Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm - Trường THCS Vĩnh Phước A

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

2. Kĩ năng

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa

 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập theo nhóm, tinh thần tự giác, tích cực, hợp tác, yeu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 * Đối với cả lớp:

 + Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ

 + 1 “bộ đàn ống nghiệm” gồm 7 ống nghiệm đã được đỗ nước đến các mực nước khác nhau.

 * Đối với mỗi hs:

 + 1 sợi dây cao su mảnh.

 + 1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh mỏng.

 + 1 âm thoa và 1 búa cao su.

 + Vài ba dải lá chuối.

 

doc 26 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1352Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm - Trường THCS Vĩnh Phước A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Vào bài mới (2ph).
-Giống như SGK?
*Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh, chậm và nghiên cứu khái niệm tần số (10ph).
-Yêu cầu HS đọc TN sgk.
-Bố trí thí nghiệm như hình 11.1 sgk.
-Hướng dẫn HS làm TN, yêu cầu HS quan sát dao động của 2 con lắc trong 10 giây, lưu ý HS khi nào thì con lắc thực hiện được 1 dao động và cho HS trả lời câu hỏi C1 bằng cách ghi kết quả vào bảng phụ?
-Yêu cầu hs tính số dao động của 2 con lắc trong 1 giây?
-Giới thiệu khái niệm tần số, đơn vị tần số.
-Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C2?
-Yêu cầu HS tìm từ điền vào chỗ trống ở phần kết luận?
*Hoạt động 3:Nghiên cứu mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm(18ph).
-Yêu cầu HS đọc TN sgk
-Yêu cầu HS nêu dụng cụ TN và phương án làm TN.
-Phát dụng cụ TN cho các nhóm, yêu cầu hs quan sát hình vẽ 11.2 ở trên màn và bố trí thí nghiệm như hình vẽ, lần lượt bật đầu tự do của thước, lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C3?
-Thực hiện thí nghiệm 3 theo như yêu cầu của SGK với 2 trường hợp đĩa quay chậm và đĩa quay nhanh,hs lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C4?
-Yêu cầu hs điền vào chỗ trống ở phần kết luận?
*Hoạt động 4: Vận dụng (5ph).
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C5 và C6?
-Thực hiện thí nghiệm như hình 11.4, yêu cầu HS lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C7?
-Cho hs đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK?
-Cho hs đọc phần có thể em chưa biết ở SGK?
- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu,cảm giác buồn nôn, chóng mặt; một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy,người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
-Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi,muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra.Vì vậy, có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
-Nghe gv vào bài mới và ghi đề bài vào vở. 
-Đọc TN sgk.
-Các nhóm tiến hành làm TN, quan sát thí nghiệm và thảo luận trả lời câu hỏi C1 và ghi kết quả vào bảng phụ.
-Tính số dao động của 2 con lắc trong 1 giây.
-HS nhắc lại, ghi khái niệm tần số, đơn vị tần số vào vở.
-Cá nhân trả lời: Con lắc b có tần số dao động lớn hơn.
-HS trả lời, lớp nhận xét, ghi vở:
...nhanh (chậm)...lớn (nhỏ).
-Đọc TN sgk
-Nêu dụng cụ và phương án làm TN. Lớp nhận xét.
-Nhận dụng cụ TN, tiến hành thí nghiệm như hình vẽ 11.2, lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C3: (Đứng tại chỗ trả lời)
+...chậm...thấp.
+...nhanh...cao.
-Quan sát GV làm TN, lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C4:
+...chậm...thấp.
+...nhanh...cao.
-Cá nhân trả lời, lớp nhận xét và ghi vào vở:
...nhanh (chậm)...lớn (nhỏ)...
cao (thấp).
-Cá nhân trả lời, lớp nhận xét:
+C5:
*Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
*Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
+C6:
*Khi vặn cho dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp,tần số nhỏ.
*Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao,tần số dao động lớn.
-Quan sát, lắng nghe và trả lời:
+Âm sẽ phát ra cao hơn khi góc miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.
-Đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK.
-Đọc phần có thể em chưa biết ở SGK để thu thập thông tin.
ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. Dao động nhanh, chậm-Tần số:
1/ Thí nghiệm: sgk
2/ Nhận xét:
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là Héc, ký hiệu là Hz
II. Âm cao (bổng), âm thấp (trầm):
1/ Thí nghiệm: sgk
2/ Nhận xét:
Khi vật dao động càng nhanh (hoặc chậm) tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ) âm phát ra cao (hoặc thấp).
III. Vận dụng: sgk
* Ghi nhớ: sgk
4/ Củng cố: (4ph)
GV ghi sẵn nội dung BT trên bảng phụ:
BT1: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:
A. Trầm	B. Bổng
C. Văng	D. Truyền đi xa
BT2: Tần số dao động càng cao thì:
A. Âm nghe càng trầm	B. Âm nghe càng to
C. Âm càng vang xa	D. Âm nghe càng bổng
BT3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Số dao động trong 1 giây gọi là ...................Đơn vị đo của tần số là .............Tai ta thường nghe nghe được những âm thanh có tần số từ ..........Hz đến ...........Hz
- Âm càng bổng thì tần số dao động càng ........Âm càng trầm thì tần số dao động càng .......
5/ Hướng dẫn hs về nhà:
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 11.3;11.4 và 11.5 ở SBT?
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 13 	Ngày soạn: 09/11 
Tiết: 13	
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.	
	- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe cho học sinh.
3. Thái độ:
 - Giáo dục tính cẩn thận, tính nghiêm túc, hợp tác nhóm nhỏ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
	* Đối với cả lớp:
	+Bảng phụ theo mẫu sau:
Cách làm thước
dao động
Đầu thước dao động
mạnh hay yếu
Âm phát ra
to hay nhỏ
a) Nâng đầu thước lệch nhiều
 b) Nâng đầu thước lệch ít
	* Đối với mỗi nhóm HS:
	+ 1 thước đàn hồi hay 1 lá thép mỏng dài khoảng 20-30cm được gắn chặt vào 1 hộp rỗng.
	+ 1 cái trống nhỏ, dùi.
	+ 1 con lắc bấc.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTBC: (05 ph)
Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Độ cao của âm phụ thuộc vào gì? Đơn vị của tần số là gì? Kí hiệu.
Làm BT 11.1 SBT
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tạo tình huống (1ph).
-Vào bài mới như SGK.
*Hoạt động 2: Âm to, âm nhỏ, biên độ dao động (20ph).
-Yêu cầu HS đọc TN sgk.
-GV hướng dẫn cách làm TN, yêu cầu các nhóm làm TN 1 như hình 12.1 với 2 trường hợp 1 đầu thước lệch nhiều và 1 đầu thước lệch ít, lắng nghe âm phát ra và trả lời câu hỏi C1 bằng cách điền vào các ô trống ở bảng phụ?
-Giới thiệu khái niệm biên độ dao động.
-Cho HS dựa vào dữ liệu ở trên để trả lời câu hỏi C2?
-Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 như hình 12.2, HS lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu bấc trong 2 trường hợp: Gõ trống nhẹ, gõ trống mạnh và trả lời câu hỏi C3?
-Yêu cầu HS điền vào các ô trống ở phần kết luận?
*Hoạt động 3:Tìm hiểu độ to của 1 số âm (7ph).
-Giới thiệu độ to của âm được đo bằng đơn vị là đêxiben (dB) và cho hs tự đọc bảng 2 ở trên màn ảnh, sau đó trả lời câu hỏi C7?
-GV giới thiệu độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi trong khoảng từ 50dB đến 70dB.
*Hoạt động 4: Vận dụng (7ph)
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C4; C5 và C6?
-Cho HS đọc và ghi phần ghi nhớ ở SGK vào vở.
-Cho hs đọc phần có thể em chưa biết.
-Nghe GV trình bày và ghi đề bài vào vở.
-Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát âm phát ra và cử đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ:
a) Nâng đầu thước lệch nhiều đầu thước dao động mạnh, âm phát ra to.
b) Nâng đầu thước lệch ít đầu thước dao động yếu, âm phát ra nhỏ.
-HS nhắc lại và ghi khái niệm dao động vào vở.
-Hoạt động cá nhân trả lời:
C2) ........càng nhiều (hoặc ít)....... lớn (hoặc nhỏ).......to (hoặc nhỏ).
-Làm TN theo nhóm, quan sát và trả lời:
C3) ...càng nhiều (hoặc ít).... lớn (hoặc nhỏ)....to (hoặc nhỏ).
-Kết luận:
.......to......biên độ......
-Ghi đơn vị đo độ to của âm vào vở và tự đọc bảng 2 ở trên màn ảnh,sau đó trả lời câu hỏi C7:
-HS trả lời, lớp nhận xét.
+C4: Khi gãy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to vì biên độ dao động của dây đàn lớn nên âm phát ra to.
+C5: Biên độ dao động của điểm M ở trường hợp trên lớn hơn.
+C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to, biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
-Đọc và ghi phần ghi nhớ ở SGK vào vở.
-Đọc phần có thể em chưa biết để thu thập thông tin.
Bài 12:
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động:
1. Thí nghiệm: sgk
-Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động.
2. Kết luận:
-Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn.
II. Độ to của 1 số âm:
-Độ to của âm được đo bằng đơn vị là đêxiben (ký hiệu là dB).
-Bảng độ to của 1 số âm: sgk
* Ghi nhớ: sgk
Củng cố: (4ph)
BT 1: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn.	B. Khi vật dao động mạnh hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn	D. Cả 3 trường hợp trên
BT 2. Biên độ dao động của vật là:
	A. Tốc độ dao động của vật	B. Vận tốc truyền dao động
C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động	D. Tần số dao động của vật.
BT 3: Khi chơi đàn ghi ta ta có thể thay đổi độ to của âm phát ra bằng cách nào?
5. Hướng dẫn về nhà (01 ph)
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 12.3;12.4 và 12.5 ở SBT?
	6. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 14 	Ngày soạn: 18/11 
Tiết: 14	
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
- Nêu được 1 số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe cho học sinh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tính cẩn thận, tính nghiêm túc, trung thực, hợp tác nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
+ 2 trống nhỏ có giá đỡ, dùi
	+ 1 quả cầu bấc.
	+ 1 bình to đựng đầy nước.
	+ 1 bình nhỏ hoặc cốc có nắp đậy.
	+ 1 nguồn âm có thể bỏ lọt bình nhỏ.
	+ Bảng phụ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (4’) Giáo viên ghi sẵn nội dung KTBC lên bảng phụ (trên màn chiếu)
1/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
* Biên độ dao động của vật là:
A. Tốc độ dao động của vật
B. Vận tốc truyền dao động.
C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động.
D. Tần số dao động của vật.
2/ Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Biên độ dao động của âm càng lớn thì âm càng........
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị......................Kí hiệu:......
2/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tạo tình huống (2ph).
- Giống như sgk.
*Hoạt động 2: Môi trường truyền âm (25ph)
1. Sự truyền âm trong không khí:
-Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm sgk.
-Để làm được TN ta cần có những dụng cụ nào?
-GV tiến hành lắp ráp TN như H13.1 sgk.
-Yêu cầu HS dự đoán khi gõ mạnh vào trống 1 thì có hiện tượng gì xảy ra đối với quả cầu bấc treo ở trống 2.
-GV tiến hành làm TN (gõ vào trống 1)
-Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
-Âm thanh phát ra ở trống 2 là do đâu?
-Âm truyền từ trống 1 đến trống 2 qua môi trường nào?
-GV làm lại TN và yêu cầu HS quan sát, so sánh biên độ dao động của quả cầu bấc ở trống1 và 2?
-Điều này chứng tỏ nếu càng xa nguồn âm thì âm nghe càng to hay nhỏ?
*Trong chất khí thì âm truyền như vậy, còn đối với chất rắn thì sẽ như thế nào? Chúng ta qua thí nghiệm 2: 
2/ Sự truyền âm trong chất rắn:
-Yêu cầu HS đọc TN sgk.
-Em hãy cho biết cách làm TN ntn?
-GV hướng dẫn lại cách làm TN và yêu cầu các nhóm (03 HS/nhóm) tiến hành làm TN và trả lời C3.
* Chúng ta đã biết được âm truyền được qua môi trường chất khí và chất rắn rồi, còn đối với chất lỏng thì sao? Chúng ta sẽ tiến hành làm TN đối với chất lỏng.
3/ Sự truyền âm trong chất lỏng:
-Yêu cầu HS đọc TN sgk.
-GV làm TN, yêu cầu học sinh quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi C4.
-Qua 3 TN trên chứng tỏ âm truyền được trong những môi trường nào?
*Vậy âm có truyền được trong môi trường chân không hay không?
4/ Âm có thể truyền được trong môi trường chân không hay không?
-GV giới thiệu cho hs biết môi trường chân không là môi trường không có hơi hoặc không khí.
-GV thông báo cho học sinh kết quả TN H13.4 sgk. 
-Qua kết quả TN trên chứng tỏ điều gi?
*Qua các TN trên chúng ta rút ra được kết luận gì?
-GV ghi sẵn nội dung kết luận sgk lên bảng phụ (trình chiếu). Yêu cầu HS điền vào chỗ trống?
*Hoạt động 3: Vận tốc truyền âm (5ph)
-GV treo bảng phụ (trình chiếu) bảng số liệu về vận tốc truyền âm ở không khí, nước và thép trong sgk.
-Ở cùng 1 nhiệt độ như nhau (200C) nhưng vận tốc âm thanh truyền trong các chất đó ntn với nhau?
 -Yêu cầu HS so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép?
*Hoạt động 4: Vận dụng (4ph)
-Hướng dẫn để hs trả lời các câu hỏi C7; C8; C9; C10?
* Liên hệ thực tế: 
-Trước đây khi chở hàng qua ngang đường rây xe lửa (không có rào chắn) người ta thường áp tai xuống đường rây để biết được tàu gần đến hay chưa.
-Ta biết rằng âm truyền được trong các môi trường không khí, rắn... nếu lớp trong giờ học lớp chúng ta quá ồn thì lớp bên cạnh có nghe không? Có ảnh hưởng gì không?
-Cho hs đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK.
-Cho hs đọc phần có thể em chưa biết ở SGK?
-Đọc thí nghiệm sgk.
-HS trả lời, lớp nhận xét:
+02 trống.
+01 quả cầu bấc.
+01 dùi trống
+02 giá thí nghiệm.
-Quan sát GV lắp ráp TN.
-HS đưa ra dự đoán.
-Quan sát GV làm thí nghiệm và nhận xét:
+Quả cầu bấc treo ở trống 2 dao động.
-Cá nhân nhận xét: Chứng tỏ mặt trống 2 dao động, phát ra âm thanh.
-Do âm ở trống 1 truyền qua trống 2.
-Qua môi trường không khí.
-HS quan sát GV làm TN và nêu nhận xét: 
+Biên độ dao động của quả cầu bấc ở trống 1 lớn hơn ở trống 2.
-Âm nghe càng nhỏ.
-HS đọc TN sgk.
-HS trình bày phương án làm thí nghiệm. Lớp nhận xét.
-Các nhóm tiến hành làm TN.
-Đại diện 01 vài nhóm nêu nhận xét và trả lời C3:
+Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn.
-HS đọc TN sgk.
-HS quan sát TN, lắng nghe và trả lời câu C4:
+Âm truyền đến tai qua các môi trường khí, rắn và lỏng.
-Hoạt động cá nhân trả lời: Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
-HS lắng nghe.
-Hạt động cá nhân trả lời: Kết quả TN cho ta biết âm không truyền được trong môi truờng chân không.
- HS điền vào chỗ trống, lớp nhận xét và ghi vào vở.
-Quan sát bảng số liệu về vận tốc truyền âm ở không khí, nước và thép, sau đó trả lời câu hỏi C3:
-Vận tốc âm thanh truyền trong thép > nước > không khí.
-Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
-Hoạt động cá nhân trả lời, lớp nhận xét:
+C7: Không khí.
+C8: Những người đánh cá thường gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
+C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai xuống mặt đất.
+C10: Không vì âm không thể truyền được trong chân không.
-Đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK.
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Môi trường truyền âm:
1. Thí nghiệm: Sgk
2. Kết luận:
-Âm có thể truyền qua những môi truờng như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
-Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
II. Vận tốc truyền âm:
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
III. Vận dụng: (SGK)
*Ghi nhớ: sgk
4/ Củng cố: (3ph) GV ghi nội dung BT lên bảng phụ (trình chiếu), yêu cầu HS trả lời:
BT1: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây?
A. Chất rắn	B. Chất lỏng
C. Chất khí	D. Chất rắn, lỏng, khí
BT2: Những môi trường nào sau đây không truyền được âm?
A. Nước sôi	B. Không khí loãng
C. Chân không	D. Sắt ở nhiệt độ nóng chảy.
BT3: Trong thực tế khi trời có giông sét thì tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng 1 lúc nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Vì sao?
5/ Hướng dẫn về nhà: (2ph)
- Học thuộc nội dung ghi nhớ sgk.
- Làm các bài tập 13.3;13.4 và 13.5 ở SBT?
- Chuẩn bị trước nối dung bài 14.
6 Rút kinh nghiêm:
Tuần: 15 	Ngày soạn: 25/11 
Tiết: 15	
PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
2. Kĩ năng
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. 	
- Mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
	3. Thái độ:
- Giáo dục tính nghiêm túc, tự giác, tinh thần hợp tác nhóm nhỏ, ý thức tự tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
	* Đối với cả lớp:
- Tranh vẽ phóng to các hình vẽ 14.1;14.2;14.3 và 14.4 ở SGK.
- 1 giá đỡ, 1 tấm gương, 1 nguồn phát âm, 1 bình nước.
III. TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC:
KTBC (05 ph)
Âm thanh truyền được qua những môi trường nào, không truyền được qua những môi trường nào? Cho ví dụ.
So sánh vận tốc truyền âm trong chất khí, lỏng và rắn.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt đông 1: Tạo tình huống (1ph).
-Vào bài mới như SGK.
*Hoạt đông 2: Tìm hiểu phản xạ âm, tiếng vang (20ph).
-Cho HS đọc ở SGK để biết được khi nào thì có âm phản xạ, tiếng vang.
-Vậy ta nghe được tiếng vang khi nào?
-Thế nào là âm phản xạ?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi C1, C2, C3?
-Cho HS điền vào chỗ trống ở phần kết luận?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém (10ph)
-Cho hs đọc ở SGK để biết khi nào thì vật phản xạ âm tốt, kém, sau đó trả lời câu hỏi C4?
*Hoạt động 4: Vận dụng (05ph)
-Hướng dẫn để HS trả lời được các câu hỏi C5; C6; C7 và C8?
- Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ,gây cảm giác khó chịu
-Cho HS đọc và ghi phần ghi nhớ ở SGK vào vở.
-Cho HS đọc phần có thể em chưa biết ở SGK.
-Nghe GV trình bày và ghi đề bài vào vở.
-Đọc ở SGK để thu thập thông tin.
-HS trả lời, lớp nhận xét.
+Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ chậm hơn âm trực tiếp khoảng 1/15 giây.
-Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp vật chắn.
-HS nhắc lại và ghi vào vở.
-Thảo luận để tìm ra cách trả lời tốt nhất các câu hỏi:
+C1: Tiếng vang từ giếng nước vì ta phân biệt được âm trực tiếp phát ra với âm phản xạ trở lại.
+C2: Trong phòng kín âm nghe to hơn vì âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng 1 lúc.
+C3:
a) Cả 2 phòng đều có âm phản xạ.
b) Vì thời gian nghe được âm phản xạ là 1/15s cho nên thời gian âm truyền đến bức tường là 1/30s, do đó khoảng cách từ người đến bức tường là: 340m/s x 1/30s = 11,3 (m).
-Kết luận:
....âm phản xạ cách âm trực tiếp....
-Đọc ở SGK để biết khi nào thì vật phản xạ âm tốt, kém, sau đó trả lời câu hỏi C4:
+Vật phản xạ âm tốt là: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
+Vật phản xạ âm kém là: Miếng xốp, áo len, miếng đệm mút, cao su xốp.
-Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
+C5: Làm tường sần sùi, treo rèm để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang, âm nghe được rõ hơn.
+C6: Làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được rõ hơn.
+C7: Thời gian âm truyền từ tàu đến đáy biển là 1/2s, do đó độ sâu của biển là: 1500m/s x 1/2s= 750 (m)
+C8: Câu a, b, d.
-Đọc và ghi phần ghi nhớ ở SGK vào vở.
-Đọc phần có thể em chưa biết ở SGK để thu thập thông tin.
Bài 14: 
PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I. Âm phản xạ - Tiếng vang:
- Âm dội lại khi gặp 1 mặt chắn gọi là âm phản xạ.
- Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém:
+ Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
+ Những vật mềm có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
III. Vận dụng: sgk
* Ghi nhớ: sgk
Củng cố: (04 ph)
GV ghi sẵn nội dung các bài tập 14.1; 14.2 ở SBT yêu cầu HS trả lời?
Tại sao mỗi khi khó nghe, người ta lại dùng bàn tay che 1 phía của tai.
BT1: Âm phản xạ là ...............................................................................
BT2: Tai ta nghe được tiếng vang khi .......................cách âm trực tiếp ít nhất......
Hướng dẫn về nhà: (01 ph)
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 14.3; 14.4; 14.5 và 14.6 ở SBT?
 6. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16	Ngày soạn: 22/11 
Tiết: 16	
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
2. Kĩ năng:
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức hợp tác, tham gia, tinh thần tự giác, tính nghiêm túc cho học sinh.
	II. CHUẨN BỊ:
	* Đối với cả lớp:
+ Tranh vẽ phóng to các hình vẽ 15.1; 15.2 và 15.3 ở SGK.
+ 1 bảng phụ theo mẫu sau:
Cách làm giảm tiếng ồn
Biện pháp làm giảm tiếng ồn
1) Tác động vào nguốn âm
2) Phân tán âm trên đường truyền
3) Ngăn không cho âm truyền tới tai
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTBC: (5 ph)
Thế nào là âm phản xạ? Ta nghe được tiếng vang khi nào?
Yêu cầu HS lên bảng trả lời BT 14.2/15 SBT (GV ghi sẵn trênbảng phụ)
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHẦN GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2ph).
-Vào bài mới như SGK.
* Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10ph).
- Cho HS quan sát các hình 15.1; 15.2 và 15.3 trên bảng phụ (hoặc sgk), và trả lời câu hỏi:
+Tiếng ồn trong các hình vẽ ô nhiễm đến sức khoẻ ntn?
+Vậy tiếng ồn trong quá trình thảo luận nhóm có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người không?
+Vậy tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn ntn?
-Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C2?
-Tác hại của tiếng ồn:
+Về sinh lí, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cấu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (20ph).
-Cho HS đọc ở SGK để thu thập thông tin, sau đó cá nhân trả lời câu hỏi C3 bằng cách điền vào chỗ trống ở bảng phụ cho hợp lý?
-Cho HS trả lời câu hỏi C4?
Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn:
+Trồng cây: trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+Lắp đặt thiết bị giảm âm: lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ khi lên cầu thang, không nối chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học
*Hoạt động 4: Vận dụng (4ph).
-Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi C5 và C6?
- Giả sử nếu ở gần nhà em có người h

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nguồn âm - Trường THCS Vĩnh Phước A.doc