Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 30: Tổng kết chương 3- Điện học

I . Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.

3. Thái độ:

- Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.

II . Chuẩn bị:

- HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng

III . Tổ chức hoạt động dạy học :

1 . Tổ chức:

 7A: 7B: 7C:

- GV tổ chức lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội bầu ra 1 đội trưởng.

- Lớp bầu ra 1 ban thư kí đẻ ghi kết quả.

2. Chuẩn bị:

Mỗi đội chơi chuẩn bị 1 bảng và 1 bút lông.

3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2428Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 30: Tổng kết chương 3- Điện học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34, tiết: 34
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 30. TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
II . Chuẩn bị:
- HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng
III . Tổ chức hoạt động dạy học :
1 . Tổ chức: 
	7A: 	7B:	7C:
- GV tổ chức lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội bầu ra 1 đội trưởng. 
- Lớp bầu ra 1 ban thư kí đẻ ghi kết quả.
2. Chuẩn bị: 
Mỗi đội chơi chuẩn bị 1 bảng và 1 bút lông.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản:
- GV phổ biến luật chơi.
- GV tổ chức cho các đội chơi thảo luận để đưa ra câu trả lời chính xác. 
1. Có những loại điện tích nào ?
 Các loại điện tích nào thì hút nhau ? Loại nào thì đẩy nhau ?
2. Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm,
 nhận thêmêlectron, mất bớt êlectron.
3. Đơn vị của hiệu điện thế là gì ? 
 Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào ? 
4. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện 
và hiệu điện thế có đặc diểm gì ?
 5. Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.
6. Đặt câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.
7. Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
8. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện 
và hiệu điện thế có đặc diểm gì ?
9. Đặt một câu với cụm từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
10. Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện 
và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
- GV chốt lại những kiến thức đúng và yêu cầu các đội chơi khác chữa nếu sai.
- GV tổng kết và ban thư kí thông báo điểm của các đội chơi.
HĐ2. Phần thi trả lời nhanh :
- GV phổ biến luật chơi.
- Yêu cầu các đội chơi thảo luận để đưa ra các đáp án đúng.
- GV tổng kết và ban thư kí thông báo điểm của các đội chơi.
HĐ3. Phần thi ô chữ:
- GV phổ biến luật chơi.
- GV tổng kết và ban thư kí thông báo điểm của các đội chơi.
I. Tự kiểm tra:
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần ôn tập. 
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời đúng.
1. - Có hai loại điện tích là: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Điện tích trái dấu thì hút nhau.
- Điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
2. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu 
mất bớt êlectron. 
3. Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V).
Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
4. Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3 
- Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu 
đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23. 
5. Các tác dụng chính của dòng điện là: tác dụng từ, tác dụng quang, 
tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
6. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
7. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện là:
 - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
 - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
 - Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện
 nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
 - Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần 
 tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 
8. - Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện
 trong mạch rẽ: I = I1 + I2.
 - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bằng nhau và bằng hiệu điện thế 
 giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN.
9. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa 
hai cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch điện. 
10. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
- Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
II. Trả lời nhanh:
- Các đội chơi lần lượt chọn các câu hỏi trắc nghiệm và thảo luận để đưa ra đáp án đúng.
1. A, 2. B, 3. D
4. C, 5. B, 6. D
III. Phần thi ô chữ:
- Các đội chơi lần lượt chọn các ô hàng ngang và thảo luận để đư ra đáp án đúng.
1. Cực dương. 2. An toàn điện.
3. Vật dẫn điện. 4. Phát sáng.
5. Lực đẩy. 6. Nhiệt.
7. Nguồn điện. 8. Vôn kế.
Ô hàng dọc: Dòng điện.
4. Tổng kết-Hướng dẫn về nhà:
- Ban thư kí tổng kết điểm của các đội chơi qua các phần thi.
- GV tuyên dương các đội chơi có kết quả cao.
- Nhiệm vụ về nhà:
+ Ôn tập chương 3 theo nội dung của sgk và sbt.
+ Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Tổng kết chương 3- Điện học.doc