Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.

- Nêu được ví dụ về tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.

- Giải thích được sự tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.

2. Kĩ năng:

- Giải thích sự tạo ánh sánh màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

3.Thái độ:

- Nghiêm túc, chính xác.

- Tập trung trong giờ học.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý 9.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 52 SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhớ lại kiến thức cũ lớp 7, nhắc lại cho cô nguồn sáng là gì? Kể tên 2 nguồn sáng mà em biết.

- Trong thực tế hằng ngày em nhìn thấy ánh sáng có những màu sắc như thế nào?

* Dẫn dắt vào bài:

Thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có các loại màu. Vậy vật nào phát ra ánh sáng trắng, vật nào phát ra ánh sáng màu ? và làm thế nào để có thể tạo ra ánh sáng màu? Để biết được điều này thì cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. Bài 52 ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU. Các em ghi tựa bài vào vở, ghi phần I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 12/10/2017
Ngày soạn: 12/10/2017
 Ngày dạy: 17/10/2017
 Ngày dạy: 17/10/2017
Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
- Giải thích được sự tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
2. Kĩ năng: 
- Giải thích sự tạo ánh sánh màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc, chính xác.
- Tập trung trong giờ học.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý 9.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 52 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Ổn định lớp: 
Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
- Nhớ lại kiến thức cũ lớp 7, nhắc lại cho cô nguồn sáng là gì? Kể tên 2 nguồn sáng mà em biết.
- Trong thực tế hằng ngày em nhìn thấy ánh sáng có những màu sắc như thế nào?
* Dẫn dắt vào bài:
Thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có các loại màu. Vậy vật nào phát ra ánh sáng trắng, vật nào phát ra ánh sáng màu ? và làm thế nào để có thể tạo ra ánh sáng màu? Để biết được điều này thì cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. Bài 52 ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU. Các em ghi tựa bài vào vở, ghi phần I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
 Hoạt động hình thành kiến thức: (41 phút)
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu (13 phút)
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
- Gọi 1 em đọc tài liệu phần 1. Các nguồn phát ánh sáng trắng.
- Hãy cho cô biết các nguồn sáng sau đây(ánh sáng mặt trời vào ban ngày, đèn pha ô tô,bình minh, hoàng hôn, đèn dây tóc, đèn pin,..) nguồn phát ánh sáng trắng? 
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt ý:Mặt Trời là nguồn phát ra ánh sáng trắng (chỉ trừ lúc bình minh và hoàng hôn), ngoài ra các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ô tô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròn... cùng là nguồn phát ánh sáng trắng. Các em ghi bài vào vở.
 -Vậy các đèn ở trụ đèn giao thông hay các đèn ở các bảng hiệu dùng trong quảng cáo có được gọi là nguồn phát ánh sáng trắng hay không. Để biết được điều này thì cô và các em cùng sang phần 2. Các nguồn phát ánh sáng màu.
-Các em đọc sách cho cô biết bút laze và đèn led khi có dòng điện chạy qua đèn phát ra ánh sáng màu gì?
-Gọi HS nhận xét.
-Gv nhận xét chốt ý: khi có dòng điện chạy qua bút laze phát ra ánh sáng màu đỏ, đèn led phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục. 
-Các em ghi bài vào vở
-Vậy làm thế nào để tạo ra các đèn có màu sắc khác nhau thì cô và các em cùng tìm hiểu sang phần II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
- HS Đọc SGK 
 Đọc SGK và trả lời:
Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ô tô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròn, Mặt Trời... cùng là nguồn phát ánh sáng trắng.
 HS đọc sách và trả lời:khi có dòng điện chạy qua bút laze phát ra ánh sáng màu đỏ, đèn led phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục.
I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
 1. Các nguồn phát ánh sáng trắng: 
- Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng sáng (bóng đèn pha của ôtô, xe máy, đèn hùynh quang, bóng đèn pin,đèn
compac..v.v.)
2. Các nguồn phát ánh sáng màu: 
- Nguồn sáng màu là vật tự phát ra ánh sáng màu.
-Có một số nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu như mặt trời lúc bình minh hay hoàng hôn, nến đang cháy....
VD: Đèn led có loại phát ra ánh sáng đỏ, vàng, lục..
 - Bút laze khi họat động phát ra ánh sáng màu đỏ
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu (20 phút)
Mục tiêu: Giải thích được sự tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
-Em nào cho cô cho biết, trong thực tế đời sống thì những gì có thể coi là tấm lọc màu?
- Từ các tấm lọc màu này em nào dự đoán các cách tạo ra ánh sáng màu đỏ, ánh sáng màu xanh nào?
- Để xem dự đoán có đúng hay không thì cô và các em cùng sang phần thí nghiệm.
- Gọi một em đọc cho phần 1. Thí nghiệm.
- Các em hãy quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi C1. Đầu tiên cô sẽ chiếu một chùm ánh sáng đi qua 1 tấm lọc màu đỏ. Các em hãy quan sát ánh sáng phía sau tấm lọc màu. Tiếp đến cô chiếu một chùm ánh sáng đỏ đi qua một tấm lọc màu đỏ, các em hãy quan sát để trả lời câu C1. Cuối cùng là chiếu một chùm ánh sáng đỏ đi qua một tấm lọc màu xanh(hoặc tím). Các em quan sát thí nghiệm em nào trả lời câu C1.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét chốt ý: Chùm ánh sáng trắng đi qua tấm lọc màu đỏ ta được một chùm ánh sáng đỏ.
-Chùm ánh sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ cho chùm ánh sáng màu đỏ
-Chùm ánh sáng đỏ đi qua tấm lọc màu xanh(hoặc tím) không được ánh sáng, ta thấy tối (không có ánh sáng truyền qua)
-Các em tiếp tục sang phần 2. Các thí nghiệm tương tự.
-Các em nhớ ghi bài đầy đủ vào vở.
-Các em cũng làm thí nghiệm như trên nhưng thay kính lọc màu và ánh sáng màu khác rồi quan sát xem ánh sáng qua tấm lọc màu có màu gì.
-Cô chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng các em hãy quan sát chùm ánh sáng sau tấm lọc màu có màu gì?Em nào trả lời cô biết là ánh sáng thu được sau tấm lọc màu có màu gì?
-Chiếu ánh sáng tím qua tấm lọc màu đỏ các em quan sát và cho cô biết ánh sáng thu được sau tấm lọc màu có màu gì?
-Qua các thí nghiệm trên em nào cho cô biết:
+Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu sẽ thu được ánh sáng gì?
+Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ thu được ánh sáng gì?
-Gọi HS trả lời.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét, chốt ý đó cũng là phần kết luận.Các em sang phần 3 kết luận.
-GV:Ánh sáng màu này sẽ khó truyền qua tấm lọc màu khác. Và tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác. Các em ghi kết luận vào vở.
-Các em vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm theo từng bàn( lớp mình sẽ chia thành 5 nhóm) và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
1- Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ? còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh(hoặc tím) ta lại không thu được ánh sáng đỏ đó nữa?
2- Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ?
-Các nhóm có 1 phút thảo luận sau đó cô sẽ mời đại diện của nhóm trả lời.Các nhóm bắt đầu thảo luận.
-Hết 1 phút cô mời đại diện nhóm 1 trả lời câu 1 và đại diện nhóm 2 trả lời câu 2. Các nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của bạn, có nhóm nào có ý kiến khác không?
-GV nhận xét và chốt ý: 
Vì tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác nên khi chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc cùng màu thì tấm lọc màu này sẽ hấp thụ rất ít 1 lượng nhó không đáng kể màu đỏ nên ta vẫn thu được chùm sáng đỏ còn khi chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh thì tấm lọc màu sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng không phải là màu xanh ở đây là ánh sáng đỏ nên ta không thấy được ánh sáng sau tấm lọc màu này.Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của  ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Các em sẽ được học ở bài sau. Vì vậy Trong ánh sáng trắng có chứa màu đỏ và nhiều màu nữa.Khi ánh sáng trắng chiếu qua tấm lọc màu đỏ thì tấm lọc màu đỏ hấp thụ hầu hết các màu khác có trong ánh sáng trắng, riêng màu đỏ hấp thụ rất ít nên ta chỉ thu được màu đỏ. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi C2 trong sách của các em.
-Gọi HS trả lời lại câu C2.
-Các em sang phần III.Vận dụng. Các em ghi đầy đủ vào vở.
-Tấm lọc màu có thể là một tấm kính có màu, một mảnh giấy bóng kính có màu, một tấm nhựa trong có màu, một lớp nước màu.
 -HS trả lời.
-Học sinh lắng nghe
-HS đọc thí nghiệm
-HS quan sát thí nghiệm
-Từ kết quả thí nghiệm HS trả lời câu C1:
- Chùm ánh sáng trắng đi qua tấm lọc màu đỏ ta được một chùm ánh sáng đỏ.
-Chùm ánh sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ cho chùm ánh sáng màu đỏ
-Chùm ánh sáng đỏ đi qua tấm lọc màu xanh(hoặc tím) không được ánh sáng, ta thấy tối (không có ánh sáng truyền qua)
HS: trả lời 
-HS quan sát thí nghiệm.
-HS trả lời : ánh sáng thu được sau tấm lọc màu có màu vàng.
HS: Quan sát TN, nhận xét 
-HS quan sát và trả lời: không có ánh sáng.
-HS nghe câu hỏi
-HS trả lời câu hỏi: 
+ Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc màu đó.
+ Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu ta sẽ không thu được ánh sáng có màu đó nữa.
-HS lắng nghe
-Học sinh ghi bài
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-HS đại diện nhóm trả lời:
1. Vì tấm lọc màu đỏ hấp thụ ít ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ, còn tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó có thể qua được tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.
2. Trong ánh sáng trắng có chứa màu đỏ và nhiều màu nữa.Khi ánh sáng trắng chiếu qua tấm lọc màu đỏ thì tấm lọc màu đỏ hấp thụ hầu hết các màu khác có trong ánh sáng trắng, riêng màu đỏ hấp thụ rất ít nên ta chỉ thu được màu đỏ.
II. Tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
 1. Thí nghiệm 
C1: - Chiếu 1 chùm sáng trắng qua 1 tấm lọc màu đỏ " được chùm ánh sáng đỏ.
- Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc màu đỏ " được chùm ánh sáng màu đỏ.
- Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc màu xanh " không được ánh sáng, ta thấy tối (không có ánh sáng truyền qua).
2. Các TN tương tự 
 - Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng màu vàng.
- Chiếu ánh sáng tím qua tấm lọc màu đỏ ta không thu được ánh sáng.
3. Kết luận: 
- Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta sẽ được ánh sáng có màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu, sẽ không được ánh sáng màu đó nữa. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác.
- Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
C2: Trong chùm sáng trắng có a/s màu đỏ, tấm lọc màu đỏ cho a/s đỏ đi qua 
- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ a/s màu đỏ nên chiếu chùm sáng trắng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng tấm màu đỏ.
- Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh a/s có màu khác nên ánh sáng màu đỏ khó đi qua.
Hoạt động 3: Vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi và bài tập đơn giản
-Gọi HS đọc câu C3.
-Gọi HS trả lời câu C3.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét và chốt ý: Các vỏ của đèn sau và đèn báo rẽ xe máy đóng vai trò như tấm lọc màu, nên ánh sáng từ đèn dây tóc của xe chiếu qua sẽ tạo nên ánh sáng màu.
-Gọi HS đọc câu C4.
-Gọi HS trả lời câu C4.
-Các em có thể dùng đèn màu trắng hoặc đèn màu các loại chiếu qua thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ này để kiểm chứng câu trả lời của các em nha.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/138.
-GV: - Tìm hiểu sự ô nhiễm ánh sáng:
Con người làm việc hiệu quả và học tập thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng (ánh sáng mặt trời), vì ánh sáng mặt trời giúp bảo vệ mắt,giúp tổng hợp Vitamin D cần thiết cho trẻ,
Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Sử dụng ánh sáng màu như ánh sáng màu đèn led, đèn ống rất có ích trong cuộc sống,nhưng cũng rất có hại khi ta dùng ánh sáng màu để học tập, vìvì ánh sáng màu không đủ cung cấp ánh sáng cho mắt làm việc, làm cho mắt phải điều tiết nhiều,90% Học sinh bị cận là do thiếu ánh sáng tự nhiên (báo Thanh niên online).
- Biện pháp: 
+ Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ánh sáng màu.
+ Hạn chế việc sử dụng điện để thắp sáng đèn quảng cáo nhắm tiết kiệm điện.
-HS đọc câu C3.
-HS trả lời câu C3: Bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa đóng vai trò như các tấm lọc màu.
-HS đọc câu C4.
-HS trả lời câu C4: Tấm lọc màu.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
III. Vận dụng
C3: Bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa đóng vai trò như các tấm lọc màu.
C4: Tấm lọc màu.
- HS tiếp thu được nội dung GDBVMT
- Nếu sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) sẽ khiến thị lực bị suy giảm. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
- Tại các thành phố lớn, việc sử dụng quá nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm này dẫn đến giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn. Ngoài ra, chúng còn làm lãng phí điện năng.
4. Củng cố kiến thức: (2 phút) 
- các câu hỏi củng cố kiến thức của bài.
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập từ 52.1 đến 52.10
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị bài mới bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 52 Anh sang trang va anh sang mau_12262298.doc