Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Phạm Thị Thúy Oanh - Trường THCS Kim Long

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nêu được khi dòng điện đi qua một vật dẫn thì làm cho vật dẫn nóng lên.

- Kể được các dụng cụ điện sử dụng, tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Kể và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại đèn điện: đèn dây tóc, đèn bút thử điện, đèn LED.

2. Kĩ năng:

- Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ :

- Trung thực, nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Có ý thức sử dụng điện an toàn.

II. Chuẩn bị:

- Hai nguồn mắc nối tiếp.

- Khoá.

- Một đoạn dây sắt mảnh.

- Cầu chì.

- Dây dẫn.

- Một số mẫu xốp nhỏ.

- Bút thử điện.

- Đèn điôt phát quang.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2273Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Phạm Thị Thúy Oanh - Trường THCS Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS KIM LONG	Ngày soạn : 15/02/2009
GSTT : PHẠM THỊ THÙY OANH	Ngày dạy : 19/02/2009
GVHD : NGUYỄN NGỌC KHUÊ	Lớp:7A3 tiết1
GIÁO ÁN VẬT LÝ 7
Tiết 25 Tiết 25 Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆTVÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN 
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
- Nêu được khi dòng điện đi qua một vật dẫn thì làm cho vật dẫn nóng lên.
- Kể được các dụng cụ điện sử dụng, tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại đèn điện: đèn dây tóc, đèn bút thử điện, đèn LED.
Kĩ năng:
- Mắc mạch điện đơn giản.
Thái độ :
Trung thực, nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Có ý thức sử dụng điện an toàn.
Chuẩn bị:
- Hai nguồn mắc nối tiếp.
- Khoá.
- Một đoạn dây sắt mảnh.
- Cầu chì.
- Dây dẫn.
- Một số mẫu xốp nhỏ.
- Bút thử điện.
- Đèn điôt phát quang.
 Tổ chức hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ ( 6 phút )
 - Vẽ sơ đồ mạch của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.
 - Nêu quy ước về chiều dòng điện. 
Bài mới: ( 3 phút )
 Giới thiệu bài: Dòng người, ta có thể nhìn thấy người đi qua lại, dòng nước có thể nhìn thấy nước chảy. Vậy dòng điện ta có thể nhìn thấy các điện tích dịch chuyển không ? Dựa vào đâu ta có thể nhận biết dòng điện chạy trong quạt máy, bóng đèn
- Như vậy, ta đã căn cứ vào tác dụng của dòng điện để biết có dòng điện chạy qua vật dẫn hay không?Bài hôm nay và bài sau, ta sẽ xét một số tác dụng của dòng điện. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 
Bài 22:Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Tác dụng nhiệt (15 phút)
- Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị, thường dùng trong gia đình bị đốt nóng khi dòng điện chạy qua.
- Bằng cách nào biết bóng đèn nóng.
- Bóng đèn có điểm gì khác so với các thiết bị còn lại? 
- Bộ phận nào của bóng đèn được đốt nóng và phát sáng khi dòng điện chạy qua?
- Dây tóc bóng đèn chính là vật dẫn điện. Vậy vật dẫn điện khi nóng lên khi nào? Tại sao dây tóc bóng bóng đèn thường được làm vonfam.
- Bố thí thí nghiệm hình 22.2 sách giáo khoa.
- Giới thiệu các thiết bị.
- Dự đoán xem khi dòng điện chạy qua dây sắt thì dây có nóng không? Hiện tượng gì xảy ra với các miếng xốp?
- Tiến hành thí nghiệm.
- Từ thí nghiệm rút ra được kết luận gì?
- Thông báo, vật nóng trên 500oC thì bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy.
- Cho học sinh quan sát cầu chì.
- Dò bảng xemchì nóng chảy ở bao nhiêu độ?
- Vậy khi dây dẫn nóng trên 327o thì hiện tượng gì xảy ra đối với đoạn dây chì và mạch điện?
 - Vậy dùng cầu chì có thể tránh được điều gì khi sử dụng điện ?
- Học sinh trả lời.
- Sờ bằng tay hoặc dùng nhiệt kế
- Bóng đèn phát sáng 
- Dây tóc bóng đèn
- Học sinh trả lời 
- Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát
- Dây chì bị chảy, mạch điện không có dòng điện chạy qua.
- Tránh được những sự cố nguy hiểm về điện
Dòng diện đi qua mọi vật dụng thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt đô cao thì phát sáng
Hoạt động 2: 2. Tác dụng phát sáng (15 phút)
- Giới thiệu: Một trong những tác dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. Có một số vật dẫn, khi dòng điện chạy qua bị nóng lên thì phát sáng. Nhưng cũng có một số đèn phát sáng khi dòng điện chạy qua mà không bị nóng lên nhiều. Ví dụ như bóng đèn bút thử điện 
- Cho học sinh quan sát bóng đèn bút thử điện và nhận xét.
- Cắm đầu bút thử điện vào ổ diện cho học sinh quan sát
- Khi dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện thì chỗ nào phát sáng?
- Trong bóng đèn có khí. Vậy chính chất khí trong bóng đèn đã phát sáng
- Giới thiệu đèn điôt phát quang 
( có tên tiếng Anh viết tắt là LED )
- Các nhóm lên nhận đèn LED và nguồn điện
- Yêu cầu học sinh quan sát bên trong bóng đèn có đặc điểm gì?
- Cho học sinh nối 2 đầu của đèn với 2 cực của nguồn ( Nếu đèn không sáng, cho đổi cực lại )
- Quan sát và cho biết bóng đèn sáng ở chổ nào? Đèn có nóng lên không
- Vậy khi đèn sáng, cực dương của nguồn nối với bản nào của đèn?
- Khi cực dương của nguồn nối với bản to thì đèn có sáng không?
- Từ đây rút ra nhận xét gì?
- Vậy khi biết cực của đèn điôt phát quang có xác định được cực của nguồn không?
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm
- Học sinh trả lời
- Nối với bản nhỏ của đèn
- Đèn không sáng
- Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
- Có thể được.
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Hoạt động 3 : 3.Củng cố - Vận dụng ( 5 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện
 + Tác dụng phát sáng trong bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang.
- Cho học sinh đọc câu C8 và trả lời
- Đọc phần “Có thể en chưa biết”
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc và trả lời.
- Học sinh đọc sách
Dặn dò ( 1 phút)
Học bài, làm làm các bài tập trong SBT.
Xem trước bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học, và tác dụng sinh lí của dòng điện
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn	GS thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Phạm Thị Thúy Oanh - Trường THCS Kim Lo.doc