A. Mục tiêu.
1) Kiến thức:
- Học sinh biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dư¬ơng và điện tích âm . 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, 2 loại điện tích trái dấu thì hút nhau.
- Nêu đ¬ợc cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích d¬ương và các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân , bình th¬ường nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectron( thừa eléc trôn), vật mang điện d¬ương mất bớt êlectron( thiếu eléc trôn).
2) Kĩ năng: Làm thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ sát.
3) Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B. Đồ dùng:
1.Giáo viên:
* Chuẩn bị cho cả lớp.
- Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
+ 3 mảnh ni lông mầu trắng đục cỡ 13 cm x 25 cm.
+ 1 bút chì vỏ gỗ
+ 1 kẹp giấy
+ 2 thanh nhựa sẫm mầu có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay
+ 1 mảnh len cỡ 15 cm x 15 cm.
+ 1 mảnh lụa.
+ 1 thanh thuỷ tinh.
+ 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng.
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập
Ngày soạn: 10/1/201 Ngày giảng:14/1/201 Tiết 20: Hai loại điện tích A. Mục tiêu. 1) Kiến thức: - Học sinh biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm . 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, 2 loại điện tích trái dấu thì hút nhau. - Nêu đợc cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân , bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectron( thừa eléc trôn), vật mang điện dương mất bớt êlectron( thiếu eléc trôn). 2) Kĩ năng: Làm thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ sát. 3) Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. B. Đồ dùng: 1.Giáo viên: * Chuẩn bị cho cả lớp. - Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4 * Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS + 3 mảnh ni lông mầu trắng đục cỡ 13 cm x 25 cm. + 1 bút chì vỏ gỗ + 1 kẹp giấy + 2 thanh nhựa sẫm mầu có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay + 1 mảnh len cỡ 15 cm x 15 cm. + 1 mảnh lụa. + 1 thanh thuỷ tinh. + 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng. 2. Học sinh: - Học và làm bài tập -C. Phương pháp: -Vấn đáp gợi mở,nêu vấn đề -Học sinh tích cực - Hoạt động nhóm D.Tổ chức hoạt động dạy học: 1) ổn định tổ chức: 7A 2) Cách tiến hành HĐ1:Kiểm tra bài cũ (7 phút). * Mục tiêu: Hs phát biểu được nội dung kết luận 1.Làm bài tập 17.1 SBT 17.2 SBT phát biểu được nội dung của kết luận 2. Làm bài tập 17.3 SBT *.Đồ dùng: *.Cách tiến hành Bài 17.1:- Những vật bị nhiễm điện là: Vỏ bút bi nhựa , lược nhựa. - Những vật không bị nhiễm điện là: Bút chì vỏ gỗ , lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy. Bài 17.3: a) Khi chưa cọ sát thước nhựa tia nước chảy thẳng. Khi thước nhựa được cọớat, tia nướcbị hút, uốn cong về phía thước nhựa. b) Thước nhựa sau khi bị cọ sát đã nhiễm điện( mang điện tích). Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 1:Tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng (10 phút). * Mục tiêu: Hs nắm được mục đích của thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm Hs nêu được hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì nó đẩy nhau. *.Đồ dùng: + 3 mảnh ni lông mầu trắng đục cỡ 13 cm x 25 cm. + 1 bút chì vỏ gỗ + 1 kẹp giấy + 2 thanh nhựa sẫm mầu có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay + 1 mảnh len cỡ 15 cm x 15 cm. + 1 mảnh lụa. *.Cách tiến hành [NB] có trường hợp hai vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện lại hút nhau. Đó là vì: Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+) Có vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau - GV cho HS nghiên cứu SGK để nắm được mục đích của thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn cho HS làm thí nghiệm theo 3 bước như trong SGK. Gv nhận xét KQ, chuẩn k/thứcvà giải thích cho trường hợp có phần mảnh li lông hút nhau do 1 trong 2 mảnh đó chưa nhiễm điện. - GV gọi đại diện các nhóm đưa ra nhận xét cho HS ghi vở. - HS đọc SGK - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. + B1: 2 mảnh ni lông chưa bị nhiễm điện chúng chưa hút nhau,cũng không đẩy nhau. + B2: cọ xát mỗi mảnh ni lông theo 1 chiều với số lần như nhau -> chúng đẩy nhau. + B3: Làm thí nghiệm với 2 thanh nhựa cùng loại. - Từ quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét -> Ghi vở. -Lắng nghe. I.Hai loại điện tích: 1. Thí nghiệm 1: (SGK – 50) * Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì nó đẩy nhau. Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 2: Phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác nhau (10 phút). * Mục tiêu: - Học sinh biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm . 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, 2 loại điện tích trái dấu thì hút nhau *.Đồ dùng: + 2 thanh nhựa sẫm mầu có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay + 1 mảnh len cỡ 15 cm x 15 cm. + 1 mảnh lụa. + 1 thanh thuỷ tinh. + 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng *.Cách tiến hành - Học sinh biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm . 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, 2 loại điện tích trái dấu thì hút nhau - Cho HS cọ xát thanh thuỷ tinh bằng lụa rồi đưa thanh thuỷ tinh lai gần thanh nhựa thẫm mầu. - Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh bằng lụa rồi đưa chúng lại gần nhau. - GV đề nghị nhóm HS thảo luận -> rút ra nhận xét. GV thông báo: Nhiều thí nghiệm khác đều chứng tỏ rằng hai vật mang điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau. - HS làm thí nghiệm Quan sát: chúng hút nhau yếu - HS làm thí nghiệm: Quan sát : chúng hút nhau mạnh hơn. - HS thảo luận rút ra nhận xét. 2. Thí nghiệm 2: (SGK – 50). *Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. Hoạt động 4: Kết luận và vận dụng về 2 loại điện tích và lực tác dụng (7 phút). * Mục tiêu: - Hs nêu được kết luận về 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, 2 loại điện tích trái dấu thì hút nhau. *.Đồ dùng: *.Cách tiến hành Kết luận và vận dụng về 2 loại điện tích và lực tác dụng - GV cho HS hoàn thành kết luận - GV thông báo phần qui ước về 2 loại điện tích - Từ các kết quả và nhận xét rút ra từ 2 thí nghiệm trên HS tự viết vào câu kết luận - HS nghiên cứu phần thông báo (SGK-51) làm C1. * Kết luận: Có 2 loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau mang điện tích khác loại thì hút nhau. : Mảnh vải mang điện tích dương. Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (10 phút). * Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân , bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectron( thừa eléc trôn), vật mang điện dương mất bớt êlectron( thiếu eléc trôn). *.Đồ dùng: Hình 18.4 *.Cách tiến hành [TH] Sơ lược cấu tạo nguyên tử: Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các electron mang điện tích âm chuyển động. Tổng diện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Một vật nhiễm điện âm nếu có nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron - GV nêu vấn đề: ? Những điện tích này do đâu mà có. - GV thông báo sơ lược về cấu tạo nguyên tử như SGK - Cho HS vận dụng hiểu biết về cấu tạo nguyên tử để trả lời C2, C3, C4 và đọc phần “có thể em chưa biết” - HS dự đoán câu trả lời. - HS nghiên cứu SGK - HS trả lời lần lượt từng câu C2,C3,C4 II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (SGK- 51) III. Vận dụng: : Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có điện tích dương và âm, các điện tích dương tồn tại ở dạng hạt nhân còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectron quay xung quanh hạt nhân. : Trước khi cọ xát các vật không hút vụn giấy vì chúng chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau. : Sau khi cọ xát mảnh vải nhiễm điện dương (6+,3-) ; thước nhựa nhiễm điện âm ( 7- , 4+) Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectron. Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectron. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.(1 phút). - Về nhà học phần ghi nhớ SGK – 52. - Bài tập về nhà 18.1 -> 18.4 SBT- 19.
Tài liệu đính kèm: