I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để làm bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm.
NS: 15/11/2017 ND: 17/11/2017 Lớp: 8A Tiết 10 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. - Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. 2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để làm bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: 1. GV - Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án. - Thiết bị thí nghiệm: Bình hình trụ có đáy cao su, thành bình có hai lỗ bịt màng cao su. Chậu thủy tinh hoặc nhựa trong, đĩa cao su. 2. HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn tập lại kiến thức về áp suất, đọc trước mục I, II bài 8. - Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(2 HS) Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, đơn vị áp suất. 3. Tiến trình dạy học: GV đặt vấn đề như SGK. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bảng Hoạt động 1: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng Mục tiêu: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. GDƯPBĐKH: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc nổ đến môi trường. - Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn. Áp suất này truyền theo mọi phương, gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ làm hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. - Biện pháp: Không sử dụng chất nổ đánh bắt cá. - GV cho HS làm thí nghiệm như hình 8.3 SGK. - GV yêu cầu HS trả lời câu C1, C2. - GV cho HS tiến hành thí nghiệm như hình 8.4. ? Từ thí nghiệm 2, rút ra nhận xét gì? ? Từ kết quả của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, hãy hoàn thành câu kết luận. - HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - HS thảo luận trả lời câu C1, C2. - HS tiến hành thí nghiệm như hình 8.4. - HS rút ra nhận xét. - HS hoàn thành câu kết luận. I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng 1. Thí nghiệm 1 - Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình. - Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. 2. Thí nghiệm 2 - Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. 3. Kết luận Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng Mục tiêu: Học sinh nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. - GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng: p = = d.h. ? Hãy nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. - GV giới thiệu chú ý như SGK. - HS xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng theo gợi ý của GV. - HS nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. - HS chú ý theo dõi. II. Công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa hoặc N/m2) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: chiều cao cột chất lỏng (m). Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng làm bài tập. - GV yêu cầu làm câu C6, C7. - HS làm câu C6, C7 theo yêu cầu của GV. Vận dụng C6. Vì khi ở càng sâu, áp suất càng lớn nên người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn. C7. p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 (N/m2) p2 = d.h2 = 10000.0,8 = 8000 (N/m2). 4. Củng cố bài học: - Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? - Đọc ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà: a. Bài vừa học: - Học bài theo SGK và vở ghi. - Làm bài tập 8.1, 8.4, 8.5, 8.7, 8.8, 8.9, 8.10, 8.12, 8.16 trong SBT. b. Bài sắp học: - Đọc trước bài mục III bài 8
Tài liệu đính kèm: