Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 7: Gương cầu lồi - Phan Quang Hiệp

I/ YÊU CẦU TRỌNG TÂM

 1.Về kiến thức :

+ Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

+ Nhận biết được vùng quan sát trong gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng có cùng bề rộng.

+ Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi

 2.Về kĩ năng :

+ Biết cách vẽ ảnh của vật qua gương cầu lồi

+ Nêu được tính chất của ảnh tao bởi gương cầu lồi

II/ CƠ SỞ VẬT CHẤT

+ Gương phẳng, gương cầu(có chiều rộng bằng nhau), 2 cây nến, thước kẻ, diêm, êke, thước đo độ, com pa.

+ File GCL, giấy A4

III/ THỜI GIAN Một tiết học : 45 phút

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 7: Gương cầu lồi - Phan Quang Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý 7
BàI 7 : Gương cầu lồi
I/ Yêu cầu trọng tâm
 1.Về kiến thức :
Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Nhận biết được vùng quan sát trong gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng có cùng bề rộng.
Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi
 2.Về kĩ năng :
Biết cách vẽ ảnh của vật qua gương cầu lồi
Nêu được tính chất của ảnh tao bởi gương cầu lồi
II/ Cơ sở vật chất 
Gương phẳng, gương cầu(có chiều rộng bằng nhau), 2 cây nến, thước kẻ, diêm, êke, thước đo độ, com pa.
File GCL, giấy A4
III/ Thời gian Một tiết học : 45 phút
IV/ Tiến trình tiết dạy
Thời gian
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
2’
20’
 9’
 13’
 5’
 2’
 1’
ổn định tổ chức
Hoạt động 1:
Xác định tính chất của ảnh .
Trình bày
Hoạt động 2 :
Vùng quan sát của gương càu lồi
Hoạt động 3 : 
ứng dụng
Kết luận, củng cố
Trắc nghiệm
Kiểm tra sĩ số, phân chia nhóm.
Phân chia công việc cho từng nhóm theo chỉ dẫn, theo dõi hoạt động của học sinh.
Chỉ định từng nhóm trình bày, đánh giá và củng cố lại kết luận.
Phân chia công việc cho từng nhóm, theo dõi hoạt động của các nhóm
Yêu cầu học sinh nêu và giải thích được các ứng dụng của bài học
Chỉ định nhóm lên trình bày các kết luận của nhóm, Giáo viên chốt lại những vấn đề chính
Giáo viên đưa ra bài tập trắc nghiệm
Ra bài tập về nhà, nhắc nhở
ổn định chỗ ngồi tại nhóm của mình.
Các nhóm làm việc theo chỉ dẫn của giáo viên.
Cử đại diện lên trình bày kết luân của nhóm mình , đánh giá nhận xét kết luận của nhóm bạn.
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Cử đại diện của nhóm lên trình bày
Học sinh làm bài tập
Ghi chép
Nhóm thực hành
I/ Chuẩn bị :
Tổ chức nhóm : 20 người một nhóm chia làm 3 nhóm nhỏ.
Công cụ, tài liệu : 1 gương cầu lồi, một gương phẳng có chiều rộng bằng đường kính gương cầu lồi, hai cây nến giống hệt nhau, giấy A4.
II/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát
Thời gian : 2’
? Hãy đặt một cây nến trước gương cầu lồi rồi quan sát và dự đoán xem :
+ ảnh có hứng được trên màn chắn không ?	
+ Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?	
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm kiểm tra
Thời gian : 8’
Kiểm tra dự đoán 1
? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán 1 rồi đưa ra kết luận dự đoán 1 :
Kiểm tra dự đoán 2
? Đặt hai ngọn nến giống hệt nhau trước hai gương và cùng cách gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh và đưa ra kết luận của dự đoán 2 :
? Hãy đề ra thêm một phương án thí nghiệm khác để kiểm tra dự đoán 2. cách đó như thế nào ? 	
Hoạt động 3 : Vùng quan sát trong gương cầu lồi
Thời gian : 5’
Đặt trước mặt một gương phẳng 1 cây nến
? Tìm vùng quan sát của gương phẳng và đánh dấu rồi đo khoảng cách
Thay gương phẳng bằng gương cầu lồi ( đúng ở vị trí gương phẳng)
? Tìm vùng quan sát của gương cầu lồi và đánh dấu rồi khoảng cách
? So sánh hai khoảng cách rồi đưa ra kết luận về vùng quan sát được của gương phẳng và gương cầu lôì ?	
Hoạt động 4 : ứng dụng 
thời gian : 2’
? Tại sao ở trên ô tô hay ở xe máy người ta thường lắp gương cầu lồi ở trước mặt người lái xe mà không lắp gương phẳng.
Trình bày 
Thời gian : 3’
Trao đổi với các bạn trong nhóm
Thảo luận giữa các nhóm
Cử người đại diện trình bày.
Nhóm vẽ
I/ Chuẩn bị :
Công cụ, tài liệu : một thước kẻ dài, một thước kẻ đo độ, compa.
Tổ chức : 3nhóm nhỏ mỗi nhóm 7 người
II/ Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Quan sát 
Thời gian : 2’
 Đặt ngọn nến trước gương cầu lồi quan sát và dự đoán.
? ảnh có hứng được trên màn không ?	
? Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?.	
Hoạt động 2 : Vẽ hình
Thời gian : 6’
 Coi mỗi diện tích nhỏ của gương cầu là một gương phẳng đặt tại đó pháp tuyến với mặt gương là bán kính của mặt cầu Cho một điểm sáng S trước gương cầu lồi. Hãy vẽ hai tia phản xạ bất kì tới gương và vẽ hai tia phản xạ trên gương (nêu cách vẽ) ?
S *
O
Cách vẽ 
Nhận xét về chùm tia phản xạ thuộc loại chùm sáng gì ?	
Giao của tia phản xạ nằm ở đâu ?	 
Đó có phải là giao điểm của các tia sáng thực không ?	
Em có kết luận gì về ảnh của vật qua gương cầu lồi ?	
Hoạt động 3 : Tìm vùng quan sát
Thời gian : 5’
+ Đặt trước gương phẳng và gương cầu lồi 1 điểm M, M’ (khoảng cách M đến gương phẳng bằng khoảng cách từ M’ đến gương cầu lồi)
+ Tìm vùng quan sát được của 2 gương ?	
+ Đo khoảng cách vùng quan của hai gương và so sánh ? 
+ Kết luận :	
S *
O
S *
O
Hoạt động 4 : ứng dụng 
Thời gian : 2’
 ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất người ta thường cắm một gương cầu lồi lớn (h.74) Gương đó giúp ích gì cho người lái xe ?
Trình bày 
 Thời gian : 3’
Các nhóm cử đại diện trình bày
Nhóm máy tính
I/ Chuẩn bị :
Công cụ, tài liệu : giấy A4, file GCL
Tổ chức nhóm : chia làm 2 nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 người
II/ Các hoạt động :
Thời gian
Nội dung
Hướng dẫn hoạt động
4’
3’
1’
2’
Hoạt động 1 : Xác định tính chất của ảnh (thật hay ảo, lớn hay nhỏ).
Hoạt động 2 : Tìm vùng quan sát
ứng dụng
Trình bày
Mở file GCL làm thực hành theo yêu cầu đề ra
Trao đổi với các bạn trong nhóm đánh dấu vào ô mình chọn 
Làm việc theo chỉ dẫn.
Trao đổi với các bạn trong nhóm đánh dấu vào ô mình chọn 
Rút ra kết luận
Hãy tìm trong nhà 3 vật có thể dùng như gương cầu lồi
Nhóm cử đại diện trình bày.
tiêu chuẩn đánh giá
1.Nhóm 1 : Làm việc trên máy
 Điểm
Nội dung
0
1
2
Kết quả
Trình bày
Không trình bày được
Trình bày được nhưng chưa rõ ràng
Trình bày chính xác và đầy đủ
Kiến thức 
Không rút ra được kết luận.
Rút ra được kết luận nhưng có một số nhận xét chưa chính xác.
Nhận xét chính xác và rút ra được kết luận đúng.
2.Nhóm 2 : Làm thí nghiệm:
Điểm
Nội dung
0
1
2
Kết quả
Tiến hành thí nghiệm
Không làm được thí nghiệm.
Làm thí nghiệm nhưng chưa chính xác .
Chính xác
Kiến thức
Không rút ra được kết luận.
Rút ra được kết luận nhưng có một số nhận xét chưa chính xác.
Nhận xét chính xác và rút ra được kết luận đúng.
3.Nhóm 3 : Làm việc trên giấy:
 Điểm
Nội dung
0
1
2
Kết quả
Vẽ hình
Không vẽ được hình.
Vẽ được một số hình.
Vẽ đúng.
Kiến thức 
Không rút ra được kết luận.
Rút ra được một số kết luận .
Rút ra kết luận đúng.
Câu hỏi trắc nghiệm
Đánh dấu vào câu trả lời mà em cho là đúng
Bài 1: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi với ảnh tạo bởi gương phẳng thì :
Lớn hơn 
Nhỏ hơn 
ở gần vật thì lớn, ở xa vật thì nhỏ 
bằng nhau
Bài 2 : Dùng gương cầu lồi để quan sát ảnh của các vật ở phía sau ô tô thì có lợi gì hơn so với dùng gương phẳng ?
ảnh to hơn 
ảnh rõ hơn
Quan sát được vùng rộng hơn
ảnh giống vật hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Gương cầu lồi - Phan Quang Hiệp (2).doc