1- MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Biết được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng dựng ảnh của vật qua gương phẳng.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập. tích hợp bảo vệ môi trường, giáo dục hướng nghiệp.
2- TRỌNG TÂM:
- Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
3 - CHUẨN BỊ:
3.1- Giáo viên: -1gương phẳng có giá đỡ .
-1tấm kính trong.
- 2vật như nhau.
-1tờ giấy trắng.
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Bài 5-Tiết PPCT:5 Ngày soạn: 7/09/2012 Tuần CM 5 1- MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: -Biết được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng dựng ảnh của vật qua gương phẳng. 1.3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. tích hợp bảo vệ môi trường, giáo dục hướng nghiệp. 2- TRỌNG TÂM: - Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 3 - CHUẨN BỊ: 3.1- Giáo viên: -1gương phẳng có giá đỡ . -1tấm kính trong. - 2vật như nhau. -1tờ giấy trắng. 3.2- Học sinh: Hoàn thành phần tự học. 4- TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. - Ổn định lớp. - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2 : 4.2 .Kiểm tra miệng: * GV:-Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Cho ví dụ hiện tương phản xạ ánh sáng.(8đ) - Quan sát hình ảnh của mình khi đứng trước gương phẳng? (2đ) *HS:. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. (3đ) . Góc phản xạ bằng góc tới. (3đ) VD: Gương soi đưa dưới ánh nắng mặt trời cho tia phản xạ là một vệt sáng chiếu lên tường. (2 đ) - Tùy HS trả lời. (2 đ) 4.3 Bài mới: Hoạt động1:Tổ chức tình huống học tập. GV: Có bao giờ nhìn thấy ảnh của mình trong gương lại lộn ngược không? HS: Không nhìn thấy ảnh của mình trong gương lại lộn ngược . GV:Bây giờ các em hãy đặt gương nằm ngang, mặt phản xạ quay lên trên và đưa gương vào sát người để xem ảnh của mình trong gương? Có gì khác với ảnh các em vẫn thấy ở hình 5.1 sgk. HS: Ảnh trong gương lộn ngược đầu quay xuống dưới. GV: Tại sao có sự lạ như thế ta cùng tìm hiểu bài ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì? GV:Hằng ngày chúng ta thường nhìn thấy nhiều bức ảnh như :ảnh thẻ học sinh, ảnh trong sách báo, những ảnh đó có gì khác với ảnh tạo bởi gương phẳng không? HS đọc TN sgk. GV: để thực hiện TN ta cần nắm các bước: GV:- Mục đích TN là gì? - Giới thiệu dụng cụ TN. - Tiến hành TN(Mô tả TN) - Kết quả TN. -Kết luận. HS: Đọc C1 và dự đoán. GV:Bố trí thí nghiệm như hình 5.2sgk cần . * Kiểm tra dự đoán. Cho một HS lên dùng màn chắn hứng ảnh. Ảnh có hứng được trên màn không? HS: quan sát trả lời. -Nhìn phía sau gương không thấy ảnh,đưa tờ giấy ra sau gương thì không hứng được thấy ảnh. GV: Nêu lại câu hỏi trên, HS nhận xét. HS:-Aûnh trong gương chỉ có khi có vật đặt trước gương, không giữ lại được. -Ảnh thẻ, ảnh báo luôn tồn tại trên mặt giấy GV tóm lại: ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên giấy, trên màn chắn. Ta gọi ảnh đó là ảnh ảo. Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. THMT: Gương phẳng dùng để làm gì? HS: Gương phẳng được dùng trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn. GDHN:Gương phẳng được ứng dụng trong ngành nghế nào? HS: Trong công việc nghiên cứu chế tạo các biển báo giao thơng, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thơng dễ dàng nhìn thấy vào ban đêm. Hoạt động3:Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng. GV: Muốn biết được ảnh lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng vật,thì thông thường ta phải làm gì? HS: Ta phải lấy thước đo rồi so sánh kết quả. GV: Đo chiều cao của vật thì được, nhưng làm thế nào để đo chiều cao ảnh của nó ?có thể đưa thước ra sau gương được không? Vì sao? HS: Không thể đưa thước ra sau gương để đo chiều cao của ảnh, vì không hứng được trên màn, không đặt thước trùng với ảnh được. GV: Vậy làm thế nào để vừa trông thấy ảnh, vừa trông thấy thước đo đặt ở sau gương? GV cho HS soi mình vào tấm kính phẳng và cho biết kính này giống cái gương thông thường ở chỗ nào? HS: Ta vừa nhìn thấy ảnh của mình giống như một gương phẳng,vừa nhìn thấy các vật ở bên kia tấm kính. GV:Nếu ta thay tấm kính này vào vị trí của gương phẳng thì ta vừa nhìn thấy ảnh của cái pin đặt trước gương, vừa nhìn thấy các vật ở bên kia tấm kính. GV:- Mục đích TN là gì? - Giới thiệu dụng cụ TN. - Tiến hành TN(Mô tả TN) - Kết quả TN. - Kết luận. Yêu cầu HS dự đoán độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật như thế nào? HS: Nhận dụng cụ thực hiện câu C2 hình 5.3 sgk và hoàn thành câu kết luận. HS đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và rút ra kết luận đúng. Hoạt động 4: Tìm hiểu khoảng cách từ một điểm của vật đến gương so với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. HS dự đoán . GV hướng dẫn HS tiến hành TN như hình 5.3sgk để kiểm tra dự đoán. + Đặt tấm kính thẳng đứng vuông góc với tờ giấy trắng đặt trên bàn. + Dán miếng bìa màu đen trên tờ giấy trắng, quan sát ảnh của miếng bìa, dùng miếng bìa đánh dấu ảnh A’ của đỉnh A miếng bìa. + Lấy bút chì vạch đường MN nơi tấm kính tiếp xúc với tờ giấy trắng để đánh dấu vị trí đặt gương phẳng. + Bỏ tấm bìa ra dùng bút chì và thước nối liền A và A’ cắt MN tại H . + Dùng êke kiểm tra xem AH có vuông góc với mặt gương MN không? AH chính là khoảng cách từ điểm A đến mặt gương. + Dùng thước đo AH và A’H rồi so sánh rút ra kết luận. HS: Từ kết quả TN nghiệm , đại diện nhóm trình bày kết luận,các nhóm khác nhận xét và rút ra kết quả đúng. Hoạt động 5: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. GV hướng dẫn HS vẽ ảnh của vật qua gương phẳng ta có thể dùng một trong hai cách: + Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. +vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. GV: treo hình 5.4sgk hướng dẫn HS hoàn thành C4sgk. a) Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng(ảnh đối xứng) SH = S’H b) Vẽ hai tia phản xạ IR và KM ứng với hai tia tới SI và SK theo định luật phản xạ ánh sáng. +Kéo dài hai tia phản xạ gặp nhau tại S’. GV: Điểm giao nhau của hai tia phản xạ có xuất hiện trên màn chắn không? HS: Không có xuất hiện trên màn chắn. c) Mắt đặt trong k hoảng IR và KM sẽ nhìn thấy S’ d) Không hứng được ảnh trên màn chắn là vì các tia phản xa ï lọt vào mắt có đường kéo dài qua S’ Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. GV thông báo: Một vật do nhiều điểm tạo thành. Vậy ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm tạo thành vật. Hoạt động 6: Vận dụng. Yêu cầu HS lên vẽ ảnh của AB tạo bởi gương theo yêu cầu của C5sgk. GV hướng dẫn cách dựng: Ảnh của vật sáng (đoạn thẳng AB) là tập hợp ảnh của tất cả các điểm sáng trên vật. * Để dựng ảnh của một vật sáng (đoạn thẳng AB) qua gương phẳng, ta chỉ cần vẽ ảnh A’ của điểm sáng A và ảnh B’ của điểm sáng B, sau đó nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của vật sáng AB. GV hướng dẫn HS giải thích hiện tượng cái tháp lộn ngược nêu ở đầu bài bằng cách dựa vào phép vẽ ảnh xem mặt nước như là gương phẳng rộng. -Yêu cầu cá nhân hoàn thành C6sgk. I - TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG. Thí nghiệm . 1) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? hình 5.2 sgk * Kết luận: - Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. 2) Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? Hình 5.3 * Kết luận: -Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. 3) So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. * Kết luận: - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. II - GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG. S’ I S K M R * Kết luận: - Các tia sáng từ điểm sáng S đến gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’ III –VẬN DỤNG: C5:(sgk) C6:(sgk) Chân tháp ở xát đất ,đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương tức là ở dưới mặt nước. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Cho ví dụ. Đáp án: -Là ảnh ảo bằng vật. Ví dụ: Đặt viên phấn trước gương phẳng cho ta ảnh ảo bằng vật Câu 2: Khoảng cách từ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đến gương có đặc điểm gì? Đáp án: Khoảng cách từ ảnh của một vật tạo bởi gương bằng khoảng cách từ vật đến gương Câu 3: Tại sao không hứng được ảnh ảo trên màn nhưng vẫn trông thấy ảnh đó. Đáp án: -Các tia sáng từ điểm sáng S đến gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’ 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Về học thuộc tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. + Làm bài tập 5.1 đến 5.10. ở SBT trang 15,16. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: +Đọc trước nội dung bài thực hành: “Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng”, + Viết báo cáo thực hành và chuẩn bị viết chì, thước kẻ, thước đo độ. + Đọc phần nội dung thực hành. 5. RÚT KINH NGHIỆM : -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: