Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 14: Phản xạ - Tiếng vang - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tạ Long

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.

 2. Kĩ năng : Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.

 3. Thái độ : Tích cực trong các hoạt động

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Phóng to hình 14.1, 14.2, 14.3

 2. Học sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần I SGK

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:

 + Ổn định lớp:

 + Kiểm tra sĩ số:

II. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Trình bày hiểu biết của em về môi trường truyền âm?

 HS2: Ví dụ chứng tỏ âm truyền được trong môi trường lỏng và khí.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 14: Phản xạ - Tiếng vang - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT15 
 Ngày soạn: / /
	 BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.
 2. Kĩ năng : Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm. 
 3. Thái độ : Tích cực trong các hoạt động
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Phóng to hình 14.1, 14.2, 14.3 
 2. Học sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần I SGK
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Trình bày hiểu biết của em về môi trường truyền âm?
 HS2: Ví dụ chứng tỏ âm truyền được trong môi trường lỏng và khí.
III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Trong cơn giông khi có tia chớp thưòng kèm theo tiếng sấm , sau đó nghe tiếng ì ầm kéo dài gọi là rền . Tại sao có tiếng sấm rền ?
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang
GV: Cho HS đọc thông báo SGK thảo luận trả lời câu C1?
HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời C1
GV: Yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày
HS: Nhóm trình bày
 Nhận xét, bổ sung và thống nhất kết quả
 GV: Vậy ta nghe được tiếng vang khi nào? 
HS: Khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15s
 GV: Âm phản xạ là gì?
 HS: Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ
GV: Tại sao trong phòng kín ta nghe âm to hơn với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời ? HS: Vì ở trong phòng kín ngoài việc nghe âm phát ra còn có âm phản xạ nữa 
HS: Cá nhân trả lời C3
GV: Hướng dẫn HS trả lời
 + Trong phòng nào có âm phản xạ
HS: Cả hai phòng
 + Tính khoảng cách nhắn nhất từ người nối đến bức tường
I. Âm phản xạ – Tiếng vang :
 C2: Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
 C3: 
 a) Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.
 b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường: S = v.t = 340.1/30 = 11,3m
Kết luận: 
 - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
 - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
GV: Yêu cầu HS bố trí và tiến hành TN như hình 14.2
HS: Bố trí và tiến hành TN
 + Theo dõi và mô tả hiện tượng
 + Nhận xét về sự phản xạ (tốt hơn) trong hai trường hợp
GV: Hướng dẫn
HS: Nhóm cử đại diện trình bày
GV: Qua TN hãy cho biết vật có đặc điểm như thế nào thì phản xạ âm tốt, vật có đặc điểm như thế nào thì phản xạ âm kém?
HS: Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt. Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 
HS: Làm việc theo bàn, trả lời C4
GV: Hướng dẫn thống nhất câu trả lời
II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
 - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)
 - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. 
 C4: 
 + Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch
 + Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. 
HOẠT ĐỘNG 3:	 Vận dụng
HS: Cá nhân trả lời C6, C7
GV: Hướng dẫn HS cả lớp trả lời 
HS: + Đọc đáp án
 + Nhận xét và bổ sung
GV: Nhận xét và chốt kết quả đúng
GV: Hướng dẫn HS làm C7
HS: Làm C7 theo hướng dẫn
HS: Cá nhân trả lời C8
GV: Hướng dẫn cả lớp thống nhất C8
III. Vận dụng
 C5: Làm tường sần sùi , treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang® Âm nghe được rõ hơn.
 C6: Để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
 C7: Ta có: v = S/t 
=> S = v.t = 1500 m/s . 0,5s = 750m
 C8: a,b,d	
 IV. Củng cố: 
- Khi nào thì có âm phản xạ? Tiếng vang là gì?
 - Vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.
 V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT
	Nghiên cứu bài mới: chống ô nhiễm tiếng ồn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Phản xạ - Tiếng vang - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tạ Long.doc