Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm - Vũ Thành Lâm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - 1 cốc không có nước,1 cốc có nước.

2. Học sinh: - 1 sợi dây cao su mảnh, 1dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy, 1 mẫu lá chuối.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1702Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 10: Nguồn âm - Vũ Thành Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết PPCT : 12
CHƯƠNG II. ÂM HỌC
BÀI 10 NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động. 
2. Kĩ năng: 
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - 1 cốc không có nước,1 cốc có nước.
2. Học sinh: - 1 sợi dây cao su mảnh, 1dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy, 1 mẫu lá chuối.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: (2 phút) 
Lớp
Ngày dạy
Tiết dạy
Sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
Sự trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3 phút)
- Hàng ngày chúng ta vẫn nghe tiếng nói, tiếng cười vui chơi, tiếng đàn, tiếng chim hót. Chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh. Vây em có biết âm thanh được tạo ra như thế nào? Âm có đặc điểm gì? Nói truyền đi qua những môi trường nào. Để trả lời được các câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu những âm thanh đó 
Bài 10. Nguồn âm
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm (5 phút)
- Cho hs thực hiện 2 vấn đề C1,C2. Hướng dẫn cả lớp lần lượt thực hiện.
- C1: Tiếng còi ô tô, tiếng nói chuyện, tiếng nhạc ..
I. Nguồn âm: 
- Thông báo cho hs vật phát ra âm gọi là nguồn âm => sau đó yêu cầu học sinh trả lời C2
C2: Cái còi xe máy, ô tô, loa, đài, trống, kèn, đàn . 
Tất cả vật phát ra âm gọi chung là nguồn âm.Vậy nguồn âm có chung những đặc điểm gì chúng ta nghiên cứu phần II.
- HS chú ý lắng nghe 
Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh. 
Ví dụ: loa, kèn, trống, người, ..
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn (10 phút)
- Cho 1 hs đọc mục đích y/c của thí nghiệm. Sau đó hướng dẫn hs thực hiện theo nhóm tiến hành thí nghiệm 10.1 theo y/c của SGK sau đó thảo luận trả lời câu C3
- Các nhóm tiến hành làm TN, hoàn thành C3: Dây cao su dao động (rung động) và âm phát ra. 
II. Đặc điểm của nguồn âm: 
- Cho hs hoạt động theo nhóm ,tiến hành làm thí nghiệm và hoàn thành C4 
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm. Thành cốc có rung động. Nhận biết bằng cách sau: Treo con lắc bấc (hoặc tua gấy mỏng)sát thanh cốc hoặc dính tờ giấy mỏng vào thành cốc, khi gõ thìa vào thành cốc, thành cốc rung làm cho quả cầu bấc dao động theo.
Sau khi hs trả lời C3,C4 GV thông báo: Sự rung động (chuyển động) qua lại quanh 1 vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc gọi là dao động.
Giới thiệu âm thoa, giới thiệu cách làm cho âm thoa dao động sau đó y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hình 10.3 và trả lời C5
C5: Âm thoa dao động có thể kiểm tra bằng cách:
+ Đặt quả cầu bấc sát với một nhánh của âm thoa, khi âm thoa phát ra âm thì quả cầu dao động.
+ Dùng tay giữ 2 nhánh của âm thoa thì không nghe âm phát ra nữa.
+ Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt nước, khi âm thoa phát ra âm, ta chạm 1 nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn toé lên mép tờ giấy.
Qua phần thí nghiệm trả lời của C3, C4 ,C5. Em hãy điền vào chỗ trống trong phần kết luận.
Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động. (Hoặc rung động)
Mọi vật phát ra âm đều dao động
Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
- Tổ chức cho hs hoạt động cá nhân trả lời C6,C7
- C6: Làm kèn lá chuối; làm pháo giấy....
- C7: Ghi ta: Dây đàn dao động; Trống: Mặt trống dao động;
Sáo trúc: Không khí trong sáo dao động.
III. Vận dụng: 
- C6: Làm kèn lá chuối; làm pháo giấy....
- C7: Ghi ta: Dây đàn dao động; Trống: Mặt trống dao động;
Sáo trúc: Không khí trong sáo dao động.
Tích hợp môi trường:
- Để bảo vệ giọng nói, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
- Trước cơn bão thường có hạ âm. Hạ âm làm con người thường khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt; một số vật nhạy cảm với hạ âm thường có biểu hiện khác thường.
- Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy có thể chế tạo máy phát ra siêu âm bắt trước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
IV. Củng cố: 
 - Gọi 1 đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK và cho học sinh ghi vào tập
*Ghi nhớ:
Các vật phát ra âm đều dao động
V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết.
- Học ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài mới bài 11 Độ cao của âm
+Âm trầm hay bổng là do đâu?
+Tần số là gì?
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nguồn âm - Vũ Thành Lâm.doc