết” -Giải bài tập từ bài1.1 đến hết bài 1.8 sbt *Đối với bài học ở tiết tiếp theo -Đọc trước bài 2 sgk:Sự truyền ánh sáng +Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần đầu bài:Bật đèn pin ta thấy bóng đèn sáng nhưng không nhìn thấy đường đi của ánh sáng.Làm thế nào để biết được ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào đến mắt ta? +Đọc kĩ phần thí nghiệm sgk 5.Rút kinh nghiệm *Nội dung *Phương pháp *Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học .
Tài liệu đính kèm: