Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực ( hoặc ảnh vẽ, ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.

- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều

 dòng điện chạy trong mạch điện thực.

2. Kỹ năng:

 - Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ:

 - Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.

 - Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 21:
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: 
 - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực ( hoặc ảnh vẽ, ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều
 dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Kỹ năng: 
 - Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ:
 - Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.
 - Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt.
II/ NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp (thời gian 1 phút): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (thời gian 5 phút):
 Câu 1: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Lấy ví dụ?
 Đáp án: - Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua.
Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: +) Chất dẫn điện: Bạc, thuỷ nhân, các dung dịch axit,...
 +) Chất cách điện: Nước nguyên chất, gỗ khô, không khí, thuỷ tinh,...
 Câu 2: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
Thanh gỗ khô.
Một đoạn dây nhựa.
Thanh thuỷ tinh.
Một đoạn ruột bút chì.
 Đáp án: D.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Thời gian 35 phút)
1. Giới thiệu, dẫn nhập 
GV: Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe ô tô, xe máy.Những người thợ điện phải căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này:
 2. Nội dung bài mới:
 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV chiếu bảng kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. Lưu ý học sinh kỹ cách kí hiệu của nguồn điện và hai nguồn điện mắc nối tiếp
- HS tìm hiểu và nhớ các kí hiệu
GV: Yêu cầu HS sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện H19.3
+ Gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện
HS: Vẽ sơ đồ mạch điện H19.3
- GV: Gọi 1 HS nhận xét
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng của câu C1
? Vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ ở câu C1 bằng cách thay đổi vị trí các bộ phận trong sơ đồ
HS: vẽ sơ đồ mạch điện khác với C1
GV: Gọi 2 HS lên bảng vẽ
GV: nhận xét, chỉnh sửa và yêu câu HS về tìm các cách vẽ khác.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo đèn sáng
HS: Hoạt động nhóm mắc sơ đồ mạch điện theo cách vẽ ở câu C2
GV: Chiếu Câu C3 trên phông chiếu, bật công tắc cho HS quan sát bóng đèn sáng.
GV: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng vậy dòng điện có chiều như thế nào? 
GV: Thông báo về chiều dòng điện và yêu cầu HS nhắc lại
HS: Nhắc lại quy ước về chiều dòng điện và ghi vở
GV: Thông báo cho HS nguồn điện cung cấp bởi pin hay ácquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều
GV: Giới thiệu cho HS cách dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện và biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ mạch điện trên bảng.
HS: quan sát
GV:Chiếu H20.4 phóng to trên bảng và yêu cầu
HS quan sát H 20.4.
? So sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
HS: Quan sát và trả lời C4
GV: Chiếu H b,c,d của câu C5 Yêu cầu HS sử dụng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện câu C5
HS : lên bảng biểu diễn chiều dòng điện, HS dưới lớp biểu diễn trong vở bài tập
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV: Chiếu H21.2, yêu cầu các nhóm tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn thường dùng và quan sát đèn pin thật thảo luận theo nhóm trả lời phần a,b của câu C6
HS:- Quan sát, thảo luận và trả lời C6
Đại diện nhóm đọc kết quả của nhóm mình.
GV: Thảo luận trước lớp thống nhất câu trả lời và yêu cầu HS ghi vở.
I/ Sơ đồ mạch điện
1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện
2.Sơ đồ mạch điện
X
 C1:
X
C2: Một trong các sơ đồ là:
X
II/ Chiều dòng điện
* Quy ước về chiều dòng điện 
 Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
C4: Chiều quy ước của dòng điện ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
C5:
C6: 
a, Nguồn điện của đèn gồm 2 pin. Kí hiệu 
Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu đèn pin.
b, Sơ đồ mạch điện
X
 IV/ CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ DẶN DÒ (Thời gian 5 phút)
 ? Nêu quy ước về chiều dòng điện
Đọc ghi nhớ
Đọc có thể em chưa biết
GV: Nhắc nhở HS việc an toàn sử dụng điện trong mạch điện gia đình
Học ghi nhớ
Đọc có thể em chưa biết
Làm BT 21.2, 21.3 trong SBT
Nghiên cứu bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
V/ RÚT RA KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày 17 tháng 1 năm 2014
 Ký duyệt của tổ trưởng tổ tự nhiên
 Giáo viên soạn
 Vũ Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện.doc