Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng

Tiết 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Mô tả lại được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm có cùng độ cao trong lòng một chất lỏng.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

- Quan sát hiện tương, phân tích và rút ra kết luận.

3. Thái độ.

Có ý thức tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV: Dụng cụ TN về áp suất chất lỏng H8.3; H8.4

HS: Đồ dùng học tập. Nước sạch.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2017
Ngày giảng: 16/10/2017
Tiết 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Mô tả lại được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm có cùng độ cao trong lòng một chất lỏng.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Quan sát hiện tương, phân tích và rút ra kết luận.
3. Thái độ.
Có ý thức tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Dụng cụ TN về áp suất chất lỏng H8.3; H8.4
HS: Đồ dùng học tập. Nước sạch.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động.(5’)
a)Mục tiêu.
- Học sinh tái hiện lại kiến thức về áp lực, áp suất đặt vấn để về nhà.
b) Đồ dùng :
c) Cách tiến hành.
 Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
? Viết công thức tính áp suất và ghi chú đầy đủ các đơn vị?
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1:Tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy và thành bình.(20’)
a)Mục tiêu.
- Mô tả lại được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Quan sát hiện tương, phân tích và rút ra kết luận.
b) Đồ dùng : Dụng cụ TN H8.3, 8.4
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
Yc hs quan sát hình 8.2 (SGK - 28)
YC hs đọc nghiên cứu thông tin phần 1 (SGK - 28) và quan sát hình 8.3
HS: nghiên cứu đọc SGK - 25 quan sát H8.3
GV: giới thiệu dụng cụ TN, nêu rõ mục đích của TN1.
Yc hs dự đoán hiện tượng trước khi làm TN1.
HS: Dự đoán.
GV. Tổ chức cho hs hđ nhóm (3p) làm TN để kiểm tra, rút ra kết luận, trả lời C1
HS: HĐ nhóm (3p) làm TN1, trả lời C1
GV: hãy dựa vào kết quả TN trả lời C2?
HS: Trả lời C2.
GV: Giới thiệu dụng cụ TN, nêu mục đích và cách bố trí TN2.
 hãy quan sát và nghiên cứu TN2 (SGK - 29)?
HS: - hs theo dõi, nghiên cứu TN2.
GV: Chất lỏng có gây ra áp suất lên vật trong lòng nó không, hãy trả lời C3.
HS: Trả lời C3
GV: Yêu cầu hs hoàn thành C4.
Yc hs đọc lại phần kết luận SGK - 29
Chốt lại: KTCB sự tồn tại cảu áp suất trong lòng chất lỏng.
1. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1.Thí nghiệm 1: (SGK - 28)
C1. Các màng cao su biến dạng, điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
C2. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
2. Thí nghiệm 2: (SGK - 29)
C3. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.
3. Kết luận: 
C4. (1) thành; (2) đáy; 
(3) trong lòng
* Tích hợp môi trường(3’)
GV: Các ngư dân sử dụng chất nổ để đánh bắt cá sẽ gây ra hiện tượng gì? tại sao?
HS: 1 áp suất rất lớn truyền theo mọi phương gây ra sự tác động lên các sinh vật khác sống trong đó. Vì dưới tác dụng của áp suất này hầu hết các sinh vật đều bị chết
GV: Việc đánh bắt cá bằng chất nổ có lợi hay có hại? vì sao?
HS: có hại vì gây huỷ diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái
GV: Làm thế nào để hạn chế được việc đó?
Để hạn chế ta cần tuyên truyền, dùng biện pháp ngăn ngừa để ngư dân không sử dụng chất nổ đánh bắt cá,
GV: Nhấn mạnh KT GD môi trường cho học sinh.
Hoạt động 2: Công thức tính áp suất chất lỏng (10’)
a)Mục tiêu.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm có cùng độ cao trong lòng một chất lỏng.
- Vận dụng được công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
b) Đồ dùng :
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
VÀ HS
GHI BẢNG
GV:Yc hs tìm hiểu tt để nêu công thức tính áp suất chất lỏng giải thích đơn vị từng đại lượng trong biểu thức.
HS: Giải thích
GV. giải thích nhận xét.
HS: Theo dõi, đọc nhận xét
GV: Chốt lại: KTCB công thức tính áp suất chất lỏng
GV yêu cầu HS giải thích câu hỏi C6
HS giải thích theo‎ ‎cách hiểu.
 2. Công thức tính áp suất chất lỏng:
* Công thức: p = d.h
 Trong đó: 
p là áp suất ở đáy cột chất lỏng; 
d là trọng lượng riêng của chất lỏng; 
h là chiều cao của cột chất lỏng
- Đơn vị: d tính bằng N/m3 
 h tính bằng m
p có đơn vị đo là = Pa
* Vận dụng
C6: Vì khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra lên đến hàng ngàn N/m2,người thợ lặn nếu không mặc áo Lặn thì không thể chiụ được áp suất này
Tổng kết và hướng dẫn về nhà.(2’)
1. Củng cố và HDVN
? Nêu kết luận về sự gây ra áp suất ở chất lỏng?
 - Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 8.1 (SBT-26).
2. Chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu phần bình thông nhau.
- Tìm hiểu mục " có thể em chưa biết"

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc